Chùm gởi
Tên Việt: tầm gửi, chùm gởi Tên Hoa: 五瓣寄生(ngũ biện ký sanh) Tên Anh: mistletoe Tên Pháp: gui Tên khoa học: Helixanthera parasitica Lour. Họ: Loranthaceae
* mistletoes Phoradendron spp. (Viscaceae) * dây tơ hồng Cuscuta chinensis 女蘿(nữ la), Cuscuta japonica 菟絲子(thỏ ti tử) * cetrarioid lichen 女蘿(nữ la), 鬆蘿(tùng la)
Nghiêng dốc đồi hoang ngựa hí trời
Hư âm chinh chiến dạt trôi đời
Nỗi đau tàn tạ thân tầm gửi
Rỉa rói mảnh buồn nát tả tơi...
(Hư Âm - Hải Đà)
Theo thông tin trên mạng thì có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi. Hầu hết các loài tầm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo ra năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh. Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tầm gửi để làm tổ.
Tầm gửi là loài cây sống ký sinh vào thân cây cổ thụ.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết chất chiết xuất từ một loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân sớm phục hồi. Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh).
Gần đây có những phát hiện mới về dược tính của tang ký sinh trong quá trình điều trị của một số thầy thuốc đông y: Bệnh nhân bị cao huyết áp sau điều trị huyết áp trở lại bình thường. Bệnh nhân kèm chứng đường huyết cao, sau điều trị đường huyết giảm rõ rệt. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơn đau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèm chứng chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thường. Tầm gửi trên cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.
Tầm gửi cây gạo: trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận... nên nhiều người săn tìm mua làm thuốc. Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt được phân biệt như sau: phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng. Còn nếu là loại khô thì phải có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…
Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian, ngoài tầm gửi cây gạo còn có những loại khác cũng có công dụng riêng như: tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét; tầm gửi cây xoan chữa kiết lỵ, táo bón; tầm gửi cây chanh chữa ho… tuy nhiên giá cả không thể sánh với tầm gửi cây gạo. Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng: Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.
Theo - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
SKĐS - Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu.
Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu. Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần... Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh... Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan...
Tầm gửi trên cây dâu tằm: tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, cẩu tích, đau xương, tang chi...
Bài “Độc hoạt ký sinh thang”: tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, phòng phong, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g; đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; nhục quế 1,5g, cam thảo 6g. Bài này công năng chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận. Dùng trị chứng thấp tý, đau nhức thần kinh, cơ nhục, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa... Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu.
Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”: tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ, bạch linh, mỗi vị 20g, ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Dùng trị chứng tăng huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ...
Những thang thuốc trên dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang lạnh, từ mùa thu sang đông.
Ngoài ra, tang ký sinh còn được phối hợp với chư ma căn (củ cây gai), tô ngạnh (cành tía tô), ngải diệp; trị ít sữa của phụ nữ sau sinh.
Tầm gửi cây chanh dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn... dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.
Tầm gửi cây na, cây mít còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang...
Tầm gửi cây dẻ trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.
Tầm gửi cây xoan chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.
Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm...: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.
Tầm gửi cây gạo có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.
Lưu ý: tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên...
Tầm gửi trên cây dâu tằm: tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, cẩu tích, đau xương, tang chi...
Bài “Độc hoạt ký sinh thang”: tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, phòng phong, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g; đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; nhục quế 1,5g, cam thảo 6g. Bài này công năng chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận. Dùng trị chứng thấp tý, đau nhức thần kinh, cơ nhục, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa... Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu.
Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”: tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ, bạch linh, mỗi vị 20g, ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Dùng trị chứng tăng huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ...
Những thang thuốc trên dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang lạnh, từ mùa thu sang đông.
Ngoài ra, tang ký sinh còn được phối hợp với chư ma căn (củ cây gai), tô ngạnh (cành tía tô), ngải diệp; trị ít sữa của phụ nữ sau sinh.
Tầm gửi cây chanh dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn... dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.
Tầm gửi cây na, cây mít còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang...
Tầm gửi cây dẻ trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.
Tầm gửi cây xoan chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.
Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm...: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.
Tầm gửi cây gạo có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.
Lưu ý: tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên...
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
No comments:
Post a Comment