NHỮNG THÓI QUEN HẠI SỨC KHỎE
Mặc dù chú trọng dinh dưỡng nhưng vẫn hay ốm vặt. Bạn cho rằng “thể chất” của mình không tốt nhưng trên thực tế, các chứng bệnh đó thường là do những tiểu tiết nhỏ trong sinh hoạt gây ra.
Hàng ngày đi một đôi giày không thay
Do chân và các bộ phận khác trong cơ thể chúng ta có thể ra mồ hôi, vì vậy giày sau khi đi một ngày đều trở nên ẩm ướt và ít nhất cần 24 giờ sau mới có thể hoàn toàn khô ráo, thông thoáng. Mỗi ngày bạn chỉ đi một đôi giày sẽ làm cho chân trong một thời gian dài ở trong trạng thái ẩm ướt, và cũng sẽ dễ sinh ra vi khuẩn gây bệnh.
Khuyến nghị: Nên chuẩn bị 2 - 3 đôi giày thay đổi. Khi về nhà cần đi dép thông thoáng để cho giày có cơ hội “nghỉ ngơi” sau một ngày “làm việc” mệt mỏi và để cho chân thoáng khí.
Mặc quần áo bó sát
Quần áo bó sát giúp khoe đường cong hoàn mỹ của cơ thể nhưng nếu vẫn mặc bộ cũ khi cơ thể đã lên size thì sẽ dễ xuất hiện tình trạng chèn ép các cơ quan nội tạng, gây ra đau bụng, chướng bụng, tăng thêm gánh nặng cho tim, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi và không thoải mái. Nếu mặc quần quá chật sẽ làm cho vị toan chạy ngược trở lại, kích thích thực quản, gây ra tức ngực, đau ngực. Đồng thời, mặc quần bó sát trong thời gian dài không có lợi cho việc vận hành đào thải khí thể trong cơ thể, gây ra chướng bụng, và các triệu chứng được gọi là “không thông gây ra đau”.
Khuyến nghị: Ngoài mục đích giảm béo, bạn nên mua sắm cho mình những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát để thay thế những bộ quần áo bó sát.
Giặt quần áo tiết kiệm nước : Mặc dù tiết kiệm nước là một hành động bảo vệ môi trường rất tốt nhưng nếu khi giặt quần áo quá tiết kiệm nước, không gột hết bột giặt và chất bẩn trên quần áo sẽ dẫn tới các bệnh về da.
Khuyến nghị: Khi giặt quần áo, phải giặt sạch hết các chất bẩn và xà phòng trên quần áo, đừng nên “nhắm mắt” tiết kiệm nước để gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Xách đồ quá nặng: Xã hội hiện đại ngày nay, “nam nữ bình đẳng” trong tất cả mọi thứ, những việc lao động chân tay nặng nhọc trước đây chỉ dành cho nam giới, bây giờ phụ nữ yếu ớt cũng có thể đảm nhận được. Nhưng chị em phụ nữ đừng nên gánh vác trách nhiệm mà không chú ý đến sức lực của mình, đi làm những việc vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể. Các bác sĩ cho biết rất nhiều trường hợp gãy xương, trật xương thậm chí sái hàm đều do gánh, xách vác đồ quá nặng gây ra.
Khuyến nghị: Đừng nên “đày đọa” cơ thể. Những đồ vật quá nặng không xách được thì không nên xách. Khi xách, vác đồ vật nặng thì cố gắng hết sức để cho vật nặng gần với cơ thể.
Đi chân trần khi thức giấc : Rất nhiều bệnh về chân xuất phát từ đây. Mỗi ngày chân chúng ta phải “chịu đựng” trọng lượng nặng của toàn bộ cơ thể, vì vậy hàng ngày đều có một số bộ phận trên chân chịu tổn thương ở một mức độ nhất định. Những tổn thương này đều cần thông qua thời gian nghỉ ngơi buổi tối để phục hồi. Nếu buổi sáng thức dậy đi chân trần sẽ tăng thêm gánh nặng của gót chân, những “tổ chức” vừa được khôi phục vào ban đêm cũng vì đó mà thêm một lần nữa bị tổn thương và tổn thương nặng thêm.
Khuyến nghị: Buổi sáng ngủ dậy hoặc buổi tối khi ở nhà nên đi dép đế bằng.
Kẹp tai nghe ở vai để nghe điện thoại : Động tác này rất dễ gây ra đau cơ phần cổ và lưng. Để tránh tai nghe bị trơn tuột, nhiều người kẹp chặt ống nghe, điều này sẽ làm tăng thêm gánh nặng cơ phần cổ và lưng. Hơn nữa cơ giữa cổ và lưng trong thời gian dài chịu căng thẳng sẽ xuất hiện hiện tượng co rút cơ. Động tác này còn có thể gây ra các bệnh nặng hơn. Một người bệnh ở Pháp do thời gian dài kẹp điện thoại giữa cằm và vai để nghe đã bị mù mắt trái và nói chuyện cũng gặp nhiều khó khăn.
Khuyến nghị: Khi nghe điện thoại, nên sử dụng tai nghe, dùng chế độ không cần nhấc máy hoặc giữ tư thế ngồi đúng.
Tùy tiện gục đầu ngủ: Do công việc bận rộn, hoặc do điều kiện hạn chế, rất nhiều người “bạ đâu ngủ đấy”. Trên ghế, trên xe, bất cứ chỗ nào tiện lợi là có thể gục đầu xuống ngủ được ngay. Ngủ là một quá trình khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi. Nếu không để cho cơ thể thư giãn một cách thoải mái, đầy đủ, ngủ sẽ không thể phát huy tác dụng vốn có của nó, mà còn có thể gây ra nhức mỏi thậm chí tê mỏi cơ bắp.
Khuyến nghị: Bạn nên tránh ngủ ở nơi không phải là giường. Nếu điều kiện thực sự không có thì nên ngủ một lúc rồi dậy một lúc, như thế cũng tốt hơn là ngủ ở một nơi không thoải mái.
Không rửa bàn chải đánh răng: Trên thực tế, khi bàn chải đánh răng “rửa” khoang miệng cho chúng ta, sẽ lây nhiễm các loại chất bẩn bao gồm vi khuẩn, thêm vào đó là bàn chải đánh răng ở trong môi trường vệ sinh ẩm ướt, vi khuẩn càng dễ sinh trưởng. Một nghiên cứu cho thấy bàn chải đánh răng sau khi sử dụng 15 ngày, nếu không “tắm rửa” cho nó sẽ sinh ra vi khuẩn.
Khuyến nghị: Sau khi đánh răng cần phải rửa sạch bàn chải, đặc biệt chú ý rửa sạch thức ăn và kem đánh răng còn lưu lại bên trên. Người vừa hết bệnh cảm nhất định phải thay bàn chải đánh răng mới.
Ngồi “bất động” trên máy bay: Thời gian dài ngồi “giữ ghế” sẽ tăng thêm áp lực cho cơ khớp chân và phần lưng, thậm chí sẽ gây ra tụ máu, máu vón cục. Ngồi lâu “bất động” ở trên máy bay lại càng nguy hiểm. Sức hút của quả đất làm cho huyết dịch chảy vào tim nhưng trên máy bay, lực hút của trái đất yếu đi rõ rệt, máu dễ chảy vào phần phổi. Nếu bị hiện tượng máu vón cục thì sẽ có thể dẫn tới chết người do tắc nghẽn phổi.
Khuyến nghị: Khi ngồi trên máy bay, không nên ngồi yên một chỗ, nên đứng dậy đi lại vận động.
Thời gian dài không chớp mắt: Đây là thói quen phổ biến ở “dân” văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mắt chỉ nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính, cả mấy phút liền cũng không chớp. Điều này có thể gây ra hội chứng ở mắt do máy tính như: hay chảy nước mắt, thị lực sút giảm, cảm giác không thoải mái khi đeo kính áp tròng...
Khuyến nghị: Mắt nhìn trong một thời gian ngắn cần phải chú ý nghỉ ngơi, chớp chớp mắt là cách đơn giản và hữu hiệu nhất.
[ theo Sức Khoẻ và Đời Sống]
No comments:
Post a Comment