Tuesday, September 27, 2016

Bông sung




Tên Việt: súng Tên Hoa: 睡蓮(thụy liên), 子午蓮(tý ngọ liên) Tên Anh: pygmy water-lily Tên Pháp: nenuphan, nymphéa Tên khoa học: Nymphaea tetragona G. Họ: Nymphaeaceae
súng lam N. stellata Willd. 藍睡蓮(lam thụy liên), súng ma N. nouchali Burm f. 白睡蓮(bạch thụy liên), súng đỏ N. lotus L. 齒葉睡蓮(xỉ diệp thụy liên ), N. rubra Roxb. ex Salisb. 紅睡蓮(hồng thụy liên), N. mexicana Sieb. et Zucc. 黃睡蓮(hoàng thụy liên)

Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm
(Ca Dao)

Tác dụng chữa bệnh của cây hoa súng

Cây súng mọc nhiều ở đầm ao, thân rễ ngắn, có nhiều củ con. Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu... Đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối, nam bị di tinh hoặc phụ nữ khí hư bạch đới.

Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:
Chữa nam di tinh, đái nhiều, nữ khí hư bạch đới không dứt: bài thuốc gồm củ súng sao, kim anh bỏ hạt ở trong vì có độc, lấy lớp vỏ bao ngoài, đốt cho cháy sạch lông gai, sao giòn. Các vị lượng bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 15-20 g với nước sắc rễ ý dĩ làm thang.
Chữa thận hư tỳ yếu, đau mỏi ngang thắt lưng: củ súng 20 g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi 9 lần), ngưu tất mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Giải cảm nắng: củ súng nấu chè ăn.
Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh: củ súng nấu chín, bóc vỏ 400 g. Củ mài nấu chín, bóc vỏ 800 g. Phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 10 g nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói. Bài thuốc này còn có tác dụng bồi bổ, ích chí, mạnh tinh.
Chữa hen suyễn ở người già và trẻ em: củ súng và hạt cải củ, hai thứ lượng bằng nhau, đem đồ chín, phơi khô, tẩm nước cốt gừng, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong thành viên hoàn bằng hạt ngô đồng, ngày uống 50 viên với nước sôi. Bài thuốc còn có tác dụng bổ dưỡng, giảm ho, cắt cơn hen.
Bác sĩ Quang Minh, Sức Khỏe & Đời Sống



No comments:

Post a Comment