Friday, October 27, 2017



Bảo bối nhân sinh


Image result for life treasure

  


Thành công lớn nhất của mỗi người là giữ được toàn vẹn bản thân mà không bị xoay vần theo những biến đổi của cuộc đời. Điều ấy cũng có nghĩa là trở nên mạnh mẽ hơn và giỏi chịu đựng hơn. Ngắm hoa tàn rồi hoa nở, xuân đến xuân đi, tất cả mọi thứ lắng đọng trong ký ức đều là con số không. Tất cả những nóng lạnh đau buồn trong đó có lẽ chỉ có bản thân ta mới có thể lý giải.
Dưới đây là 15 điều được cổ nhân đúc kết, đều là những bảo bối trên con đường nhân sinh của mỗi người.

1. Một người không vào miếu, hai người không xem giếng, ba người không ôm cây, ngồi một mình chớ dựa lan can
Trước đây trong miếu thường có những đồ dùng vật báu quý hiếm, nếu một mình đi vào miếu rất dễ bị tình nghi ăn cắp đồ, bởi vậy mới có câu “một người không vào miếu”. Hai người khi ngó xuống giếng xem, một người không cẩn thận mà bị trượt chân ngã xuống giếng, người còn lại sẽ bị hiểu lầm là thủ phạm đẩy người kia xuống, bởi vậy mới nói “Hai người không xem giếng”. Ôm cây kỳ thực là chỉ khiêng cây, có ba người cùng khiêng cây sẽ có một người vì lười nhác mà ỷ vào sức lực của hai người khác, bởi vậy mới có câu “Ba người không ôm cây”. “Ngồi một mình chớ dựa lan can”, là bởi khi ngồi một mình tâm tính người ta có thể vì buồn chán dễ nghĩ tới những việc đau buồn khi ngồi trên cao dễ nghĩ không thông mà xảy ra chuyện.

2. Rượu ngon cần có tri kỷ mới uống, thơ phú cần có người đối mới ngâm
“Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm” Trên thế giới này có những người bạn không thích, cũng có những người không thích bạn, đó là việc rất đỗi bình thường. Vậy nên, đừng làm một người sống mệt mỏi trong cõi hồng trần này, hãy sống vì những người hiểu bạn và yêu quý bạn. Đừng để mất niềm vui ở những người không yêu mến mình, sau đó lại quên đi sự vui vẻ của bản thân ở những người yêu mến bạn.

3. Tình thế không thể làm tới tận cùng, phúc không thể hưởng tận, tiện nghi không thể chiếm hết, thông minh không thể dùng hết
Trên thế gian này, không có việc gì là thập toàn thập mỹ. Bởi vậy Tăng Quốc Phiên mới đặt tên cho nơi mình cư trú là “Cầu Khuyết trai”, dụng ý là giữ được giới cấm, sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy. Khổ cực mong muốn đắc được sự viên mãn về tinh thần, trước tiên cần có đôi chút thiếu hụt về vật chất.

4. Trước tiên cần dưỡng thần sau đó mới dưỡng hình
Cổ nhân thường nói: “Dưỡng hình không bằng dưỡng thần, điều thân không bằng điều tâm”. Điều chỉnh tốt tâm thái, có tâm tính tốt chính là nền tảng để có sức khỏe. Tâm thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Tâm trạng tốt nhất chính là tĩnh lặng, một trái tim bình thản còn tốt hơn hết thảy linh đan thần dược.

5. Người ở trong hạnh phúc không biết là hạnh phúc, thuyền đi trong nước không biết nước chảy
Khi đói, ăn là hạnh phúc; khi khát, uống là hạnh phúc; khi mệt, ngủ là phúc; khi nguy hiểm, an toàn là phúc. Tuy nhiên cũng còn một mặt khác, ăn để chống đỡ thì không ăn là hạnh phúc; uống quá no thì không uống là hạnh phúc; ngủ quá đủ thì tìm được việc để làm là hạnh phúc; an toàn quá thì thám hiểm để tìm chút phấn khích tò mò là hạnh phúc. Con người ở trong hạnh phúc không biết mình hạnh phúc, mãi tới một ngày gặp phải khổ nạn mới đi so sánh hồi tưởng với những ngọt ngào trước kia. Bởi vậy, người hiểu trong ngọt ngào luôn có cay đắng, trong phúc có họa và ngược lại, chính là người có thể cảm nhận hạnh phúc rõ nhất. Người biết cảm ơn mới có thể trân trọng hạnh phúc. Chúng ta luôn coi thường những thứ đã đạt được và đang có mà thiếu đi tấm lòng biết ơn, đó chính là “Trong phúc mà không biết mình hạnh phúc”.

6. Tú tài có đói tới chết không bán sách, tráng sĩ đến bước đường cùng không bán kiếm
Những người có khí phách thường sẽ “không vì năm đấu gạo mà khom lưng”. Họ tự làm tự ăn, không muốn đi cầu xin người khác một cách đê hèn, càng không thể từ bất kỳ thủ đoạn nào để có được công danh và tài lộc. Hơn nữa, họ sẽ luôn kiên định tín niệm vào bản thân, sống thanh bần vui với đời, tận hưởng những thú vui tao nhã bình sinh.

7. Cuộc sống giàu có thì có phiền phức của sự giàu có, tình cảnh bần hàn có sự vui vẻ của bần hàn
Người giàu có có sự phiền muộn của người giàu có. Càng giàu có bao nhiêu càng nghĩ làm sao để giữ được, bởi vậy sẽ hao tâm tổn sức vì tiền tài. Người nghèo cũng có niềm vui của người nghèo, cũng tránh được rất nhiều chuyện phiền lòng. Giàu và nghèo đều bao gồm cả hai mặt vật chất và tinh thần, có người có thể “giàu có” về vật chất nhưng lại “nghèo khó” về tinh thần, vậy nên trong cuộc sống hằng ngày vẫn tránh không nổi phiền muộn. Lại có những người có thể “nghèo khổ” về vật chất nhưng lại rất “giàu có” về tinh thần, làm được việc mình yêu thích và tìm thấy “sự vui vẻ” trong chính cảnh nghèo của mình.

8. Có thể lớn có thể nhỏ là một con rồng, chỉ lớn mà không nhỏ thì chỉ là một con sâu
Rồng là một loại thần thú có thể biến lớn thu nhỏ, có thể bay lên trời cao. Còn sâu thì không thể biến hóa, chỉ có thể ở dưới mặt đất. Sâu chỉ có thể lớn mà không thu thành nhỏ, bởi nó không thể cúi đầu, không thể ẩn nhẫn, lui nhường, vậy nên vĩnh viễn chỉ là sâu. Rồng có thể biến lớn thu nhỏ một cách linh hoạt, lại có thể bay lên, khi cần thiết còn có thể ẩn núp trong không gian.

9. Không màng chuyện hơn thua bon chen với đời, rảnh rỗi trước đình ngắm hoa tàn hoa nở; đi hay ở đều vô tình, mọi chuyện đều để thuận tự nhiên
Nếu có thể làm được việc không màng tới chuyện hơn thua, đi hay ở đều coi là vô hình, tất cả những vinh hiển hay khuất nhục đều thản nhiên đón nhận, thì cảnh giới nhân sinh còn gì là không thể đạt được? Tâm tĩnh tất cả đều tĩnh, tâm ổn định thì tất cả đều ổn định. Nhân sinh khổ đoản có thể coi sự nuông chiều như cỏ rác, không bận lòng nghi ngờ, không đắm chìm trong khoái lạc. Có thể coi danh lợi tựa phù vân, không oán hận, không say đắm, thì có thể đạt được cảnh giới cần có trong cõi nhân sinh.

10. Bửa củi bửa đầu nhỏ, hỏi đường hỏi người già
Những người có kinh nghiệm bửa củi đều biết bửa củi nên bắt đầu bửa ở đầu nhỏ, bởi vì bửa đầu to sẽ dễ bị bổ lệch, thậm chí không cẩn thận lại đả thương chính mình. Người già thường có trải nghiệm phong phú, bởi vậy chỉ đường sẽ không bị sai. Và kỳ thực trong mỗi bước đường đời, người già có thể góp ý cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm quý báu.

11. Hoa nở hoa tàn xuân không quản, chuyện không vừa ý đừng bình phẩm chê bai; nước nóng hay lạnh cá tự biết, hiểu ý hay không tự mình tận hưởng
Những cảm nhận của con người trong thế giới này cũng giống như “Khi người ta uống nước nóng hay lạnh đều cần tự biết”. Những ký ức đọng lại khi ngắm hoa tàn hoa nở, xuân đến xuân đi đều chỉ là con số không. Tất cả những vui buồn đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống có lẽ chỉ có tự bản thân mới tự thấu hiểu.

12. Có thể chịu khổ mới đáng là bậc tráng sĩ, có thể chịu thiệt không phải kẻ ngu si
Người ta khi sống trong cõi đời này chỉ có thể chịu được khổ mới đắc được trí tuệ, nhãn quan mới có thể mở rộng nhìn rõ chân lý của sinh mệnh và ý nghĩa của cuộc đời. Trịnh Bản Kiều đời nhà Thanh từng lưu lại 2 câu danh ngôn bốn chữ nổi tiếng mà mỗi người chúng ta đều nên học hỏi: “Nan đắc hồ đồ” và “Chịu thiệt là phúc”. Ông cũng từng chú thích rằng: “Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này không mong sự đền đáp“.

13. Tinh thần đạt tới cảnh giới đầy đủ thì văn chương mới có thể thấu đáo; học vấn tích lũy càng sâu thì ý chí mới theo đó càng trở nên ôn hòa
Thuở xưa có một vị tú tài hỏng thi tự cho mình là người có tài năng nên chửi mắng vị quan chấm thi, cho rằng văn chương của mình viết rất tốt, bài làm cũng rất hay vậy mà sao lại không được chọn. Vừa lúc đó có một vị đạo sĩ đi tới và nói chắc chắn văn chương của vị tú tài này không hay. Vị tú tài cảm thấy không phục liền cáu giận mà nói: “Ông chưa từng đọc văn của tôi sao lại nói văn tôi không hay?”. Vị đạo sĩ bèn nói: “Tôi thấy tâm thái cậu nóng nảy bất ổn định như vậy, sao có thể viết ra được nổi bài văn hay?”.

14. Thời trẻ không cố gắng về già mới tổn thương
Từ khi còn nhỏ chúng ta luôn được cha mẹ nhắc nhở khuyên răn rằng nên chăm chỉ học hành, nên quý tiếc thời gian. Nghe nhiều đôi khi cảm thấy phản cảm và không hiểu được hết ý nghĩa. Tuy nhiên sau khi trưởng thành, sau khi trải nghiệm mới cảm nhận những lời đó hết sức đúng. Lúc này chúng ta mới hối hận vì sao trước đây không nghe lời người lớn, vậy nên chỉ biết dồn hết tâm sức tận tình khuyên bảo con cái mình.

15. Trong mắt có bụi thiên hạ sẽ trở nên chật hẹp, trong não vô sự tất cả sẽ thênh thang
Nếu một người có lòng dạ hẹp hòi, đối với họ không cho phép chỉ một chút bụi bay vào mắt. Người như vậy, cho dù có đem cho họ cả thế giới thì họ vẫn cảm thấy thế giới này quá nhỏ và có nhiều điều không vừa lòng. Một người nếu có tấm lòng rộng mở, không cố chấp bất kể việc gì, cho dù cuộc sống có đơn sơ, trong nhà chỉ có một cái giường thì vẫn cảm thấy trời đất bao la rộng mở, trong lòng vẫn tràn đầy sự biết ơn.

Thursday, October 26, 2017

CHO VÀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ

Image result for organ donation

Ghép bộ phận cơ thể được thực hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 12 năm 1954 khi trái thận của người anh, Ronald Herrick, tặng cho người em song sinh Richard Herrick. Phẫu thuật do bác sĩ Joseph E. Murray thực hiện thành công mỹ mãn tại bệnh viện Peter Bent Brigham, thành phố Boston.
Người nhận sống thêm được 8 năm với mọi sinh hoạt bình thường cho tới khi vĩnh biệt cõi trần vì một căn bệnh không liên quan tới thận. Và người tặng tiếp tục cuộc sống khỏe mạnh với nghề dạy học cho tới khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Diễn tiến phẫu thuật đã được họa sĩ Joel Babb ghi lại một cách hết sức linh động, chính xác và hiện nay vẫn còn được trưng bầy tại  thư viện của Đại học Harvard ở Boston
Năm 1990, bác sĩ Murray và bác sĩ E. Donnall Thomas được trao tặng giải Nobel Y Học vì đã  tiên phong đóng góp cho y học một sáng kiến độc đáo và vô cùng nhân đạo là dùng chuyển-ghép bộ phận- mô bào cơ thể để trị bệnh của con người. Bác sĩ Murray chuyển ghép thận còn bác sĩ Thomas có công trong việc đặt nền móng cho việc ghép chuyển tế bào tủy xương để chữa trị ung thư máu.
Từ đó,  phẫu thuật ghép cơ quan, mô bào phát triển mạnh mẽ với các kỹ thuật tân tiến, tinh vi, mang lại sự sống cho nhiều người bệnh và nhiều niềm vui chia sẻ cho người hiến tặng.
Xin cùng tìm hiểu về việc làm có tính cách nhân đạo này.
Khái niệm về việc chuyển-ghép bộ phận đã manh nha từ thuở xa xưa, nhưng trở ngại chính là sự khước từ  (reject) tế bào lạ của người nhận và sự chống lại của mảnh ghép với ký-chủ (graft-versus-host).
Các khoa học gia đã chứng minh được rằng, có một “sức mạnh sinh học” (biological force) nào đó trong cơ thể gây cản trở cho sự ghép này. Đó là phản ứng miễn dịch. Hệ miễn dịch có khả năng phân biệt vật lạ xâm nhập cơ thể như vi khuẩn, virus, mô bào rồi tiêu diệt chúng để tự bảo vệ. Cơ quan bộ phận ghép là vật lạ đối với người nhận.
Sau nhiều năm nghiên cứu, khoa học đã tìm ra cách để vượt qua trở ngại đó bằng các chất ức chế hệ miễn dịch khi chuyển ghép. Nhiều dược phẩm, hóa chất được tìm ra. Khởi đầu là với steroid cortisone, rồi mercaptopurine, phóng xạ, antilymphotic serum (ALS), thuốc chống ung thư bạch cầu (leukemia) Azathioprine rồi đến kháng sinh Cyclosporine được dùng từ năm 1983.
 Với sự phổ biến của cho-ghép thì một nan giải khác lại xuất hiện. Đó là sự thiếu các bộ phận để ghép. Hàng năm, có nhiều chục ngàn người ở khắp nơi cần cơ quan mà không có, và nhiều bệnh nhân lâm chung trong khi chờ đợi “Món Quà Tặng Đời Sống” -Gift of Life- đó.
Tại Hoa Kỳ, có gần 80,000 bệnh nhân trong danh sách chờ đợi ghép bộ phận  và mỗi tháng có khoảng 3000 người mới được thêm vào.
Trong năm 2001, có 2025 bệnh nhân thận, 1347 bệnh gan, 458 bệnh tim và 361 bệnh phổi thiệt mạng vì mỏi mòn tuyệt vọng chờ đợi được ghép.
Để giải quyết phần nào sự thiếu hụt này, giới chức y tế và nhiều tổ chức thiện nguyện tại các quốc gia đã kêu gọi lòng nhân đạo của công chúng  trong việc hiến tặng những sợi mô bào huyết mạch của mình để cứu sống người khác.
“Ghép” (transplant) là phẫu thuật đặt một cơ quan hoặc mô bào lấy từ cơ thể người cho chuyển sang một người bệnh có nhu cầu.
Bộ phận ghép có thể từ người còn sống hoặc từ thi thể người hứa tặng vừa mới vĩnh viễn ra đi.
 Các bộ phận từ người còn sống là:
-Thận
Đây là cơ quan được hiến nhiều hơn cả. Sau khi hiến tặng một trái thận, người cho vẫn sống đời sống bình thường vì trái thận còn lại có đủ khả năng chu toàn nhiệm vụ cho hai thận.
-Gan
Mỗi người có thể tặng một miếng gan và miếng gan này có thể tăng sinh và hoạt động bình thường ở người nhận.
-Phổi
Mặc dù các thùy phổi không tái sinh, nhưng mỗi người có thể tặng một thùy phổi.
-Tụy tạng
Cũng như phổi, tụy tạng không tái sinh nhưng mỗi người có thể tặng một phần tụy tạng mà vẫn không bị hậu quả xấu nào.
 Các bộ phận cho không để dành lâu ngày được mà phải dùng trong một thời gian nhất định. Chẳng hạn thận có thể được cất giữ trong 72 giờ, gan 18 giờ, tim 5 giờ, tụy tạng 20 giờ, giác mạc 10 ngày, da , xương và van tim giữ được từ 5 năm trở lên, kể từ khi lấy ra.
Do đó ruột, giác mạc, da, xương, tủy xương, tĩnh mạch, gân, dây chằng, van tim, tai trong, sụn, máu ở cuống rốn, tế bào mầm trong máu ngoại vi được thu nhận cất giữ trong ngân hàng bộ phận để dùng khi cần.
Với cơ thể một người quá cố thì hầu hết các bộ phận, mô bào đều được thu nhận, sử dụng. Theo ước lượng, mỗi người hứa tặng thì tế bào của họ có thể ghép cho 50 người bệnh có nhu cầu.
 Khi não bộ ngưng hoạt động hoàn toàn và vĩnh viễn, người cho sẽ được duy trì tình trạng “sống” với tim phổi còn hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn để sửa soạn giải phẫu lấy cơ quan.
Thường thường, mô bào như da, xương, van tim được lấy sau khi tim ngưng đập 24 giờ, giác mạc được lấy 12 giờ. 
 Chỉ một số nhỏ tử vong không hiến cơ quan được, như là nhiễm HIV dương tính, ung thư đang phát triển mạnh, một số bệnh truyền nhiễm trầm trọng. Còn đa số các bệnh kinh niên khác đều có thể hiến thân xác của mình.
 Trước khi lấy bộ phận, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm soát rất kỹ coi xem bộ phận hiến tặng có hội đủ những tiêu chuẩn căn bản.
 Từ trẻ sơ sinh tới lão nhân 65 tuổi trở lên đều có thể cống hiến bộ phận và mô bào.
Người dưới 18 tuổi, cần sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp.
Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có từ 10,000-14,000 người mãn phần hội đủ tiêu chuẩn để hiến bộ phận nhưng chỉ có non nửa số người này thực sự cho các bộ phận.
 Thủ tục hiến cơ quan rất đơn giản và gồm có:
a- Tại đa số các tiểu bang Hoa Kỳ đều có một văn phòng ghi danh người hiến tặng.
b-Mỗi người có thê ghi ý định tặng hiến trên bằng lái xe khi thi hoặc gia hạn bằng.
c-Ký tên đồng ý trên tấm thiệp tặng bộ phận (donnor card), cất trong ví cho tới khi có cơ hội ghi trên bằng lái xe.
d- Cần cho thân nhân hay ý định của mình để tránh sự phản đối sau khi mình qua đời. Theo ước lượng, có tới 35% người có ý định hiến tặng mà không bao giờ cho được, vì gia đình không chịu ký giấy đồng ý. Do đó, thân nhân đôi khi cũng được yêu cầu ký một giấy tán trợ ý định của người hiến tặng.
 Năm 1984, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật về Ghép Bộ Phận. Việc mua bán bộ phận bị nghiêm cấm để tránh người lắm tiền nhiều của lạm dụng.
Các bộ phận cho sẽ được đối chiếu với người nhận bằng hệ thống ghi danh do cơ quan United Network for Organ Sharing (UNOS), trụ sở tại thành phố Richmond, bang Virginia, điều khiển. Cơ quan chịu trách nhiệm việc phân phối một cách công bằng các bộ phận tặng hiến cho những người trong danh sách chờ đợi.
 Ở Hoa Kỳ, các bệnh viện phải thông báo các trường hợp tử vong cho Tổ Chức Cung Cấp Bộ Phận (Organ Procurement Organisation). Nếu tổ chức thấy cơ quan hoặc mô bào của tử thi thích hợp, họ sẽ cử người tới thương lượng với gia đình người quá cố để xin bộ phận.
Các bệnh sau đây có thể được ghép cơ quan: bệnh động mạch tim, viêm và xơ cứng gan; COPD; tiểu đường với biến chứng thận và mắt; cao huyết áp với suy tim; bệnh đa nang thận; hội chứng ruột ngắn.
Ghép thận phổ biến nhất vì suy thận là chuyện dễ xảy ra khi bị cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng tiết niệu. Người cho cũng có sẵn vì con người chỉ cần một trái thận để sống bình thường. Kỹ thuật thay thận cũng giản dị. Thận suy có thể để nguyên tại chỗ và thận mới được ghép phía dưới thận bẩm sinh.
Chuyển-Ghép bộ phận là việc làm có tính cách nhân đạo dựa trên sự vị tha và niềm tin chung của con người. Hầu hết các tôn giáo đều chấp nhận sự sự hiến tặng bộ phận hoặc mô bào cơ thể như một lý tưởng nhân đạo, một hành động hoàn toàn bác ái, biểu hiệu của tình yêu thương và tặng hiến..
Bác sĩ đang điều trị sẽ giới thiệu, giúp đưa tên người có nhu cầu vào danh sách chờ đợi.
Người có nhu cầu phải đích thân tới một trong những bệnh viện chuyên vể ghép cơ quan để làm thủ tục cần thiết.  Các bệnh viện này đều là hội viên của UNOS và tại Hoa  Kỳ có hơn 200 trung tâm.
 Bác sĩ của bệnh viện sẽ khám nghiệm để coi xem mình có hội đủ các điều kiện nhận không. Ta có thể ghi danh ở nhiều bệnh viện khác nhau và mỗi bệnh viện có tiêu chuẩn hơi khác nhau. Tên của mình sẽ đưa vào một danh sách chung của cả nước.
 Khi có  bộ phận hiến, tất cả bệnh nhân đợi đều được mang ra để so sánh với bộ phận cho này.
Các tiêu chuẩn chọn lựa gồm có loại máu, loại cơ quan, kích thước, nhu cầu cấp bách của bệnh nhân, thời gian chờ đợi và không gian cách biệt giữa người cho và người nhận. Bộ phận cho sẽ dành cho người bệnh nào thích hợp nhất với cơ quan hiến tặng.
Trung bình, thời gian đợi để được ghép tim là 230 ngày, phổi 1068 ngày, gan 796 ngày, thận 1121 ngày và tụy tạng 501 ngày.
 Theo thống kê, tại Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 750,000 mô bào được chuyển ghép.
 Tới tháng 1 năm 2008, có trên 97,900 người đợi để được ghép bộ phận mà mỗi tháng chỉ có khoảng 80 người nhận được tin vui có bộ phận và 20 người thiệt mạng vì mỏi mòn chờ đợi, không có tin vui.
Theo cơ quan phối hợp hiến ghép cơ quan Hoa Kỳ thì vào năm 2004, 50% ghép thận là từ người tặng còn sống, và đã có hơn 320 trường hợp tặng một phần gan và 12 ca cho một thùy phổi.
Năm 2004, khoảng 2500 tủy sống, 7000 giác mạc được ghép tại Hoa Kỳ.
Tới tháng 4 năm 2008, số người ghi danh hứa hiến tặng thân xác tại Hoa Kỳ đã lên tới 70 triệu với khoảng 35% người ghi ý muốn tặng cơ quan trên bằng lái xe của mình.
Vì sự khan hiếm bộ phận cơ thể, một số vấn đề có tính cách luân lý và đạo đức được nêu ra:
-Liệu có nên dành ưu tiên ghép cho bệnh nhân có nhiều hy vọng sống sót?
-Liệu cha mẹ trẻ em được ưu tiên ghép để chăm sóc con cái?
-Liệu có nên tưởng thưởng để khuyến khích nhiều người hiến tặng? Hoặc thân nhân người quá cố đồng ý việc hiến được tặng một số hiện kim?
-Liệu nại cớ đi du lịch tới các quốc gia đang mở mang rồi mua ghép cơ quan bị coi là lạm dụng, khai thác người nghèo?
-Liệu tử tù chờ đợi hành hình có thể hiến tặng cơ quan để giúp thân nhân được hưởng một phần lợi nhuận?
Chủng tộc có vai trò quan trong trong việc ghép cơ quan. Tại Hoa kỳ, một vài sắc dân thiểu số thường mắc các bệnh cần thay cơ quan, như người Mỹ gốc châu Phi bị bệnh thận nhiều hơn người da trắng. Sự ghép thành công hơn nếu bộ phận thay thế đến từ người cùng chủng tộc. Do đó nếu người thiểu số không chịu hiến cho thì danh sách người đợi sẽ dài hơn.
  Nhiều người e ngại rằng, khi biết mình đã hứa tặng bộ phận, bác sĩ sẽ không tận tâm cứu chữa. Xin đừng e ngại, vì lương tâm chức nghiệp không cho phép họ làm như vậy. Vả lại, các nhà chuyên môn khác thực hiện việc thu-ghép bộ phận chứ không phải bác sĩ gia đình. Họ chỉ lấy cơ quan sau khi bác sĩ điều trị đã cố gắng tìm đủ mọi cách để cứu sống bệnh nhân mà vẫn thất bại.
 Nhiều người thắc mắc là liệu khi tặng cơ quan, thân hình có bị biến dạng vì những vết cắt mổ?
Một lần nữa xin cứ an tâm, vì lấy cơ quan cũng là những phẫu thuật tế nhị, thực hiện cẩn thận để cơ quan lành lặn dùng được. Do đó, các vết cắt mổ gọn gàng, được khâu lại đàng hoàng, chu đáo.
 Chi phí cho việc chuyển-ghép là vấn đề cần lưu ý.
Theo luật lệ cũng như mục đích tối hậu của sự hiến tặng, người cho không được nhận một lợi nhuận nào.
Với việc nhận ghép, phí tổn cũng khá cao. Theo organdonor.gov, vào năm 2005, ghép một trái thận tốn khoảng 210,000 mỹ kim còn ghép nhiều bộ phận như gan-tụy tang-ruột chi phí lên tới 800,000 đô la.
Đây là món tiền quá lớn nhưng bảo hiểm cá nhân, các chương trình của chính phù như Medicare, Medicaid, một số các tổ chức từ thiện có thể giúp đỡ trang trải.
Kết luận
Trong dịp đầu năm, cùng với đón TẾT, mừng XUÂN, những lời chúc tụng, những cánh thiệp nhiều màu xinh xinh được luân lưu. Để chúc nhau khang an, thịnh vượng, “muôn người Hạnh Phúc chan hòa”.
Hạnh phúc đến từ những việc rất nhỏ: một nụ cười của bé thơ; một cánh thư từ người bạn cố tri, tiếng chim hót líu lo trên cành cây, một chén cơm cho người đói khát …
Đức Phật Thích Ca có giảng: “Cả trăm ngọn nến có thể đốt lên từ một ngọn nến nhỏ nhoi mà ngọn nến này không sớm tắt. Hạnh phúc chẳng bao giờ giảm bớt khi ta chia sẻ”.
 Chia sẻ một mô bào, một chút máu, một bộ phận cho người bệnh có nhu cầu được cứu sống.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ
Câu Chuyện Thày Lang, Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức


Image result for song va chet



TRÍ TUỆ TRƯỚC SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Ông Kha Văn Triết chính thức đắc cử Thị trưởng thành phố Đài Bắc – Đài Loan vào ngày 29-11-2014, với 840.000 phiếu bầu. Dù là một thị trưởng lớn nhưng ông vẫn thường nói: “Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi”. Trong thời gian còn là bác sĩ ngoại khoa, ông Kha Văn Triết chính là người tạo ra quy trình cấy ghép tạng tiêu chuẩn của Đài Bắc và đưa vào ứng dụng phương pháp cấp cứu Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO). Không chỉ giỏi về chuyên môn, ông còn là người có ảnh hưởng lớn, có khả năng truyền cảm hứng, giác ngộ đông đảo người Đài Loan với những bài diễn thuyết ấn tượng. Một trong số đó là bài diễn thuyết mang tên “Trí tuệ trước sự sống và cái chết” được ông Kha Văn Triết trình bày tại buổi hội thảo của giới trí thức về công nghệ, thiết kế và giải trí TED 1 năm trước khi ông chính thức tham gia vào sự nghiệp chính trị. Xin nhấn mạnh thêm, đây là bài diễn thuyết của một bác sĩ giỏi đồng thời là một chính trị gia đương nhiệm đầy quyền lực chứ không phải là nghỉ hưu rồi mới ngẫm ra. Bài diễn thuyết của ông về sinh tử như sau.

Có lẽ tôi là bác sĩ Đài Loan đã từng nhìn thấy người chết nhiều nhất, vậy nên rất thích hợp để bàn luận về vấn đề sinh tử. Hãy để tôi bắt đầu nói từ “Diệp Khắc Mạc” – Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Có một người nông dân chạy đến bệnh viện Kì Mỹ Liễu Doanh, nói muốn được gặp bác sĩ Diệp. Người ở phòng cấp cứu nói, không có đâu, chỗ chúng tôi đây không có bác sĩ nào họ Diệp cả. Người nông dân nọ vẫn khẳng định chắc nịch tên bác sĩ ấy là Diệp Khắc Mạc (ECMO).
Diệp Khắc Mạc thật ra không phải là bác sĩ nào cả, nó chỉ là một phương pháp trị liệu. Vận hành của nó cũng rất đơn giản, chính là dẫn máu từ trong tĩnh mạch ra, trải qua một cái bơm huyết dịch (trái tim nhân tạo), rồi lại thông qua một thiết bị tạo ô-xy (buồng phổi nhân tạo), đưa vào cơ thể. Nó được dùng để thay thế chức năng tạm thời của phổi, tim. ECMO chính là một máy chủ làm trái tim nhân tạo, bên cạnh là một buồng phổi nhân tạo, đưa máu trở về. Xác thực là có những trường hợp vô cùng thành công.
Một vũ công trong nhóm múa của Châu Kiệt Luân, một ngày nọ bị viêm cơ tim đột ngột, tim không còn đập nữa. Lúc đó, con mắt của cô ấy mở to nhìn trừng trừng vào màn ảnh. Tín hiệu trên màn hình toàn bộ đều là một đường thẳng băng cả. Nhưng 9 ngày sau, cô ấy đã tiến hành cấy ghép tim và phổi. Chưa đến 1 tháng, đã có thể trở về tiếp tục nhảy múa rồi.. Tất cả là nhờ ECMO.
Trong các tài liệu y khoa, thời gian hồi sức tim phổi dài nhất, còn có thể được cứu sống trở lại chính là trường hợp này. Mỗi lần nhìn lại tôi đều nói đây là thần tích của y học hiện đại. Một người đã trải qua hồi sức tim phổi trong 4 giờ đồng hồ, liên tục 9 ngày tim hoàn toàn không còn hoạt động mà vẫn có thể được cứu sống lại!
Lại có một thanh niên 26 tuổi, uống say rồi đi bơi, bị sặc nước đến viêm phổi nghiêm trọng (gọi là triệu chứng hô hấp cấp tính). Toàn bộ lá phổi của anh đều trắng xoá hết cả, không còn khả năng hô hấp. Anh ta đã điều trị ECMO trong 117 ngày. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, lượng khí thông phổi của anh ta chỉ không đến 100cc. Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn dần dần hồi phục trở lại.
Điều này quả thật quá thần kỳ. Vậy nên, dưới sự đồn thổi của giới truyền thông, ECMO ở Đài Loan đã trở nên nổi tiếng như vậy, cũng xác thực là có một vài trường hợp rất thành công. Nhưng các kênh truyền thông chỉ đưa tin về những trường hợp thành công chứ không đả động gì đến những ca thất bại.
Là một bác sĩ, chứng kiến những ca thành công đương nhiên rất vui mừng, nhưng cũng không thể quên đi những ca thất bại. Nó thật sự ám ảnh tôi. Từng có một đứa trẻ vừa mới chào đời được nửa tháng đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh. Sau khi phẫu thuật tim, sự sống hoàn toàn nhờ vào máy trợ tim phổi, vậy nên đã lắp đặt ECMO. Nhưng không đến 3 ngày sau, chân của bé đã chuyển sang màu đen.
Lúc này, bác sĩ phải đối mặt với một lựa chọn đau lòng, hoặc phải cưa mất hai chân của bé rồi tiếp tục cứu chữa với cơ hội thấp, hoặc là chấm dứt điều trị tránh tổn thất, đau đớn. Đây chính là áp lực rất lớn, khiến bạn vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan.
Lại có một cậu bé 7 tuổi, mắc viêm phổi, ung thư máu khuẩn cầu đôi, khiến hô hấp vô cùng khó khăn, lại xuất hiện bệnh biến chứng, tứ chi đều đã chuyển sang màu đen.
Là một bác sĩ, bạn phải đối mặt với sự lựa chọn khủng khiếp này. Nếu muốn cứu bé, thì bạn phải cưa bỏ tứ chi, còn như không cứu, thì cần phải tháo các thiết bị đi. Nhưng đôi mắt long lanh của bé vẫn ngước nhìn bạn, ý thức vẫn còn rõ ràng, biết xin nước uống. Ai nỡ đành lòng chấm dứt cơ hội sinh tồn của sinh linh bé nhỏ ấy đây?
Mọi người hãy thử nghĩ xem, trong thời khắc sinh tử, khi bệnh nhân thần trí vẫn rõ ràng, tôi làm sao nói được với họ rằng: “Cậu bé này, nếu như cậu muốn sống tiếp, chúng tôi cần phải cắt bỏ tứ chi của cậu, hoặc là thôi, cậu không cần sống tiếp nữa“. Bạn làm sao có thể nói chuyện sống chết này với một cậu bé 7 tuổi đây?
Ngoài 30 tuổi, tôi được làm chủ nhiệm, cảm thấy y học rất lợi hại, cái gì cũng đều có thể giải quyết. Sau khi tôi hơn 40 tuổi, thường có những ca lắp đặt ECMO thất bại, người nhà bệnh nhân hỏi tôi: “Tại sao người khác thì cứu sống được, còn người nhà chúng tôi lại không thể cứu sống?“. Tôi không biết phải trả lời thế nào. Tại sao tứ chi của người bệnh lại chuyển sang màu đen? Nếu tôi biết được thì đã có thể tránh được rồi, nhưng tôi thật sự không hiểu gì cả. Khi ngoài 50 tuổi, cuối cùng tôi cũng đã nghĩ thông suốt. Bác sĩ là người chứ không phải là Thần, chỉ có thể tận hết sức lực, chỉ vậy mà thôi. Dù cho y học phát triển đến mức nào thì vẫn là có giới hạn. Với khoa học kỹ thuật hiện tại, không có tim, phổi, thận người ta vẫn có thể sống được, nhưng lẽ nào cứ đeo bên mình đống máy móc như vậy mà sống cả đời sao?
Trời đất có Xuân, Hạ, Thu, Đông, cây cỏ mùa Xuân thì đâm chồi, nẩy lộc, mùa Hạ thì kết quả, ra hoa, mùa Thu bắt đầu thay vỏ, vàng lá, đến khi Đông về thì trút lá xạc xào, cành khô, thân nứt. Người làm vườn có cách nào thay đổi được loại quy luật ấy hay không? Họ chỉ có thể tận sức chăm sóc vun trồng để những bông hoa kia khi nở rộ trông đẹp đẽ hơn, sống được thời gian dài lâu hơn mà thôi.
Một bác sĩ có cách nào thay đổi được quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” hay không? Điều này thực sự khó vô cùng. Bác sĩ chỉ là khiến cho người bệnh đang ở giữa vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” ấy mà sống được dễ dàng hơn một chút, chỉ vậy mà thôi. Bác sĩ chỉ là người làm vườn trong vườn hoa của sinh mệnh, anh ta liệu có thể làm được gì khi đứng nhìn những cái cây đã khô héo, khi đối mặt với cái chết đây?
Một ngày nọ, trong lúc tôi đi thăm bệnh nhân, tôi đột nhiên hiểu ra đạo lý này. Kết cục của đời người chỉ có hai loại mà thôi: Cắm ống thở hay là không cắm ống thở. Nhưng rồi sau tất cả vẫn đều là cái chết.
Nếu có người hỏi tôi: “Cái chết là gì?”. Đáp án của tôi là: “Làm thế nào mới được coi là sống đây?”.
Bởi vì con người nhất định đều sẽ chết, vậy nên cái chết không phải là mục đích của đời người. Đời người, trái lại chính là một quá trình. Chúng ta trong quá trình này không ngừng theo đuổi một điều gì đó, đây chính là đời người. Và tôi nói: “Tất cả những thứ người ta theo đuổi, vinh hoa phú quý của đời người chẳng qua chỉ là một đống rác bỏ đi”.
Có một lần, tôi mời thầy giáo đã nghỉ hưu của mình và lớp trưởng cùng đi dùng cơm.
Ba người chúng tôi lên lầu hai của một nhà hàng Pháp có tên Sheraton, kết quả đã tiêu hết 26.000 Đài tệ (gần 20 triệu đồng), bình quân mỗi người là 9..000 Đài tệ (6,7 triệu đồng). Khi nhìn thấy hóa đơn, mặt mày tôi tái mét: “Sao lại đắt đến vậy chứ!”. Tôi chưa từng đến dùng bữa ở nơi nào đắt đỏ như vậy cả, chỉ là chọn đại mấy món, cũng không hiểu đã dùng món gì mà mất đến 26.000 Đài tệ.
Cả ngày hôm ấy và hôm sau, tôi đã không ngừng suy nghĩ về chuyện này. Bữa cơm đã tiêu tốn của tôi mất 9.000 Đài tệ, so với một suất cơm bình dân ở bệnh viện ngày thường tôi vẫn ăn thật chẳng khác nhau chút nào. Dù là cao lương mỹ vị, dù là gan rồng, tuỷ phượng, ăn vào dạ dày rồi lại phải bài tiết ra ngoài. Vinh hoa, phú quý của đời người cũng thế, tranh đoạt cả đời, gom góp một kiếp, chết rồi lại chẳng thể mang theo.
Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở Á Đông nhưng đối với vấn đề sự sống – cái chết, họ cũng chỉ bàn đến một mức độ rất bề mặt. “Luận Ngữ” viết: “Vị tri sinh, yên tri tử” (chưa biết đạo lý của đời sống, sao lại thắc mắc về cái chết); hoặc như Khổng Tử cũng nói: “Triêu văn Đạo, tịch khả tử”(sáng nghe đạo, chiều chết cũng yên lòng). Nói tóm lại chính là không thích luận đàm về sống chết.
Còn cá nhân tôi thì luôn nghĩ về cái gọi là “trải nghiệm cận tử”. Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới lại nhìn thấu được đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là chi?
Con người cuối cùng rồi sẽ phải chết, đời người chẳng qua chỉ là một quá trình theo đuổi và tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh. Mà ý nghĩa nhân sinh đó đôi khi không thể dễ mà nhìn ra. Trên con đường trở về với giá trị gốc của mình, người ta sẽ phải đi qua biết bao thống khổ, bơi qua một bể khổ vô bờ. Nghĩ lại thì kiếp sống này thật quá ư mông lung, nhân sinh này chính xác chỉ là giấc mộng.
Tôi xin dùng câu nói dưới đây làm lời kết cho bài thuyết trình hôm nay:
"Điều khó khăn nhất không phải là đối mặt với thất bại và sự đả kích, mà là khi phải hứng chịu những sự đả kích, dày vò, ta không hề đánh mất đi nhiệt tình đối với cuộc đời này”.

Wednesday, October 25, 2017

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui

Image result for smile of the day


Điêu khắc giấy 

Không thể tin nổi là điêu khắc giấy lại đẹp đến vậy…
Với niềm đam mê nghệ thuật và tài năng trời cho, nghệ sĩ người Canada, Calvin Nicholls đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp chỉ từ những tờ giấy tưởng chừng như vô tri vô giác. Anh chỉ dùng dao dọc giấy và những tờ giấy để làm nên những tác phẩm này.
>
>


> Những con chim tung cánh…
>
>
> 1 chú nhím quá giống thật…
>


Chi tiết tới từng sợi lông.

Con thuyền giữa đại dương.
Chú gấu trúc ham ăn nè.


Ngựa Vằn nè.


Chú chim với sải cánh rộng.


Mọi thứ đều được làm rất chi tiết.

Nhìn cứ như thật vậy.


Đến đôi mắt cũng rất có hồn.



Con cú đang đậu trên cành cây.



Thật ấn tượng.
>
>
>
>
>
>
> Sư tử dũng mãnh.

Hoa sen 

hình ảnh đẹp của hoa senanh-dep-ve-hoa-hung-duong042anh-dep-ve-hoa-hung-duong041anh-dep-ve-hoa-hung-duong040hình ảnh đẹp của hoa senanh-dep-ve-hoa-hung-duong038anh-dep-ve-hoa-hung-duong036hình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senanh-dep-ve-hoa-hung-duong033anh-dep-ve-hoa-hung-duong032hình ảnh đẹp của hoa senanh-dep-ve-hoa-hung-duong029hình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa senhình ảnh đẹp của hoa sen
Hoa sen một trong những biểu tượng của Phật giáo


Đóa Hoa Vô Thường - Khánh Ly - nhạc Trịnh Công Sơn

Tống Biệt Hành - Khánh Ly - nhạc Trầm Tử Thiêng - thơ Thâm Tâm

Ru Tình - Trịnh Vĩnh Trinh - nhạc Trịnh Công Sơn

Giọt Nước Cành Sen - Ánh Tuyết - nhạc Trịnh Công Sơn - thơ Thân Thị Ngọc Quế

Chuyện Người Con Gái Ao Sen - Ðặng Thế Luân


Buổi sáng hôm nay - Huy Cận

Anh tặng em buổi sáng hôm nay
Có hoa sen nở hồ Tây trắng hồng
Tặng em trời mát như sông
Trong veo chảy giữa hai dòng cây xanh

Anh tặng em buổi sáng lòng anh
Có mây có nước có cành có hoa
Có mình và lại có ta
Trong hương sen ngát nở xòa lòng sen

Anh tặng em cả những ưu phiền
Trong câu hát cũ nghe bên chợ cầu
Còn hằn trong chữ trong câu
Nỗi đau ngày trước cày sâu mặt người

Anh tặng em buổi sáng mai đời
Bước chân quen thuộc, tiếng người lại qua
Mây phồng buồm bạc xa xa
Ngày lên gió mới, lòng ta tặng mình.