Tuesday, November 1, 2016

Thuốc men tại Hoa kỳ




Lan Hương sưu tầm

Cuối tuần qua xem báo được biết một vài công việc trong nghề làm thuốc Tây đã được chuyển ra nước ngoài (outsourcing). Sự thật như thế nào?

Khi đệ trình một phát minh mới theo luật tác quyền của nước Mỹ thì họ có 17 năm để hưởng lời trên phát minh đó. Nếu sau khi đệ trình phát minh mà chỉ 1 năm sau họ đã chế tạo ra thuốc thì họ sẽ được quyền tự dó bán dưọc phẩm đó trong vòng 17 năm.

Nhiều hãng bào chế muốn rút ngắn thời gian thử nghiệm nên nhờ những hãng tại ngoại quốc thử cho nhanh hơn. Có thể thử nghiệm tại Mỹ vì có nhiều luật lệ bó buộc hơn, nên kéo dài thời gian tiền bào chế ra hơn. Ví dụ thử nghiệm tại Mỹ mất 7 năm thì ở ngoại quốc chỉ mất có 4 năm thôi, như vậy họ được lợi thêm 3 năm để bán thuốc BRAND NAME với giá cắt cổ của họ. Trong tương lai nếu tiền lương các công nhân bào chế thuốc tại Hoa Kỳ tăng và có quá nhiều đòi hỏi của các nghiệp đoàn thì họ cũng có thể nhờ những hãng thuốc ở ngoại quốc làm giùm với tiền lương rẻ hơn để mang nhiều tiền lời về cho hãng.

Nguyên tắc của phát minh dược phẩm


Mỗi phát minh trình Toà sẽ được công nhận trong vòng 17 năm. Với phát minh đó công ty đệ trình phát minh được quyền định giá do dược phẩm của mình với BRAND NAME trong vòng 17 năm và sau đó trở thành GENERIC. Các vật liệu chính trong thuốc BRAND NAME giống hệt như thuốc GENERIC vậy chỉ khác nhau là giá cả và tên tuổi thôi. Khi đã quá hạn 17 năm thì bất cứ công ty nào cũng có thể lấy "chất liệu chính" của dược phẩm đó mà chế tạo ra thuốc của mình với tên khác bán ra thị trường cho người tiêu thụ.

Nhiều khi gần hết 17 năm thì họ lại chế ra một thuốc với tên khác tương tự với thuốc cũ nhưng thêm 1 vài chất liệu khác để giúp diệt trừ 1 hay 2 biến chứng của thuốc cũ và tăng liều lượng lên gấp đôi chẳng hạn. Trường hợp như thuốc Prilosex và Nexium chẳng hạn. Prilosec đã hết hạn kỳ 17 năm nên công ty đã làm ra viên thuốc mầu tím NEXIUM với liều lượng gấp đôi Prilosec. Nếu bác sĩ nào có lương tâm đã có thể viết toa cho bệnh nhân dùng loại Prilosec GENERIC với liều lượng mỗi ngày dùng gấp đôi thì công hiệu cũng giống hệt nhau. Ngoài ra họ còn bán loại Prilosec OTC tại các của tiệm thuốc mà không cần toa bác sĩ nữa.


Một thí dụ khác là mới đây các hãng bào chế Mỹ Pfizer chẳng hạn chế ra thuốc Celebrex and Bextra (COX-2 inhibitor products) . Nhưng người ta phát giác ra Bextra và Celebrex gây nên bệnh về tim mạch. Hiện đang có những vụ kiện rất lớn của LERACH COUGHLIN STOIA GELLER RUDMAN & ROBBINS LLP về 2 thứ thuốc này. Một phát giác mới là tác động và kết quả của Celebrex cũng như Advil và Ibuprofen mà thôi.

Các hãng dược phẩm có nhân viên rao hàng liên lạc hàng ngày với các bác sĩ để tặng những mẫu thuốc và nhiều bổng lợi khác nên các bác sĩ viết toa thuốc cho bệnh nhân đều ghi tên thuốc mới. Bệnh nhân chúng ta đa số đều không biết gì về thuốc men cả, chỉ biết nhận toa thuốc từ tay bác sĩ để mua uống chữa bệnh cho nhanh. Hãng bảo hiểm cá nhân hay MEDICARE/MEDICAID phải trả đắt tiền cho những thứ thuốc BRAND NAME đó, thay vì cho bệnh nhân dùng những thứ thuốc thông thường.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao thuốc tây bên Canada laị rẻ hơn bên Mỹ? Thưa là vì bên Canada có luật lệ là nhà nước định giá thuốc chứ không phải các hãng bào chế định giá như tại Mỹ. Bên Canada Bộ Y Tế quản trị thuốc men, định giá từng loại thuốc chiết tính theo lương công nhân, giá trị dược liệu, máy móc, chi phí văn phòng và quảng cáo cộng thêm một số phần trăm (từ 15% đến 20%) tiền lời. Bên Mỹ các hãng bào chế cộng thêm vào đó tiền nghiên cứu thử nghiệm và tăng số tiền lời lên đến 50%. 75% hay nhiều khi 100%. Do đó giá cả khác nhau một trời một vực.

Kết luận


Khi đã hiểu những vấn đề bên trong thì bệnh nhân chúng ta nên hiểu rõ là:

1. Thuốc BRAND NAME và GENERIC đều có chất liệu chính (active ingredients) y như nhau.
2. Nhiều hãng bảo hiểm không chịu trả thêm cho thuốc BRAND NAME nếu đã có thuốc GENERIC cùng loại
3. Công hiệu của 2 thứ thuốc giông hệt nhau, có khác là tên tuổi và bao giấy phía ngoài mà thôi
4. Quý vị nào muốn tìm hiểu và học hỏi thêm xin đọc cuốn sách "OVERDOSED AMERICA", có thể tìm được trong các thư viện của thành phố.

No comments:

Post a Comment