Hoa hàm tiếu
Tên Việt: tử tiêu, lan tiêu, hoa hàm tiếu Tên Hoa: 含笑花(hàm tiếu hoa), 香蕉花(hương tiêu) Tên Anh: banana shrub Tên Pháp: michelia figo Tên khoa học: Michelia figo (Lour.) Spreng. [M. fuscata] Họ: Ngọc Lan, Magnoliaceae
(Hàm Tiếu Hoa 含笑花 - Thi Nghi Sanh 施宜生)
bách bộ thanh hương thấu ngọc ki,
mãn đường hạo xỉ chuyển minh my.
khiên duy bả khách tương nghênh xứ,
xạ trĩ xuân phong đắc ý thì.
Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếu,
Hoà đưa khát khao duyên nồng tình yêu.
Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếu..,
cánh hoa mỹ miều.
Một hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêu,
chợt đưa kiếp hoa u sầu quạnh hiu.
Một hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêu..,
dáng hoa yêu kiều...
( ♫Cánh Bướm Vườn Xuân - nhạc ngoại quốc)
Hàm tiếu thuộc họ ngọc lan (Magnoliaceae), có danh pháp là Michelia figo, Magnolia figo, thân gỗ bụi thường được trồng ở đền chùa với ý nghĩa tốt lành; lá mọc đối, nụ hoa có vỏ bao ngoài với lớp lông tơ mịn; hoa đơn, màu trắng ngà, vàng nhạt, nâu đỏ, gồm 6 cánh lớn, nhụy bao quanh đài quả màu xanh; hương thơm nồng về đêm.
Người Việt còn gọi hàm tiếu là lan tiêu, có lẽ do thấy hoa thuộc loài ngọc lan nhưng thơm mùi chuối chín nên ghép lại mà ra “ngọc lan chuối” (Banana Magnolia). Ngoài tên gọi hàm tiếu hoa (含笑花), khổ tử hàm tiếu (苦梓含笑), bạch hoa hàm tiếu (白花含笑), người Trung Quốc cũng gọi là hương tiêu hoa (香蕉花) dù trùng tên với hoa chuối (Musaceae banana). Còn người Nhật thì gọi là đường chủng chiêu linh (唐種招霊).
Hàm tiếu chính là nụ cười ẩn sâu tinh tế, không thấy ra vẻ cười (bật thành tiếng) như thông thường, nhưng không phải là cười mỉa mai, cạnh khoé ở trong lòng, mà nét mặt, nét môi rạng ngời hiền hòa, thanh thản. Đời vẫn thường vui ríu rít, nhưng đôi khi do thành kiến, đố kỵ, nhìn đâu cũng thấy xấu xa, nên chẳng thể cười ra được, vì vậy nếu không biết tuỳ hỷ thì đâu dễ cười, nhất là cười nụ, cười thầm cho có duyên, có chất.
Hoa Hàm Tiếu
Thành ngữ người Việt có câu: “Người xấu duyên lẩn vào trong/ Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài”. Cuộc sống luôn giao hòa đủ mọi cung bậc, cho rừng hương sắc thêm rộn ràng, rực rỡ, nhưng cái lẩn vào trong thì sâu kín khó thấy, còn cái bong ra ngoài thì bao giờ cũng ồn ào, náo nhiệt.
Nụ cười hàm tiếu luôn đi cùng sức nhẫn dẻo dai, bởi không cười được thì rất khó có thể nhẫn được trước những khó khăn, thách thức ở đời. Thế mới biết tại sao mỗi khi chư Thiên các cõi trời, chư Bồ tát trong mười phương thế giới đến vấn an Đức Phật lại thường hỏi Người về chuyện kham nhẫn thế nào với chúng sinh tính tình cang cường khó độ.
Nụ cười hàm tiếu của Đức Phật Thích Ca là nụ cười đầy đủ từ bi hỷ xả. Nụ cười ấy không chỉ cảm hoá chúng sinh hướng thiện, trở thành dụ ngôn triết lý, mà sau này còn truyền cảm hứng cho nghệ thuật điêu khắc, hội họa, đỉnh cao là nghệ thuật Gandhara.
Phải từ bi, kham nhẫn trước mọi hận thù, ích kỷ, hãm hại, kể cả những cuộc lật đổ, tàn sát, Đức Phật mới truyền lại cho đời một nụ cười chấn động khi Người giơ cành hoa sen lên trong Pháp hội truyền trao Chánh pháp. Trong Pháp hội này, nụ cười hàm tiếu của Ngài Ca Diếp đã nhiếp phục toàn bộ mọi suy nghĩ, nói năng để đĩnh đạc bước lên nhận ý chỉ tâm truyền từ Phật Tổ:
“Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao truyền cho ông Ca Diếp!”.
Hoa hàm tiếu gội niềm tục mà nên duyên giữa đời, bởi hoa thường kín nụ, phong hương và được mệnh danh là loài hoa “có sắc mà chẳng lòe đời, có hương mà không cầu tục”…
(Viết tặng những người yêu hoa)
Nụ cười hàm tiếu luôn đi cùng sức nhẫn dẻo dai, bởi không cười được thì rất khó có thể nhẫn được trước những khó khăn, thách thức ở đời. Thế mới biết tại sao mỗi khi chư Thiên các cõi trời, chư Bồ tát trong mười phương thế giới đến vấn an Đức Phật lại thường hỏi Người về chuyện kham nhẫn thế nào với chúng sinh tính tình cang cường khó độ.
Nụ cười hàm tiếu của Đức Phật Thích Ca là nụ cười đầy đủ từ bi hỷ xả. Nụ cười ấy không chỉ cảm hoá chúng sinh hướng thiện, trở thành dụ ngôn triết lý, mà sau này còn truyền cảm hứng cho nghệ thuật điêu khắc, hội họa, đỉnh cao là nghệ thuật Gandhara.
Phải từ bi, kham nhẫn trước mọi hận thù, ích kỷ, hãm hại, kể cả những cuộc lật đổ, tàn sát, Đức Phật mới truyền lại cho đời một nụ cười chấn động khi Người giơ cành hoa sen lên trong Pháp hội truyền trao Chánh pháp. Trong Pháp hội này, nụ cười hàm tiếu của Ngài Ca Diếp đã nhiếp phục toàn bộ mọi suy nghĩ, nói năng để đĩnh đạc bước lên nhận ý chỉ tâm truyền từ Phật Tổ:
“Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao truyền cho ông Ca Diếp!”.
Hoa hàm tiếu gội niềm tục mà nên duyên giữa đời, bởi hoa thường kín nụ, phong hương và được mệnh danh là loài hoa “có sắc mà chẳng lòe đời, có hương mà không cầu tục”…
(Viết tặng những người yêu hoa)
Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng
No comments:
Post a Comment