Cây đa
Tên Việt: cây đa, cây sanh, cây dong Tên Hoa: 孟加拉榕(mạnh gia lạp dong) Tên Anh: banyan tree, weeping Chinese banyan Tên Pháp: banian, figuier d'Inde Tên khoa học: Ficus bengalensis L., Ficus spp. Họ: Moraceae
* đa đa, dây hải sơn Harrisonia perforata (Lour.) Merr. (Simaroubaceae)
Con cá đối nằm trên cối đá
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy, bậu lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dưng?
(Ca Dao)
Trèo lên quan dốc ngồi gốc ối a cây đa
Rằng tôi lý ối a cây đa
Ai đem ôi à tính tang tình rằng
Cho đôi mình gặp xem hội cái đêm trăng rằm
Rằng tôi lý ối a cây đa...
(♫Lý Cây Đa - Dân Ca)
Tên khoa học Ficus elastica Roxb, đa búp đỏ, bồ đề, Ficus Religiosa, đa nhiều rễ Ficus macrophylla, đa tròn lá Ficus benghlensis L.
Đều thuộc họ Dâu tằm Moraceae.
Mô tả: nhiều loài đa đuợc dùng:
Cây đa búp đỏ là cây gỗ to, cao, thân nhiều nhánh. Lá hình bầu dục, hơi dài, to dày, gân phụ nổi rõ. Búp đỏ của cây đa là lá kèm sớm rụng bao bọc lấy chồi tận cùng và khi lá nở ra thì dụng xuống. Toàn cây có nhựa mủ chứa chất cao su, trong tế bào lá có chứa tinh thể canxi cacbonat gọi là nang thạch.
Cây đa bồ đề còn gọi là cây đề, cũng là cây to, rễ phụ từ các cành to mọc đâm xuống duới đất, có cuống lá mảnh, có lá hình thoi, hơi giống hình tim ở gốc, thu hẹp thành như một cái đuôi ở phía ngọn. Thường trồng lấy bóng mát ở đình chùa.
Đa nhiều rễ có lá to hơn, nhiều rễ, đa tròn lá có lá hơi tròn.
Phân bố:Thuờng được trồng khắp nơi lấy bóng mát. Người ta dùng tua rễ mọc từ cành rủ xuống. Dùng toàn rễ nghĩa là cả lõi và rễ. Tươi hay sao cho khô đều là được. Không phải chế biến gì khác.
Công dụng: nhân dân dùng rễ làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi với người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc. Dùng liền trong vòng 7-10ngày.
Vỏ và cành thân cây đa bồ đề được dùng thay vỏ khi ăn trầu, dịch ép lá bồ đề tươi được dùng chữa đi ngoài thổ tả với liều cách 2 giờ uống một thìa cà phê cho tới khi thấy hết nôn, mửa và đi ngoài.
No comments:
Post a Comment