Sơn trà
Tên Việt: sơn trà Tên Hoa: 山茶花(sơn trà hoa), 曼陀羅樹(mạn đà la thụ), 薮{藪}春(tẩu xuân), 山椿(sơn xuân/thung), 耐冬(nại đông), 晚山茶(vãn sơn trà), 茶花(trà hoa) Tên Anh: common camellia Tên Pháp: camélia commun, camélia du Japon Tên khoa học: Camellia japonica L. Họ: Sơn Trà (Theaceae)
Sơn Trà 山茶 Văn Chấn Hanh 文震亨
tự hữu nùng trang xuất giáng sa,
hành quang nhất đạo ánh triêu hà.
phiêu hương tống diễm xuân đa thiểu,
do kiến chân hồng nại cửu hoa.
Áo em lụa đỏ dáng phiêu diêu
Lóng lánh ban mai, buổi ráng chiều
Hương tỏa xuân xanh đà mấy nả
Mong chi thắm đỏ má yêu kiều (Hoa Sơn Trà - ĐTK dịch)
Riêng về “Trà hoa Vàng”, những kiểm nghiệm dược lý đầu tiên tiến hành trên đối tượng là động vật đã cho kết quả hết sức khả quan. Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối U đến 33,8%.Trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Ngoài ra, nó giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu mà nếu dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%. Hơn thế, trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36.1% lượng lipoprotein trong máu, cao hơn 10% so với các liệu pháp chữa trị sử dụng tây dược hiện nay. Đối với những biểu hiện xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao thì sử dụng các chế phẩm từ trà hoa vàng là một cách chữa trị rất có hiệu quả. Sau khoảng 20 ngày những biểu hiện bệnh lý sẽ giảm hẳn. Trà hoa vàng còn rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm và điều hoà huyết áp của nó.
Pha 1-2 ml tinh chất từ Camellia nitidissima trong 100 ml nước, uống như chè hàng ngày có thể chữa được rất nhiều bệnh. Báo cáo tổng kết trên đối tượng là người tình nguyện cho thấy thức uống này có thể chữa được chứng táo bón nếu sử dụng trong vòng 1 tuần; uống liên tục trong khoảng 3 tháng có thể giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Nó có thể thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối đem lại kết quả hết sức khả quan. Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả. Sở dĩ trà hoa vàng có nhiều công dụng như vậy là vì trong thành phần của nó có chứa các nguyên tố như Se, Ge, Mo, Mn, V, Zn và một số nguyên tố khác có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, củng cố tính đàn hồi của thành mạch, điều hoà các enzyme hoạt hoá cholesterol
Hoa trà hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có 9 tác dụng chính:
- Trong hoa trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt);
- Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;
- Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;
- Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác
- Hưng phấn thần kinh;
- Lợi tiểu mạnh;
- Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu
- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
- Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.
- Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;
- Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;
- Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác
- Hưng phấn thần kinh;
- Lợi tiểu mạnh;
- Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu
- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
- Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.
Dùng làm cảnh
- Hoa trà có màu sắc rất là đẹp và lâu tàn
- cây trà có dáng cây nhỏ rấy thích hợp để cho vào chậu cảnh
No comments:
Post a Comment