Ngô đồng
Tên Việt: ngô đồng, tơ đồng Tên Hoa : 梧桐 (ngô đồng) Tên Anh : Chinese parasoltree Tên Pháp: sterculia à feuilles de platane Tên khoa học: Firmiana simplex [L.] Wight. [F. platanifolia Schott., Sterculia platanifolia L.] Họ: Trôm (Sterculiaceae)
Ngày nay thánh chúa trị đời
Nguyền cho linh phụng gặp nơi ngô đồng
Quản bao chút phận má hồng
Phòng khuê vò võ đợi trông khôn lường
Chàng dầu cung quế, xuyên dương
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
Chiều chiều ra đứng Tây lầu Tây
Tây lầu Tây, thấy cô tang tình gánh nước
Tưới cây tưới cây ngô đồng
Xui ai xui trong lòng, trong lòng tôi thương
Thương cô tưới cây ngô đồng ...
( ♫ Lý chuồn chuồn - Dân ca miền Nam)
Ngô đồng và ngô đồng cây gỗ có tác dụng gì ?
Ngô đồng và ngô đồng cây gỗ là 2 cây thuộc 2 họ hoàn toàn khác nhau, cùng cây thuốc quý điểm lại những đặc điểm cũng như tác dụng chữa bệnh của chúng nhé!
Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE.
Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 – 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 – 8mm, màu đỏ tươi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Cây gặp mọc hoang trong rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới; trên đất của núi đá vôi và cả trên đất chua hoặc trung tính. Được gây trồng bằng hạt để lấy sợi. Có nơi trồng làm cây cảnh.
Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE.
Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 – 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 – 8mm, màu đỏ tươi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.
Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.
Cách dùng:
Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.
Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 – 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 – 5 ngày rồi tháo mủ.
Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 – 3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.
Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phải thận trọng khi dùng.
NGÔ ĐỒNG CÂY GỖ
Tên khoa học là Firmiana simplex (L.) Họ Trôm STERCULIACEAE. Ở nước ta Ngô đồng cây gỗ còn được gọi là cây Bo rừng, Trôm đơn.
Cây gỗ to, cao tới 7m. Cành không dày lên ở đầu mút. Lá có phiến to rộng đến 25cm, chia 1 – 5 thuỳ hình chân vịt, không lông; thuỳ hình tam giác có mũi nhọn, ngăn cách nhau bởi những rãnh hẹp, thậm chí cưỡi lên nhau tới quãng giữa của phiến lá có 7 gân chính toả ra. Cuống lá dài hơn phiến tới 30cm. Chùm hoa dày lông, dài đến 30cm. Hoa vàng, tạp tính. Đài cao 9mm, không lông ở mặt trong. Trụ nhị không lông, 5 quả đại, dạng màng như giấy, dài 10cm, thắt lại đột ngột thành một cuống 15 – 20mm, tù ở ngọn. Vỏ quả mỏng, 2 – 4 hột, dài 8mm, rộng 6mm, có nhiều nội nhũ, lá mầm mỏng.
Cây gặp mọc hoang trong rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới; trên đất của núi đá vôi và cả trên đất chua hoặc trung tính. Được gây trồng bằng hạt để lấy sợi. Có nơi trồng làm cây cảnh.
Rễ và vỏ thu hái quanh năm, hoa thu hái vào mùa hè, hạt và lá vào mùa thu, phơi khô dùng. Hạt có dầu, hàm lượng tới 40%.
Rễ, vỏ có vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng, hoa và hạt vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận khí, hoà vị tiêu tích trệ. Lá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm an thần, hạ huyết áp, tiêu viêm, giảm cholesterol.
Vỏ phơi khô, đốt cháy, trộn với dầu dùng để nhuộm đen tóc.
Theo Bản thảo cương mục: Hạt có khả năng làm rụng tóc bạc và làm mọc tóc đen. Ở Trung Quốc, hạt Ngô đồng dùng để điều trị các áp-xe ở miệng trẻ em và các bệnh ngoài da của trẻ.
Rễ dùng chữa thấp khớp dạng thấp, lao phổi và thổ huyết, đòn ngã tổn thương, bạch đới, bệnh giun đũa. Vỏ dùng chữa trĩ, lòi dom.
Hạt trị thương thực, đau dạ dày, sán khí, ỉa chảy, chốc mép.
Lá dùng trị bệnh mạch vành; huyết áp cao; mỡ máu cao; thấp khớp dạng thấp; suy nhược thần kinh; bất lực; di tinh; ung nhọt và viêm mủ da. Hoa trị bỏng lửa và bỏng nước, thuỷ thũng. Liều dùng: 10 – 15g, dạng thuốc sắc, có thể tán bột hoa, hạt, lá để dùng.
Chữa thuỷ thũng: Hoa Bo rừng 10 – 15g, sắc uống.
Chữa huyết áp cao: Lá Bo rừng 5 – 10g, sắc uống.
Chữa thấp khớp: Rễ Bo rừng 15 – 30g, sắc uống.
Chữa bụng đau: Hạt Bo rừng tán bột hoà với nước uống, mỗi lần 3g.
No comments:
Post a Comment