Sunday, November 6, 2016

Hoa hướng dương



Tên Việt: hoa hướng dương, quỳ hoa tử Tên Hoa: 向日葵(hướng nhật quỳ) Tên Anh: sunflower Tên Pháp: grand soleil Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ: Cúc (Asteraceae)

(Chinh Phụ Ngâm Khúc 征婦吟曲 Ðặng Trần Côn)
Thiếp tâm như hoa thường hướng dương
Chỉ phạ quân tâm như lưu quang
Lưu quang nhất khứ bất phục chiếu
Hoa vị lưu quang hoàng hựu hoàng
Hoa hoàng cánh hướng thuỳ biên tiếu
Lưu quang bất khẳng nhất hồi chiếu
Hoàng hoa khước vi lưu quang lão
Hoàng hoa lão hề lạc mãn tường

Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái
Hoa để vàng bởi tại bóng dương
Hoa vàng hoa rụng quanh tường
308. Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần
(bản dịch Ðoàn Thị Ðiểm)


Hạt hướng dương là một trong những thực phẩm phòng bệnh rất hữu hiệu. Theo Ðông y, hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. Hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, ninh tâm an thần, chỉ lỵ, thấu chẩn.
Cây hoa hướng dương được trồng làm cảnh, làm thuốc, lấy dầu (trong hạt). Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân, có quả vào tháng 1-2. Theo Ðông y, hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. Hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, ninh tâm an thần, chỉ lỵ, thấu chẩn.
Dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được. Khay hạt hướng dương (còn gọi là quỳ phòng, hướng nhật quỳ hoa thác, hướng nhật quỳ hoa bàn) có tác dụng chữa đầu đau, mắt hoa, răng đau, đau dạ dày và bụng, phụ nữ thống kinh, sưng đau lở loét.
Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp. Lõi thân cành có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, tiểu dưỡng chấp, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó. Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa bị té ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.
Về mặt dược lý: dịch chiết nước từ cụm hoa hướng dương gồm đế hoa, đài hoa và cánh hoa có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này do thuốc làm giãn mạch ngoại vi từ từ và kéo dài, làm giảm sức cản thành mạch và giảm nhịp tim.
Hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tùy theo bộ phận dùng: cụm hoa hạ huyết áp, giảm đau; rễ và lõi thân lợi tiểu, chống ho; lá tiêu viêm, giảm đau; hạt làm se, bổ cho dịch thể.
Cụm hoa hướng dương chữa tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, đau bụng, đau gan, đau khớp, viêm vú, thở khò khè. Ngày dùng 30-90g, sắc uống.
Bài thuốc đặc trị tăng huyết áp: gồm hoa hướng dương 60g phối hợp với râu ngô 30g, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường, uống làm hai lần trong ngày.
Rễ và lõi thân hướng dương chữa đau đường tiết niệu, sỏi bàng quang, đái ra dưỡng chấp, ho, ho gà, viêm phế quản. Ngày: 15-30g sắc uống.
Lá hướng dương chữa sốt, sốt rét. Ngày dùng 20-40g sắc uống.Hạt hướng dương chữa mệt mỏi, chán ăn, kiết lỵ ra máu, sởi phát ban. Ngày dùng 20-30g rang chín rồi ăn nhân.
Hạnh Chi (T/h)


No comments:

Post a Comment