Sunday, October 9, 2016

Trái sim



Tên Việt: sim Tên Hoa : 崗稔, 桃金孃( cương nhẫm, đào kim nương) Tên Anh : rose myrtle, downy myrtle, Isenberg bush Tên Pháp: myrte-groseille, feijoarte-groseille, feijoa Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa Wight. Họ: Sim (Myrtaceae)

Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước đi tìm người thương...
Người thương, ơi hỡi, người thương,
Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.
(Ca dao)
...
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát
trong màu hoa
(Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...)
(♫Áo anh sứt chỉ đường tà - Phạm Duy)
(♫Màu Tím Hoa Sim - phỏng vấn Hữu Loan, BBC)


Toàn bộ cây sim đều dùng làm thuốc: rễ chữa bệnh đau tim, lá chỉ đau, tán nhiệt độc, cầm huyết, sinh da non; quả ăn được; nụ chữa tiêu chảy…
Cây sim là loại cây nhỏ chỉ cao 1-2m, mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, nhất là những nơi đồi trọc miền trung du. Cây thường xanh, lá đối nhau, hình bầu dục dài 3-6cm, hoa 5 cánh sắc đỏ, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm có vị ngọt và thơm. Toàn bộ cây sim đều được dùng làm thuốc: rễ chữa bệnh đau tim, lá chỉ đau, tán nhiệt độc, cầm huyết, rút mủ, sinh da non; quả ăn được, làm rượu bổ; nụ chữa tiêu chảy.
Cặp đôi hoàn hảo 2011  Công dụng của cây sim
Làm thuốc bổ: Quả sim dùng để ăn; hoặc để chế rượu như rượu nho, có màu rất đẹp, dùng để uống. Một số nơi còn dùng quả sim chín đồ lên như đồ xôi, rồi phơi khô để dành dùng dần.
Phụ nữ sau khi sinh thiếu máu, hoặc người bệnh ốm lâu ngày bị suy nhược cơ thể, thì dùng khoảng 40g sắc uống. Một phương thuốc khác thì đem sắc chung quả sim khô với đậu đen, sâm đại hành, lá dâu non (3 thứ đã sao kỹ) làm thuốc bổ uống bồi dưỡng cơ thể.
Cặp đôi hoàn hảo 2011  Công dụng của cây sim
Chữa tiêu chảy: Ở miền núi và trung du nước ta, nhân dân vẫn thường dùng búp và lá sim non mỗi ngày 20-30 búp dưới dạng thuốc sắc chữa tiêu chảy, hoặc đi lỵ. Một số nơi còn dùng búp sim phối hợp với búp ổi (hoặc vỏ ổi giộp), riềng, chữa tiêu chảy rất có hiệu quả.
Ngoài ra, người ta còn lấy quả và lá sim tươi giã nát đắp vào nơi bị đau. Hoặc dùng lá sim sắc lấy nước dùng rửa vết thương, vết loét ở ngoài da cho mau lành.

Câu sim có thể chữa được bệnh đại tràng?

Nếu đúng là cây hoa sim chữa được bệnh đại tràng mãn tính thì cách chữa như thế nào?
Thưa bác sĩ,

Tôi nghe nói cây hoa sim chữa được bệnh đại tràng mãn tính có đúng không ạ? Nếu đúng thì cách chữa như thế nào thưa bác sĩ? Trân trọng cảm ơn các bác sĩ.

(Công Minh - doanmih…@gmail.com)

Trả lời:

Chào bạn Công Minh,

Công dụng, chỉ định và phối hợp của cây sim như sau:
1. Rễ được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, viêm gan, lỵ, phong thấp đau nhức khớp, lưng cơ đau mỏi, tử cung xuất huyết theo công năng, thoát giáng, dùng ngoài trị bỏng. Liều dùng 15-30g, sắc uống.

2. Lá được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, ăn uống không tiêu; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết. Liều dùng lá khô 15-30g, dạng thuốc sắc.

3. Quả dùng trị thiếu máu khi thai nghén, yếu ốm sau khi có bệnh, thần kinh suy nhược, tai điếc, di tinh. Liều dùng 10-15g quả khô, đun sôi lấy nước uống.

Lá non của sim đắp làm liền da và cầm máu. Búp sim sắc uống trị ỉa chảy hoặc đi lỵ và rửa vết thương, vết loét. Rễ cũng dùng sắc uống trị đau tim. Quả sim chín làm rượu bổ.

Ðơn thuốc:

1. Thiếu máu, yếu ốm, suy nhược thần kinh: quả sim 15g, kê huyết đằng 15g, hà thủ ô 15g. Sắc nước uống.

2. Viêm gan cấp và mạn, chứng gan to: rễ sim 30g, rễ bùm họp 15g, rễ muồng truông khô 30g. Sắc nước uống.

3. Tiêu chảy, lỵ: búp non hoặc nụ hoa sim 8-16g tán bột hoặc sắc uống. Ta thường dùng bột lá sim và cao gỗ vang dập viên điều trị tiêu chảy.

Như đã nêu ở trên, một số bộ phận của cây sim trị viêm dạ dày ruột cấp tính, tiêu chảy, lỵ… Bạn hỏi về “bệnh đại tràng mãn tính” thì có nhiều nguyên nhân, cần phải tìm nguyên nhân rồi điều trị cho phù hợp.



No comments:

Post a Comment