Saturday, October 15, 2016

Chữa bệnh bằng nước lã (đun sôi để nguội).



I-CÁC THỨ BỆNH ĐƯỢC TRỊ LIỆU BẰNG NUỚC LÃ MỘT CÁCH CÔNG HIỆU:(Nước nấu chín để nguội)
1. Bệnh nội thương: Nhức đầu, huyết áp cao, thiếu máu, sưng khớp xương, phong thấp, mắt tê liệt, béo mập, hồi hộp, mệt mỏi, ho suyển, sưng cuống phổi, ho lao, đau màng óc. Đau gan, thận, dạ dầy, kiết lỵ, lở loét trong ruột, xệ ruột già, táo bón, trĩ, tiểu đường.
2. Bệnh về mắt: Bệnh chảy máu nước mắt, suy nhược về mắt
3. Bệnh phụ nữ: huyết trắng, ung thư tử cung, ung thư vú
4. Bệnh tai, mũi, họng: Mủ lỗ tai, làm độc ở mũi, ở họng

II-CĂN BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp trị bệnh bằng nước lã xem ra kỳ lạ không thể tin được, nhưng phải nói rằng đây là một phương pháp có căn bản vững chắc đem lại nhiều kết quả hiển nhiên và hiện nay được nhiều nơi ứng dụng để chữa bệnh nhân. Một bằng chứng là từ ngày phương pháp nầy được trình bày đến nay nghĩa là trong bảy năm qua chưa ai tìm ra được dữ kiện nào chống lại. Căn bản của phương pháp nầy là uống một số lượng nước vừa đủ giúp ruột giải tống khứ ra ngoài các chất cặn bã và hoạt động được dễ dàng, nhờ thế ruột già sẽ giúp tạo ra huyết cầu mới.

III-CÁCH THỨC TRỊ BỆNH:
Buổi sáng thức dậy uống nước lã độ 5 xị (phải uống một lúc). Nhớ là trước khi đi ngủ đừng ăn thứ gì, không nên súc miệng khi thức dậy.

IV-NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT:
1. Lúc đầu khó uống một lúc 5 xị nước, nhưng đừng thất vọng, nếu không uống được hãy ngừng một hơi, thì hãy đi tản bộ hoặc chạy một lúc rồi hãy trở lại uống thì thế nào cũng tiêu thụ được hết số lượng cần thiết.
2. Theo kinh nghiệm thì mấy lần đầu ít uống ngay được 5 xị nước, nhưng cố gắng mỗi ngày để đạt được số lượng nước cần thiết. Hãy chắc chắn điều nầy là nước chúng ta uống vào nhiều hay ít bao giờ cũng đem lại kết quả tốt.
3. Điều quan trọng là khi uống nước rồi thì vừa lấy tay xoa bụng, vừa chạy hơi chầm chậm tại chỗ độ 20 phút.
4. Những bệnh nhân không chạy được mà dùng phương pháp trị bệnh nầy thì sau khi uống nước hãy nằm ngữa trên giường thở thật dài và lấy tay xoa bụng như thế nước sẽ vào được các nếp gấp của ruột già
5. Sau khi uống 5 xị nước, có người sẽ đi tiểu như thông khoang, có người đi tiểu 3 đến 4 lần trong một giờ, nhưng chỉ 3 hay 4 ngày sau, các phiền hà nầy sẽ hết và sau một tuần sẽ còn đi tiểu một lần.

V. KẾT QUẢ:
Bạn sẽ thấy dễ chịu, ăn rất ngon, còn thời gian điều trị lâu hay mau tuỳ từng bệnh, kinh ngiệm cho ta thấy:
- Dạ dày phải chữa trị một tuần lễ
- Huyết áp cao 1 tháng
- Xệ ruột già 3 tháng
- Tiểu đường trị một tuần (?)
- Ung thư ba tháng
- Đau tim 10 ngày
- Phổi, ho lao trị 3 tháng.

Những người trị đau khớp hay phong thấp thì phải chữa trị bằng phương pháp nầy 3 lần trong một ngày và chỉ một tuần sẽ khỏi hẳn. Nhưng điều cần thiết là dùng phương pháp nầy 2 giờ sau bữa ăn.

VI. KẾT LUẬN:
Đây là phương pháp trị bệnh mới lạ mà không mất tiền, chỉ cần mỗi sáng thức dậy bỏ ra độ 20 phút để thi hành thì chắc chắn có kết quả. Chúng ta kiệt sức, chúng ta đau yếu và rồi chúng ta cứ chạy chữa mãi mà vẫn không khỏi bệnh. Ruột già của người lớn dài độ khoảng 1,5 m và có thể hấp thụ được các chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. Nếu ruột già được rửa sạch thì các thực phẩm ăn hàng ngày mới được các nếp gấp trong ruột già hấp thụ hoàn toàn để biến thành máu mới và tươi, các thứ máu nầy được coi là năng lực chính để chữa bệnh.

Chúng ta biết là trong máu có tới 90% nước, vậy càng uống nhiều nước lã càng tốt Nói tóm lại, nước lã làm cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và kéo dài thêm cuộc sống (Khám phá của một BS Nhật(JAPAN) đã được hội đồng y khoa Nhật công nhận vào năm 1978).

Tài liệu sưu tầm.
__________________
(duongthanhson-vietlyso.com)


Chữa bệnh
bằng thức ăn, thể dục, nghỉ ngơi
---------------------------------
3. Cách chữa bệnh của người Đông phương:
Dùng thuốc để chữa bệnh, đó chỉ là một phương pháp của người Đông phương.
Ngoài ra còn nhiều cách khác để chữa bệnh: Châm, cứu, lể máu, giác hơi, cạo gió, đấm bóp, bẻ bão, giựt tóc, xoa dầu, xông hơi, xông khói có thuốc, đánh gừng, đánh muối, đắp muối, lăn trứng gà nóng, bó xương, dịt thuốc, đắp lá vào chỗ nhọt độc hay vết thương, đắp tỏi, dán cao, dùng nước nóng hay lạnh, dùng ánh sáng, màu sắc, âm thanh, tâm lý liệu pháp...
Những phương pháp trên đã cứu sống biết bao nhiêu người nơi nông thôn, rừng núi hẻo lánh, thiếu phương tiện di chuyển, thiếu bác sĩ tây y, thiếu thuốc men, thiếu cả nhà thương.
Ngoài ra ông bà còn chỉ cho con cháu cách kiêng cữ những thứ gì gây nên bệnh tùy theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của các ngài.
Theo y học Đông phương, nguyên nhân gây bệnh ở đâu thì phải chữa ở đó. Đói cần ăn, ăn tức là thuốc, không đói không ăn, không ăn tức là thuốc. Ăn cái gì không hợp, ta không ăn nữa, đó là thuốc. Mệt thì nghỉ, không mệt thì phải hoạt động đó là thuốc. Uống rượu thấy khó chịu, không uống nữa đó là thuốc. An nhàn trị lao lực, tĩnh trị nóng nẩy. Trời nóng vào chỗ râm mát đó là thuốc. trời lạnh biết vào nơi ấm. Nóng cởi áo ra, lạnh mặc áo vào...đều là thuốc cả. Tinh khí suy, cữ dâm dục, Việc đáng buồn, không buồn, đáng lo, không lo, đáng tức, không tức..đều là thuốc trị bệnh. (Theo ông Lý Diệu Phương, Phép Trị Bệnh của người Đông Phương, Tuần báo Bạn Việt).
4. Chữa bệnh bằng cách nghỉ ngơi
- Biết giới hạn công việc của mình mỗi ngày, hơn là làm miễn cưỡng.
- Trong một tuần, dành một ngày nghỉ ngơi, không nên lam quá căng thẳng.
- Khi làm, nhắm vào cái chính làm trước.
- Không nên làm những công việc quá sức lực mình.
- Cứ 2 giờ làm việc, dành ra vài phút nghỉ ngơi.
-  Việc không thích hợp, xin đổi việc khác.
- Ngủ thoải mái, và thức dậy thoải mái, đó là nghệ thuật thành công.
- Không nên đọc báo trong bữa ăn, mà chỉ ăn cho có lệ, tiêu hóa khó, ăn hết ngon.
-  Không nên ăn quá no, tạo mệt nhọc cho xác.
- Không nên ăn quá nhiều chất mỡ, chất đường.
- Mỗi ngày nên tập thể dục 30 phút.
- Không nên nhận những công việc không thích thú, không hợp với khả năng.
- Thỉnh thoảng nên tìm những chỗ trong sạch để nghỉ ngơi.
- Không nên phiền sầu vì những viêc đã qua.
-  Không nên quá lo việc tương lai..
- Nếu bị suy nhược tinh thần, nên đi bác sĩ.
- Không nên say sưa, nghiện ngập
-  Hàng năm khi nghỉ phép, nên đi du lịch
-  Không nên giận dữ. Vui vẻ bao giờ cũng lợi hơn.
-  Nên đọc sách báo chỉ dẫn nghỉ ngơi.
-  Hằng ngày nên sống điều độ.
-  Gặp khó khăn, nên bình tĩnh giải quyết.
-  Tập tinh thần lạc quan, vui sống.
-  Nên gần gũi những người lạc quan, yêu đời. Người vui tính hay thành công.
(Theo Huỳnh Tấn Nở, NS. Chứng nhân)

No comments:

Post a Comment