Vài lời khuyên về dưỡng sinh
* Một cơ thể bệnh tật sẽ thấy tương lai phía trước chỉ toàn một màu đen, một cơ thể cường tráng sẽ xóa tan hiện thực đen tối .
* Bảy cách dưỡng lão. Một là ít nói để dưỡng khí, hai là hạn chế sắc dục để dưỡng sinh, ba là ít dùng gia vị để dưỡng khí huyết, bốn là nuốt nước miếng để dưỡng phế khí, năm là không giận dữ để dưỡng can khí, sáu là ăn uống điều độ để dưỡng vị khí, bảy là ít suy nghĩ để dưỡng tâm khí.
* Không uống trà khi đói, hút thuốc sau khi ăn, bữa tối không ăn nhiều, không ăn quá nhanh, tức giận không nên ăn, sau ăn không nên tức giận, mỗi sáng dùng lược chải tóc nhiều lần có thể khử phong thấp.
* Tiêu trừ được cái “tôi” trong mỗi chúng ta, mắt sẽ sáng, ngực sẽ căng, tim đập theo lẽ tự nhiên, sẽ sống lâu khỏe mạnh.
* Bước chân nhanh nhẹn thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn, tiêu hóa năng lượng, tinh thần đỡ căng thẳng, tăng cường hệ cơ bắp và làm giảm chứng hồi hộp, ngăn cản thoái hóa chức năng phổi.
* Theo “Đạo Dưỡng Sinh” không ghen ghét đố kỵ, thuận theo lẽ tự nhiên, muốn dưỡng mà không biết dưỡng, chỉ làm cho mệt mỏi, tâm phiền , ý loạn, không thể thọ lâu còn hại đến cơ thể.
* Huyết mạch trong cơ thể người không thông, làm tắc đường dẫn đến các bộ phận cơ thể, bách bệnh phát sinh. Muốn có sức khỏe, nhất thiết phải vận động, muốn sống lâu, ngũ quan lành mạnh, tinh thần phải thoải mái, không ưu phiền lo lắng.
* Bí quyết sống lâu là không giận dữ, tâm hồn rộng mở, vui với công việc, việc thiện giúp người, xử sự có tình, nhẹ nhàng thoải mái, dí dỏm hài hước.
* Yoga là một môn thể thao tuyệt vời, ngồi thiền 20 phút mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, giúp thư thái và luôn rạng rỡ.
* Hãy tìm niềm vui và nụ cười trong mỗi phút giây của cuộc sống, bắt đầu từ sở thích, thói quen của bạn. Tìm cách để bình ổn tâm hồn, tránh xa stress sẽ là liều thuốc quý giá nhất giúp bạn trẻ lâu và luôn xinh đẹp.
* Sự bình thản khắc phục được sự lo lắng và sự sao lãng không cần thiết , cần được phát triển để đương đầu với trạng thái khi phải chấp nhận bó tay, không thể thay đổi được tình trạng hiện tại.
* Muốn sống một cuộc sống giản dị, đơn sơ , trước hết phải rời xa những hoạt động vô bổ.
* Kiên nhẫn có thể phát triển dễ dàng chỉ khi nào sự bồn chồn và ghét bỏ đã lắng đọng nơi tinh thần, như lúc đang tập thiền. Sự thiếu kiên nhẫn làm dao động tinh thần và kéo theo những bệnh lo âu của con người hiện đại.
* Tuổi thiếu niên cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nên tránh sắc dục, vì sắc dục sớm làm tổn hại sinh lực, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng bình thường, mặt khác có thể ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người trong cả cuộc đời.
* Với môi trường tự nhiên, cổ nhân khuyên phải “thuận thiên thời”, tức là phải thích ứng với tự nhiên và phải lợi dụng tự nhiên nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe , như nhà ở phải thoáng khí, mát về mùa hạ, ấm về mùa đông,
* Bất luận phương pháp dưỡng sinh nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bảo đảm sự cân bằng và toàn diện cho cơ thể. Ăn uống không nên thiên lệch, lao động không được quá sức, suy nghĩ chớ có cực đoan, tình dục cũng đừng thái quá…
* Theo y học cổ truyền, mỗi người là một vũ trụ thu nhỏ, bởi vậy mỗi cá thể đều có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc cơ thể, tuổi tác, giới tính, điều kiện sống và làm việc, tình trạng bệnh tật… hơn nữa lại được đặt trong một không gian và thời gian cũng không giống nhau. Cho nên, phương pháp dưỡng sinh cũng phải tuân thủ nguyên tắc “nhân nhân chế nghi, nhân thời chế nghi, nhân địa chế nghi”, nghĩa là phải tùy người, tùy thời, tùy nơi mà vận dụng cho phù hợp mới mong đạt được hiệu quả mỹ mãn.
* Theo quan điểm "Thiên Nhân hợp nhất" của triết học phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khoẻ mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên.
No comments:
Post a Comment