Cây so đũa
Tên Việt: so đũa Tên Hoa: 大花田菁(đại hoa điền tinh), 木田菁(mộc điền tinh), 紅蝴蝶 (hồng hồ điệp) Tên Anh: hummingbird tree, scarlet wisteria Tên Pháp: sesbane, agati Tên khoa học: Sesbania grandiflora (L.) Poir. [Agati grandiflora Desv.] Họ: Fabaceae
hai hàng cây so đũa
lặng đứng nhìn xe qua
lên thăm anh lần cuối
hàng cây cũng nhạt nhòa
lên thăm anh lần cuối
trong lòng em khóc thầm...
Đưa con đi tìm sống
Trùng dương thật mênh mông
Và tự do vẫy gọi
Hợp tan rồi có không
Hợp tan rồi có không
Đời anh rồi vắng không
Đời em rồi vắng không, vắng không...
(♫Hai Hàng Cây So Đũa
- Nguyễn Thành Trọng, thơ Nguyên Huy)
Cây so đũa được dân các tỉnh Nam Bộ trồng để làm cảnh vì có hoa đẹp; các phần non của hoa, lá, quả thường được dùng làm rau ăn.
Thảo dược quý
Thực ra, toàn cây so đũa là một nguồn thảo dược rất quý cho sức khỏe con người. Tất cả các phần của cây so đũa đều được sử dụng trong y học cổ truyền các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ, bao gồm các chế phẩm có nguồn gốc từ rễ, vỏ cây, nhựa mủ, lá, hoa và hạt.
Một số nơi dùng bột rễ cây trộn với nước đắp để trị sưng nhức (đặc biệt là chà xát lên nơi khớp viêm sưng), làm giảm đau và hạ sốt. Vỏ cây so đũa được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa.
Y học cổ truyền ở Philippines dùng so đũa vào việc điều trị viêm loét miệng và là thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa. Tại Java, người ta dùng so đũa trị nấm và các rối loạn tiêu hóa ở trẻ con.
Ở Campuchia, người ta dùng vỏ cây so đũa chữa bệnh ghẻ ngứa, dùng nước ép lá khử giun, tăng lực, chữa vàng da, sốt, bệnh gút, bệnh phong cùi. Người Malaysia dùng lá so đũa nghiền nát để chữa bong gân và bầm tím.
Trong y học Vệ đà, lá cây so đũa được sử dụng để điều trị chứng động kinh và các nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng chống co giật của lá so đũa rất hiệu nghiệm.
Bài thuốc từ vỏ cây so đũa
Ngoài các món ăn ngon và bổ dưỡng, để sử dụng vào mục đích tăng cường sức khỏe mỗi ngày, chúng ta lấy vỏ cây so đũa xắt mỏng, phơi thật khô, khoảng 40 g ngâm trong 1 lít rượu ngon loại 400, ngâm từ 15 ngày đến 30 ngày, mỗi ngày uống trước khi ăn cơm 15-30 ml sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp khí huyết lưu thông và giúp cơ thể khỏe mạnh cường tráng, dẻo dai (tất nhiên là đừng lạm dụng). Để chữa viêm họng hoặc đau răng, lấy vỏ cây nấu nước sôi, thêm ít muối, ngậm trong miệng chừng 5-10 phút, mỗi ngày ngậm 2-3 lần, rất tác dụng.
|
Hoa dùng để chữa vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, phù thũng và sốt cách nhật. Rễ dùng để chữa viêm nhiễm, giun sán, động kinh, ngứa, bệnh phong, bệnh quáng gà. Nước ép từ lá ngậm trong miệng có tác dụng chống cảm cúm, viêm họng và điều trị lở lóet vòm họng, chữa đau nhức răng.
Dinh dưỡng cao, dễ chế biến
Thành phần dinh dưỡng của bông so đũa rất cao với nhiều protid, lipid, beta caroten, vitamin A, vitamin B, hàm lượng vitamin C, nhiều khoáng tố như canxi, sắt, natri, kali. Hạt chứa nhiều axít béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hai loại sắc tố là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng có nhiều trong bông so đũa, là những chất có tác dụng chống ôxy hóa tế bào.
Dân gian hay sử dụng bông so đũa chế biến thành các món ăn phong phú và đa dạng. Ở thôn quê người ta thường hái bông so đũa lúc sáng sớm, còn tươi, nhặt bỏ cuống và nhụy đắng, bỏ đài, rửa nhẹ dưới vòi nước để tránh bầm dập mất ngon.
Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. Bông so đũa nấu canh chua với khế, cá lóc, cá rô, cá linh, tôm sống... hoặc làm lẩu chua cùng với chuối hoa, cà chua, tôm, cá... các loại rau thơm, ăn với cơm hay bún đều rất ngon.
Bông so đũa khi ăn có vị ngọt hơi đắng, tính mát, nếu ăn vào những ngày hè oi bức thì tuyệt vời.
Dược sĩ Lê Kim Phụng (Trường ĐH Y Dược
No comments:
Post a Comment