Saturday, October 29, 2016

Gừng





Tên Việt: (1)gừng (2)tỏi Tên Hoa: (1)姜(khương) (2)大蒜(đại toán) Tên Anh: (1)ginger (2)garlic Tên Pháp: (1)gingembre, coillouin (2)Ail, Ail cultivé Tên khoa học: (1)Zingiber officinalis Roscoe. (2)Allium sativum L. Họ: Gừng (1)(Zingiberaceae) (2)Hành, Thủy Tiên (Liliaceae [Amaryllidaceae])
* hẹ Allium odorum L. * hành lá Allium fistulosum L.

Lép nhép vài hàng tỏi, *
Lơ thơ mấy luống khương;
Vẻ chi tèo teo cảnh,
Thế mà cũng tang thương!
Nguyễn Gia Thiều (1741-1798)

Một mai thiếp có xa chàng,
Ðôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin...
Tay bưng dĩa muối chén gừng,
Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ em...
(Ca dao)
(♫Dạ Cổ Hoài Lang - Sáu Lầu)

Lợi ích của gừng
Gừng có thể giúp kiểm soát hàm lượng đường cao trong máu, vốn gây ra các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Úc) cho biết gừng có thể kiểm soát lượng đường glucose trong máu bằng cách sử dụng các tế bào cơ. Chất chiết xuất từ gừng có thể làm tăng sự hấp thu glucose vào tế bào cơ không phụ thuộc insulin.
Điều này hỗ trợ việc kiểm soát hàm lượng đường cao trong máu, và có thể cho phép các tế bào hoạt động mà không cần insulin”, Giáo sư Basil Roufogalis thuộc Đại học Sydney nói.
Công dụng của gừng
Gừng không chỉ tạo gia vị cho các món ăn, mà còn là vị thuốc quý không quá đắt tiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn gừng tươi trước khi dùng bữa chính, sẽ kích thích tiết dịch vị, giúp cải thiện sự ngon miệng.
Gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa và chống đầy hơi; giúp hấp thu và tiêu hóa các dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể. Nhai một miếng gừng kèm mật ong, giúp giảm nhẹ buồn nôn. Ăn gừng giúp điều trị cảm lạnh và cúm. Đặc tính chống viêm của gừng có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Nhâm nhi trà gừng nóng sẽ giúp thông họng và mũi.
Chữa bệnh bằng củ gừng
Đông y gọi gừng tươi là sinh khương, gừng khô gọi là can khương, gừng đã bào chế gọi là bào khương. Mỗi loại có những tính năng chữa bệnh nhất định.
Theo nghiên cứu của cố Giáo sư - tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, từ lâu, dân ta đã sử dụng gừng chữa nhiều bệnh như: ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi chảy, cảm mạo phong hàn, chữa ho mất tiếng. Cụ thể:
-         Can khương 10g, trích cam thảo 4g, nước 300 ml sắc còn 100 ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Bài thuốc này chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có đờm hiệu quả. Khi thấy bệnh thuyên giảm thì uống bớt dần.
-         Can khương thiêu tồn tính, ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2 -4g, chiêu bằng nước cơm hay nước cháo chữa đi lị ra máu.
-         Can khương sấy khô tán nhỏ, dùng nước cơm chiêu thuốc, mỗi lần uống 2 - 4g chữa đi tả ra nước.
-         Gừng tươi giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu, xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi. Bài thuốc này chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi.
Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: các nhà khoa học Nhật, Đức, Philippines nghiên cứu về gừng, đã khẳng định củ gừng có tác dụng chống lão suy, phòng bệnh sỏi mật, cải thiện máu, chống viêm nhiễm, ức chế tế bào ung thư, giảm tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị ung thư. Bên cạnh đó, theo Đông y, gừng có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da, giúp mồ hôi tiết ra ngoài một cách thông suốt, nên từ lâu, dân ta đã dùng gừng chữa rôm sảy hiệu quả. Lưu ý: gừng tươi là thứ thuốc cay, ấm, nên người thuộc dạng âm huyết suy yếu, nóng trong, không nên dùng nhiều. Gừng khô là vị thuốc “thuần dương”, người “âm hư nội nhiệt” càng không nên dùng. Nếu dùng gừng lâu ngày với mục đích chữa bệnh, nên có sự chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc. 
Cái hay của gừng
Trong củ gừng, có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm...
Trường hợp nên và không nên dùng gừng
Theo y học cổ truyền, gừng làm tản hàn, ôn phế, giải đờm và chống nôn, nên dùng lúc bị phong hàn ngoại cảm, ho nhiều đờm, giải độc, kích thích dạ dày, đau phong thấp, chống dị ứng. Gừng có công dụng ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao, giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm, ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng.
Do đó, gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, sau tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ như các thuốc chống nôn hóa dược; giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
Tuy nhiên, thành phần chính của gừng tươi là volatile, chất cay, nhựa cây và tinh bột. Gừng tươi nếu bị biến chất, còn chứa safrole. Chất cay và safrole có thể gây biến tính cho tế bào gan của người viêm gan, dẫn đến chức năng của gan mất bình thường. Người viêm gan ăn gừng tươi, không những không thể sớm bình phục, ngược lại, sẽ làm cho bệnh tình trở nên xấu hơn. Vì vậy, người viêm gan không nên ăn gừng tươi. Không dùng lúc bị thủy đậu, âm hư, ngoại nhiệt, người có thai. Không dùng gừng thối vì có độc.
Những cách sử dụng gừng
Trong nhân dân có nhiều kinh nghiệm sử dụng gừng để chữa nhiều bệnh.
Dưới đây là một số cách sử dụng gừng để chữa bệnh:
-         Chữa viêm phế quản mãn tính: gừng sống 7 lát, củ cải trắng 250g, đường đỏ 30g, cho nước vào sắc uống, ngày 2 - 3 lần.
-         Ăn uống kém: Gừng 4 lát, hồng sâm 30 - 60g, cho vào 2 bát nước sắc còn một bát uống.
-         Loét hành tá tràng: Gừng tươi 35g, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào 50 ml nước, nấu lửa nhỏ trong 30 phút, chia thành 6 lần uống hết. Ngày uống 3 lần.
-         Vị hàn, bụng đau: Gừng sống 30g, trứng gà 1 quả, dầu ăn 30 ml. Thái nhỏ gừng, đập trứng vào, dùng dầu rán mà ăn, ngày chia ra ăn 3 lần, liên tục ăn 3 - 5 ngày.
-         Lỵ do khuẩn: Gừng tươi 100g, đường đỏ 40g, tất cả nghiền nhuyễn thành hồ, ngày chia ra ăn 3 lần. 7 ngày là một liệu trình.
-         Tiêu chảy: Gừng tươi thái nhỏ 9g, trứng gà 4 quả. Trộn với nhau và rán lên bằng dầu vừng để ăn. Ăn xong uống một cốc nước đường.
-         Chữa khó thở, thở gấp: gừng sống 15g, trứng gà 1 quả, thái nhỏ gừng, đập trứng lẫn vào nhau rán lên ăn nóng.
Tài liệu do PHS-Gmail phổ biến

Rượu muối gừng
Ngâm chân

Thành phần và phân lượng :
- 300 gr muối hột .
- 300 gr gừng .
- 1 lít rượu trắng hay alcool đốt 90° ( alcool brûle 90° bán trong siêu thị )
 Cách làm :
Cắt gừng thành lát mỏng, sao bằng lửa nhỏ cho vàng hơi khô.
Dùng máy xay khô xay nát nhỏ.
Dùng keo lọ thủy tinh 1 hoặc 2 lít, đổ muối hột + gừng đã sao + 1 lít alcool đốt 90° mua ở siêu thị.
Trộn cho đều, năng trộn mỗi ngày với số lượng 300 gr muối sẽ không tan hết vì đã bảo hòa .
Thời gian ngâm 15 ngày là dùng được, sau đó để càng lâu càng tốt.
 Phương pháp ngâm :
Dùng nước nóng, không nóng lắm với sức chịu đựng. Đổ nước tới mắt cá ( cheville ).
Đổ 2 muổng súp dung dịch ngâm vào, ngâm cho đến khi hết nóng .
Ngâm trong 20 phút .
Nếu bệnh nặng ngâm tuần 4 ngày. ( Trường hợp thận suy nặng )
Sau khi thấy giảm nhiều tuần 1 ngày là đủ , ngâm cho đến khi hết đau hẳn .
Chắt lấy nước trong đựng vào chai dùng để ngâm chân.
Xác muối gùng dùng để đấp hoặc xoa bớp khi bị trặc sưng hay những chứng khác xoa bớp dưới bàn chân nhất là huyệt dủng tuyền ( xem hình bàn chân những vùng đại diện những cơ quan con người )

 Chủ trị :
- Đóng vôi ở khớp xương, thoa bóp nhẹ, chờ tối thiểu 5 giờ rữa bằng nước ấm.
- Khô khớp, thiếu chất nhờn, phối hợp với cây mộc tặc tái tạo chất sụn.
- Viêm sưng
- Phong thấp
- Viêm khớp
- Thận suy, và những chứng khác liên quan đến những cơ quan nội tạng dưới lòng bàn chân.
Và có thể chữa những bệnh liên quan đến ngủ tạng, nhờ muối gừng nhờ rượu dẫn hấp thu từ những huyệt đạo dưới bàn chân nhất là huyệt dủng tuyền trị ho cảm cúm.
 
Gừng + Mật ong
Thành phần :
▪ 300 gr Gừng gọt vỏ sạch
▪ 300 gr mật ong nguyên chất
Cách làm :
▪ Sau khi gọt vỏ, gừng được xay nhuyễn.
▪ Thêm ½ mật ong vào, quậy đều.
Bảo quản trong lọ thủy tinh, giữ trong tủ lạnh dùng lâu ngày.
Đặc tính trị liệu :
- ăn không tiêu,
- hàn,
- đau bụng, khó tiêu,
- ợ chua,
- lạnh tỳ,
- lạnh xương sống,
- lạnh chân tay,
- khó thở, xây xẩm mặt,
- tay chân bủn rủn,
Cách dùng :
Nếu gặp những trường hợp trên :
- uống 1 muỗng cà phê với nước nóng hoặc ấm ( nóng nhiều tốt hơn )
- 3 lần / ngày


Tôi xin thành thật cám ơn Lương y Bà Phạm thị Ngọc đã cho phép phổ biến trên trang blogger.com dược thảo thực dụng,  bài thuốc " rượu gừng " và " gừng + mật ong " gia truyền của Sư phụ Thầy Tám Phước Thiện, cư ngụ tại Bến Tre. 




No comments:

Post a Comment