Cạo gió - Xông - Đánh cảm
Cạo gió nguy hiểm trong trường hợp nào?
Cạo gió là phương pháp sử dụng khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ nguy hiểm nếu dùng cách này.
Vị trí cạo gió
Thông thường, vị trí chính để cạo gió là hai bên đường dọc cột sống. Khi tác động lên hai dãy cơ đó, chính là kích thích lên hàng loạt các hoạt động của hệ thống lục phủ ngũ tạng của cơ thể, giúp cơ thể điều hòa lại sự mất quân bình khí huyết âm dương trong cơ thể, nâng cao chính khí, trục đuổi tà khí đang manh nha xâm nhập vào cơ thể.
Theo y học cổ truyền, bàng quang kinh chủ trị các chứng sốt lạnh, nghẹt mũi, đau đầu, cứng cổ, đau thắt lưng, và các huyệt tương ứng với từng tạng phủ, có tác dụng lý khí điều huyết.
Do đó khi cạo gió dọc theo hệ thống kinh bàng quang, cũng là tác động một phần lên toàn hệ thống cơ thể, có tác dụng bổ chính khí, khu trục tà khí, nhằm tăng cường các hoạt động chức năng của cơ thể.
Ngoài phương pháp cạo gió, thầy thuốc y học cổ truyền còn có thể sử dụng kỹ thuật xoa bóp, day, lăn, miết, bấm …hoặc giác hơi, lên vùng lưng trong những trường hợp bệnh lý tương tự cũng đạt hiệu quả như cạo gió.
Người bệnh tim, cao huyết áp... không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.
Chú ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
Không nên sử dụng dầu xoa mà thành phần của nó có tinh dầu bạc hà (menthol), vì đây là tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, ban đầu cảm thấy ấm nóng nhưng một lúc sau thì cảm thấy mát và lạnh vùng được xoa dầu.
Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.
Một số trường hợp không được cạo gió
– Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.
– Người bị bệnh tim, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.
– Chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…
Phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt:
Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét.
Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,…
Cạo gió - Xông - Đánh cảm
Bình thường có thể cạo gió.
1) Cách cạo:
- Dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt) cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu,
- Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da,
- Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt,
- Như thế sẽ ít đau và không trầy da.
- Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da,
- Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt,
- Như thế sẽ ít đau và không trầy da.
2) Chỗ cạo: khắp nơi trên người
- Cạo: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
3) Cạo gió rất khoa học nhưng ông bà cha mẹ chúng ta không giải thích nên mình không hiểu. Thật ra:- cạo gió là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại
- tái lập thế quân bình cho cơ thể
- dầu nóng tăng khí dương,
- đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra.
Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
- Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.
Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng. Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
- Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.
- tái lập thế quân bình cho cơ thể
- dầu nóng tăng khí dương,
- đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra.
Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
- Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.
Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng. Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
- Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.
4) Cách pha long não với dầu ô liu:- 100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián)
- pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát loại nào cũng đựợc)
- bình thường các tiệm thuốc bắc bán bịch 1 pound long não (10 US$), thì pha với 1 galon dầu ôliu, rồi chia nhau.
- Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trặc hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.
2. Xông với nước lá
- nấu một nồi nước lớn với lá sả, lá cây dầu huynh diệp, lá chanh, lá cam, lá quít, lá bưởi hay ngải cứu vv...
- trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió, thì bỏ thêm 10-20 gr bột long não, nếu có (thường tiệm thuốc bắc có bán bịch lá xông có thêm gói bột long não nhỏ)
- xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.
- xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.
3. Đánh cảm bằng cám rang
- lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên
- bỏ vào miếng vải túm lại
- rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
- vuốt khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
- bỏ vào miếng vải túm lại
- rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
- vuốt khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
4. Đánh cảm bằng gừng
- 100 gr gừng giã dập
- túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
- nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka vv...)
- vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.
- túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
- nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka vv...)
- vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.
5. Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất (pure silver coin)
- luộc 5-7 trứng gà chín lên (18 phút thì trứng chín), luôn để nước sôi
- bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
- nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
- túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da
- rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
- vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc mầu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.
- bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
- nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
- túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da
- rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
- vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc mầu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.
1) Tùy trường hợp nặng nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4-5 trái là được. Để tránh bị lạnh trở có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nếu muốn đánh một lần cho cả phía trước hay phía sau, thì lấy chăn đắp phần thân thể đã đánh rồi hay chưa đánh.
2) Đặc biệt là trường hợp 5 và nhất là 15, có khi phải đánh tới 40-50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khỏe khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
3) Trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ sễ không sao.
4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
5) Đánh cảm bằng trứng hơi tanh. Nhưng sau đó không được tắm. Chỉ nên dùng lotion hay chút dầu thơm pha chút nước nóng, nhúng khăn lau sơ người thôi.
6) Đặc biệt trường hợp khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).
7) Đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.
Cách mua hay đặt đồng bạc đánh cảm:
8) Ai có thân nhân ở Việt Nam có thể nhờ họ đặt cho mươi đồng bạc đánh cảm tại các tiệm bán vàng bạc (mỗi đồng khoảng 4-5 US$ làm hình bầu dục theo hình trái trứng là tiện nhất, vừa dùng để đánh cảm vừa dùng để cạo gió rất tốt)
9) Dễ nhất là vào Internet để mua và trả qua credit card ngay tại Mỹ. Họ sẽ gửi tới tận nhà. Mấy gia đình chung nhau, vì mỗi sét có 20 đồng 1 dollar lớn và dầy. Đồng 1 dollar lớn này có thể đánh được 2-3 trứng mới đen hết đồng bạc.
10) Giác, lẩy (thường phức tạp hơn, vì cần có bộ đồ nghề và không công hiệu bằng các cách kể trên, vì chỉ hạn chế vào một số nơi có bắp thịt).
- Giác bằng alcool hay rượu mạnh, nếu không khéo có thể bị bỏng da.
- Giác bằng hơi tránh được nguy hiểm này, nhưng phải có bộ đồ nghề.
- Nếu biết lẩy có thể nặn máu bầm ra, nhưng phải cẩn thận để không bị nhiễm trùng.
Roma 9-1-2011
LM Giuse Hoàng Minh Thắng
No comments:
Post a Comment