Friday, August 12, 2016

7 món ăn vặt có thể trị bệnh

 "Thuốc bổ không bằng ăn bổ". Chỉ cần bạn lựa chọn đúng cho dù chỉ là món ăn vặt hàng ngày cũng có thể giúp phòng và trị bệnh. Tạp chí “Daily Mail” của Anh đã tổng kết 7 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh. Bạn có nguy cơ mắc bệnh nào, hãy chọn đúng loại quả sau đây.
 
1/Loãng xương: Nho khô
Nho khô giàu boron, giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Nho khô có thể ăn cùng với sữa chua giàu canxi, làm tăng pecan – chất giàu boron nên có hiệu quả phòng chống loãng xương rất cao.

2/Mệt mỏi: Táo tàu
Khi mệt mỏi chúng ta thường thèm đồ ngọt nhưng nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ không tốt. Thay vào đó hãy ăn táo tàu. Táo tàu với chỉ số glycemic thấp sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng mạnh, hơn nữa lại giúp bạn có cảm giác no và tăng năng lượng nhanh chóng, giảm mệt mỏi.
3/Bệnh gout: Anh đào khô
Quả anh đào (cherry) giàu anthocyanin, đạt hiệu quả rất tốt đối với bệnh viêm khớp và gout. Một nghiên cứu của trường Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện, ăn nhiều quả anh đào có thể khiến bệnh khớp giảm tới 50%. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 250g quả anh đào, có thể ăn làm nhiều lần trong ngày.

4/Huyết áp cao: Mơ khô
Hàm lượng kali trong mơ khô bằng 3 lần trong quả chuối mà kali lại có tác dụng hạ huyết áp. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm y tế Mỹ phát hiện, lượng kali nạp vào cơ thể giúp phòng ngừa bệnh huyết áp cao và bệnh tim.
5/Viêm bàng quang: Quả việt quất
Theo nghiên cứu của Mỹ, mỗi ngày sao 2 quả việt quất khô (khoảng 42,5g), có thể làm giảm “độ bám dính” của vi khuẩn E.coli trong các mẫu nước tiểu của bệnh nhân nữ, do đó nguy cơ viêm bàng quang cũng giảm. Nguyên nhân chính giúp quả việt quất có tác dụng kì diệu này là vì nó có chứa các hoạt chất proanthocyanidis có tác dụng chống vi khuẩn lưu lại ở bàng quang.

6/Táo bón: Mận khô
Một nghiên cứu mới cho thấy, mỗi ngày 2 lần mỗi lần ăn 6 quả mận khô (50g), sẽ có hiệu quả giảm táo bón tốt hơn cả uống thuốc. Mận khô giàu sorbose, giúp tăng độ ẩm phân, có tác dụng nhuận tràng.

7/Thiếu máu: Sung khô
Mỗi ngày ăn 4 quả sung khô có thể đáp ứng 1/4 nhu cầu sắt hàng ngày, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Sung khô ăn cùng với nước cam ép giàu vitamin C, càng giúp cơ thể hấp thụ sắt.

7 thực phẩm không tốt cho việc giảm cân
Soda ăn kiêng. Mặc dù nó có ít calo và ít đường hơn soda thường, soda ăn kiêng có thể thực sự ngăn cản bạn giảm cân. Nghiên cứu mới đây cho thấy những người ăn kiêng chọn uống loại soda ăn kiêng thì có thể lại tăng cân chứ không giảm.
Smoothies (nước ép trái cây với kem). Mặc dù chúng có thể được đóng gói với nhiều lợi ích về dinh dưỡng, sinh tố cũng có thể thực hiện vô số calo, chất béo và đường. Hãy chắc chắn rằng sinh tố của bạn là đầy với toàn bộ trái cây và rau quả và ít chất béo hoặc sữa. Bỏ qua các loại chứa nhiều bơ đậu phộng, sô cô la, hoặc xirô trái cây.
Chất làm ngọt. Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành về sự an toàn của chất ngọt nhân tạo, nhưng một số nghiên cứu cho đến nay chứng tỏ rằng chúng thực sự có thể làm cho bạn đói hơn so với đường tự nhiên. Hãy tìm những loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên, có ít hoặc không có đường để ăn kiêng có hiệu quả.
Dầu trộn. Mặc dù chúng chứa ít chất béo và calo hơn so với dầu trộn nhiều chất béo, dầu trộn “nhẹ” thường chứa nhiều đường hoặc xirô co nhiều fructose, được thêm vào làm tăng hương vị. Hãy ưu tiên chọn loại dầu trộn tự nhiên không có đường. Hoặc tự làm dầu trộn để bảo đảm sức khỏe, không khó làm theo công thức nấu ăn.
Thực phẩm chế biến. Chuyển sang một bữa ăn chế độ ăn đồ đông lạnh có vẻ là cách lựa chọn tốt khi cố gắng để giảm cân, nhưng các thực phẩm này thường chứa nhiều natri và đường. Hãy kiểm tra các nhãn dinh dưỡng trên các loại thực phẩm khi mua. Hãy tìm danh sách thành phần ngắn dựa trên các loại thực phẩm, chứ không phải là thành phần bạn không nhận ra.
Yaourt có mùi vị. Yogurt (sữa chua) chứa nhiều canxi và protein là loại tốt để kiểm soát chế độ ăn uống của bạn, nhưng sữa chua có hương vị có thể nạp thêm đường và calo để phá hoại chế độ ăn uống lành mạnh của bạn. Hãy dùng sữa chua đơn giản và thêm vào một muỗng cà phê mật ong cho ngọt ngào.
Khoai tây chiên nướng. Mặc dù đây là cách lựa chọn tốt đối với khoai tây chiên chứa chất béo bão hòa, khoai tây chiên nướng thường có nhiều đường, natri, và calo. Nếu bạn thích thứ gì đó giòn, hãy thử ăn rau sống hoặc bánh gạo.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ rd.com)

7 cách đơn giản giảm nguy cơ ung thư
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến hiện nay. Nguy cơ mắc bệnh không trừ một ai, vì thế chủ động phòng chống cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là 7 phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, theo Care2.Ăn nhiều rau củ màu cam, rau lá xanh đậm, các loại hạt, thực phẩm như tỏi, nghệ, cà chua..., bổ sung kẽm, magie để giúp giảm nguy cơ ung thư.
1. Sử dụng thực phẩm hữu cơ

Một nghiên cứu mới công bố trên tập san Entropy đã chỉ ra rằng glyphosate - thành phần chính của thuốc diệt cỏ có liên quan đến ung thư. Glyphosate chỉ là một trong rất nhiều loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp có nguy cơ gây ung thư cao. Do đó, sử dụng các thực phẩm dán nhãn hữu cơ (organic) - thực phẩm không chứa thuốc diệt sâu, diệt cỏ… được coi là tốt hơn thực phẩm thông thường.
2. Đừng bỏ qua các loại rau củ quả màu cam

Một nghiên cứu trên 124.000 người do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện cho thấy, những người tiêu thụ nhiều thức ăn giàu carotenoid trong thực đơn hàng ngày giảm tới 32% nguy cơ ung thư.

Carotenoid là một loại phytonutrient (chất dinh dưỡng tập trung ở lớp vỏ, tạo nên hương thơm, mùi vị, màu sắc cho rau quả) tạo ra màu đỏ, cam, vàng cho trái cây và rau quả. Dưỡng chất này có trong các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, mơ, bí đỏ, cà chua, đu đủ và thực phẩm có màu tương tự. Các chất có thể bạn từng biết đến như beta-carotene, lutein và lycopene, đều là những dạng đặc biệt của nhóm chất carotenoid này.

3. Bổ sung vào thực đơn các thực phẩm chống ung thư

Việt quất, bông cải xanh, tỏi, trà xanh, trái lựu, cà chua, nghệ là những thực phẩm tuyệt vời có đặc tính chống ung thư cao. Danh sách thực phẩm chống ung thư rất đa dạng và đều có đặc điểm chung là những loại thực vật cơ bản, dễ tìm như trái cây, rau củ và các loại hạt.
4-Cung cấp đủ vitamin cho cơ thể

Vitamin D giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật, trong đó có cả ung thư. Tắm nắng vừa phải và đúng cách là biện pháp tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra có thể uống bổ sung vitamin D theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Vitamin D có thể hòa tan trong chất béo nên nếu dùng quá nhiều sẽ tích trữ trong cơ thể và gây tình trạng dư thừa.

5. Bổ sung magie

Theo kết quả nghiên cứu đăng trên Nutrion Reviews, thiếu hụt magie có thể gia tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính có tới 80% dân số thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này.

Magie có nhiều trong hạnh nhân, hạt vừng, hạt hướng dương, trái sung, chanh, táo, các loại rau có màu xanh sẫm, cần tây, ngọn linh lăng, gạo lức. Liều magie được khuyến nghị là khoảng 200-800 mg/ngày.

6. Tiêu thụ các loại hạt giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hạt bí đỏ được chứng minh có khả năng bảo vệ tuyến tiền liệt và là thực phẩm tối ưu để thêm vào bữa ăn hàng ngày của cả nam giới lẫn phụ nữ. Bạn nên chọn hạt còn sống và ướp lạnh để bảo đảm nguyên vẹn axit béo omega-3 có trong hạt bí đỏ. Ngoài ra, các loại hạt khác chống ung thư có thể kể đến như hạt lanh, hạt gai dầu, hạt hướng dương...

7. Bổ sung kẽm

Kẽm có liên quan đến hơn 300 chức năng của cơ thể trong đó bao gồm quá trình sản sinh loại enzim chống oxy hóa mạnh là SOD (superoxide dismutase). SOD là một trong những tuyến phòng thủ tốt nhất của cơ thể giúp ngăn ngừa ung thư nhờ khả năng chống các gốc tự do của nó. Kẽm có nhiều trong các loại chồi, hạt bí ngô, quả hạch Brazil, hành và rau có màu xanh đậm. 
Nguồn: VnExpress

No comments:

Post a Comment