Nỗi Đau Quá Khứ là Món Quà Cho Hiện Tại
“Khi một điều gì đó không hay xảy ra, bạn có 3 sự lựa chọn: Một, để nó biến bạn thành nó; hai, để nó hủy hoại bạn; ba, biến nó thành sức mạnh của bạn.” – Vô Danh.
Xin đừng ghét bỏ quá khứ vì, dù nó là gì đi nữa, nó có góp phần nhào nặn bạn thành người của ngày hôm nay, không chỉ những phần tệ hại do quá khứ mang lại, mà luôn cả những bài học bạn rút ra từ đó. Bạn có thích làm việc chung với người muốn thay đổi thế gian không? Họ là người muốn làm một cái gì đó cho đời nên họ thường để lại những gì tốt đẹp hơn khi họ ra đi. Tôi thích kiểu người này vì họ luôn luôn hành động bằng tấm lòng say mê và từ tâm muốn giúp đời, giúp người khác nên họ rất dể thương và khoan dung. Nói chung, họ xem trọng người khác.
Bạn có biết những người này có chung một cá tính gì không? Họ rất dễ cảm thông với người khác và ham mê làm cho cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn. Họ không khoe khoang, màu mè (dù một ít cũng chả hại gì ai!); ngược lại, rất dịu dàng và khiêm tốn. Cái mà họ khiến cho chúng ta nể phục và kinh ngạc là họ cũng có những lúc bị khổ đau dằn vặt, hoặc gặp những thử thách cam go trong đời sống của họ, và những khi tan nát cõi lòng. Nhưng thay vì để những thứ kia làm họ gẫy vụng, tan rã, hoặc lạnh lùng. Họ chấp nhận những nỗi đau kia và chấp nối những vụng vỡ, đau thương, tan nát thành những kinh nghiệm sống, và chuyển hóa chúng thành những thương yêu, tha thứ, khoan dung, và cảm thông đối với cuộc đời và người khác.
Họ không bỏ qua mà không giúp đỡ những người đang bị dằn vặt bởi khổ đau vì chính họ đã từng cảm nhận cái sự dằn vặt đó. Họ có một cái mà chúng ta có thể tạm gọi là ‘thần giao cách cảm’ để nhận dạng ra những tình cảnh mà chúng ta đang trải nghiệm trong mỗi chúng ta. Nó có thể là một bà mẹ không muốn con mình phải trải qua những tháng ngày bị chồng ngược đãi, hành hạ như bà; hoặc một cô giáo muốn cấm tuyệt cái chữ ‘đồ ngu’ xử dụng trong lớp vì nhớ lại nó đã làm cô đau đớn như thế nào khi bị gọi lúc còn bé thơ. Nó có thể là một người mang phần ăn của mình tặng người không nhà, cùng khốn vì anh ta biết họ cảm giác ra sao khi có người quan tâm đến mình; hoặc một người đang cai nghiện muốn giúp các cháu thiếu niên đang nghiện ngập như mình khi xưa.
Cái động lực khiến cho những kiểu người này lúc nào cũng muốn làm cho đời tốt đẹp hơn là vì chính họ đã từng đau khổ, và họ không muốn nỗi đau khổ đó tiếp tục làm khổ người khác. Như tất cả mọi người, ai cũng đã từng kinh qua những dằn vặt, chán chường, bực tức với cuộc đời. Những ngu xuẩn mình đã gây ra và phải hứng chịu những kết quả từ sự ngu xuẩn đó. Đôi khi, mình để cho sự ngu xuẩn này biến mình thành chúng. Rồi chúng ta hối hận, oán trách, ăn năn, sám hối.
Tôi không nhớ ai nói câu này nhưng nó có một ý nghĩa tiềm ẩn, thâm sâu: ‘Mọi chuyện xảy ra đối với chúng ta là một sự sắp đặt tuyệt hảo cho mình, để mình có thể biến mình thành con người mình muốn!’ Những điều làm bạn hối tiếc, đau khổ rất nhiều đã nhào nặn bạn thành con người hôm nay. Thêm nữa, bạn có sự lựa chọn cho mình. Bạn có thể ‘tận dụng’ những điều xảy ra cho bạn để hướng mình về phía trước; hay bạn có thể để chúng đẩy bạn vào con đường tuyệt lộ! Có lẻ chính những nổi đau nầy đã đánh thức bạn dậy từ những cơn ác mộng bạn đang sống mà chính mình không hay biết. Như vậy, những nổi khổ, niềm đau nầy không phải là kẻ thù của ta, mà là người bạn thân thương muốn giúp chúng ta làm lại cuộc đời, dù cách giúp đỡ này nhiều khi làm bạn khó chịu.
Ai trong chúng ta cũng mang bên mình những vết thương không bao giờ quên, những mất mát tột cùng, và tự mình đày ải nên khiến mình tuyệt vọng và lo sợ. Nhưng sớm muộn gì, nếu mình biết học kiên nhẫn, buông xã thì chính những vết thương này sẽ mang chúng ta đến nơi mình có thể tìm thấy những linh dược chữa lành nổi đau triền miên mà mình đang gánh chịu.
Đức Phật dạy rằng cái đau trong thân cũng giống như mình đã bị bắn một mũi tên rồi. Nhưng nếu chúng ta cộng thêm nỗi đau trong thân bằng nỗi đau của tâm, nào là than van, bực bội, phiền não, sân hận… Thì giống như mình bị bắn hai mũi tên cùng một lúc. Nếu có tuệ giác, chúng ta sẽ dừng lại quán chiếu nỗi đau trong thân, không để cho nó lan rộng đến tâm mình. Muốn có tuệ giác này, chúng ta phải tu tập thì mình mới có thể chuyển hóa cơn đau thành một vị thầy, sư phụ của mình.
Bạn có thấy rằng muốn vươn lên để vượt qua những nỗi khổ, niềm đau đòi hỏi mình phải nổ lực học hỏi và thử nghiệm vì nó không phải là một bản tính tự nhiên trong mỗi con người. Có người chỉ vừa gặp thất bại lần đầu thì đã co giò, ù té chạy, và đầu hàng vô điều kiện. Nhưng lại có người bị cuộc đời quật lên, ngã xuống mà họ vẫn cứ loi ngoi đòi đứng dậy! Mỗi người phải học cách làm sao để tự vươn lên. Và đến khi mình đã thành công và biết cách ngoi lên rồi thì việc giúp người khác tự đứng vững, không bị té ngã là một phần thưởng to lớn trong đời. Chính những giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời đã trui rèn bạn thành người dễ biết cảm thông và tha thứ. Đây cũng chính là một nghệ thuật, một kỹ năng sống giúp mình thành nhân và sống có ích cho đời, cho xã hội.
Tất cả những bài học mà bạn đã kinh nghiệm qua trong đời sống, dù là lên hay xuống, đều có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, những bài học càng đắng, càng cay thì sẽ có giá trị sâu sắc hơn nhiều! chúng tạo nên những vết sẹo trong tâm ta và chính những vết sẹo này đã dạy chúng ta cách phát huy khả năng vươn lên để sống hạnh phúc. Chúng ta vượt qua khỏi đường hầm tối tăm, nặng nề của thất bại, nhục nhã, khổ đau; và tìm thấy ánh sáng của lạc quan và hy vọng biến mình thành một người mạnh mẻ hơn, sáng suốt hơn, và, đặc biệt, yêu đời hơn!
Bạn có tin rằng đa số chúng ta đã thất bại, không tự nhận ra rằng những thời khắc đen tối nhất trong đời ta, chẳng những không làm tổn hao năng lực trong ta, mà còn cho ta một món quà sâu sắc nhất. Đó là, món quà tinh thần giúp mình tìm thấy tiềm năng vô hạn của đời sống con người trong ta trong những tình huống đau thương, u ám, và tuyệt vọng nhất. Bạn có khả năng nhận những món quà này và sử dụng chúng như là một tín hiệu của tuệ giác cho ta và cho người khác. Và mạnh dạng tuyên bố rằng: ‘Không sao đâu! Tôi đã từng bị mắc kẹt trong tình cảnh đó tưởng chừng như không ra khỏi. Nhưng tôi đã làm được! Vậy đừng lo, bạn cũng có thể làm được!’
Đấy thực sự là một món quà giá trị vô giá mà bạn tặng cho người, cho đời vì bạn đã phải trả bằng máu xương và nước mắt của chính mình.
Thiện Ý
Xin đừng ghét bỏ quá khứ vì, dù nó là gì đi nữa, nó có góp phần nhào nặn bạn thành người của ngày hôm nay, không chỉ những phần tệ hại do quá khứ mang lại, mà luôn cả những bài học bạn rút ra từ đó. Bạn có thích làm việc chung với người muốn thay đổi thế gian không? Họ là người muốn làm một cái gì đó cho đời nên họ thường để lại những gì tốt đẹp hơn khi họ ra đi. Tôi thích kiểu người này vì họ luôn luôn hành động bằng tấm lòng say mê và từ tâm muốn giúp đời, giúp người khác nên họ rất dể thương và khoan dung. Nói chung, họ xem trọng người khác.
Bạn có biết những người này có chung một cá tính gì không? Họ rất dễ cảm thông với người khác và ham mê làm cho cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn. Họ không khoe khoang, màu mè (dù một ít cũng chả hại gì ai!); ngược lại, rất dịu dàng và khiêm tốn. Cái mà họ khiến cho chúng ta nể phục và kinh ngạc là họ cũng có những lúc bị khổ đau dằn vặt, hoặc gặp những thử thách cam go trong đời sống của họ, và những khi tan nát cõi lòng. Nhưng thay vì để những thứ kia làm họ gẫy vụng, tan rã, hoặc lạnh lùng. Họ chấp nhận những nỗi đau kia và chấp nối những vụng vỡ, đau thương, tan nát thành những kinh nghiệm sống, và chuyển hóa chúng thành những thương yêu, tha thứ, khoan dung, và cảm thông đối với cuộc đời và người khác.
Họ không bỏ qua mà không giúp đỡ những người đang bị dằn vặt bởi khổ đau vì chính họ đã từng cảm nhận cái sự dằn vặt đó. Họ có một cái mà chúng ta có thể tạm gọi là ‘thần giao cách cảm’ để nhận dạng ra những tình cảnh mà chúng ta đang trải nghiệm trong mỗi chúng ta. Nó có thể là một bà mẹ không muốn con mình phải trải qua những tháng ngày bị chồng ngược đãi, hành hạ như bà; hoặc một cô giáo muốn cấm tuyệt cái chữ ‘đồ ngu’ xử dụng trong lớp vì nhớ lại nó đã làm cô đau đớn như thế nào khi bị gọi lúc còn bé thơ. Nó có thể là một người mang phần ăn của mình tặng người không nhà, cùng khốn vì anh ta biết họ cảm giác ra sao khi có người quan tâm đến mình; hoặc một người đang cai nghiện muốn giúp các cháu thiếu niên đang nghiện ngập như mình khi xưa.
Cái động lực khiến cho những kiểu người này lúc nào cũng muốn làm cho đời tốt đẹp hơn là vì chính họ đã từng đau khổ, và họ không muốn nỗi đau khổ đó tiếp tục làm khổ người khác. Như tất cả mọi người, ai cũng đã từng kinh qua những dằn vặt, chán chường, bực tức với cuộc đời. Những ngu xuẩn mình đã gây ra và phải hứng chịu những kết quả từ sự ngu xuẩn đó. Đôi khi, mình để cho sự ngu xuẩn này biến mình thành chúng. Rồi chúng ta hối hận, oán trách, ăn năn, sám hối.
Tôi không nhớ ai nói câu này nhưng nó có một ý nghĩa tiềm ẩn, thâm sâu: ‘Mọi chuyện xảy ra đối với chúng ta là một sự sắp đặt tuyệt hảo cho mình, để mình có thể biến mình thành con người mình muốn!’ Những điều làm bạn hối tiếc, đau khổ rất nhiều đã nhào nặn bạn thành con người hôm nay. Thêm nữa, bạn có sự lựa chọn cho mình. Bạn có thể ‘tận dụng’ những điều xảy ra cho bạn để hướng mình về phía trước; hay bạn có thể để chúng đẩy bạn vào con đường tuyệt lộ! Có lẻ chính những nổi đau nầy đã đánh thức bạn dậy từ những cơn ác mộng bạn đang sống mà chính mình không hay biết. Như vậy, những nổi khổ, niềm đau nầy không phải là kẻ thù của ta, mà là người bạn thân thương muốn giúp chúng ta làm lại cuộc đời, dù cách giúp đỡ này nhiều khi làm bạn khó chịu.
Ai trong chúng ta cũng mang bên mình những vết thương không bao giờ quên, những mất mát tột cùng, và tự mình đày ải nên khiến mình tuyệt vọng và lo sợ. Nhưng sớm muộn gì, nếu mình biết học kiên nhẫn, buông xã thì chính những vết thương này sẽ mang chúng ta đến nơi mình có thể tìm thấy những linh dược chữa lành nổi đau triền miên mà mình đang gánh chịu.
Đức Phật dạy rằng cái đau trong thân cũng giống như mình đã bị bắn một mũi tên rồi. Nhưng nếu chúng ta cộng thêm nỗi đau trong thân bằng nỗi đau của tâm, nào là than van, bực bội, phiền não, sân hận… Thì giống như mình bị bắn hai mũi tên cùng một lúc. Nếu có tuệ giác, chúng ta sẽ dừng lại quán chiếu nỗi đau trong thân, không để cho nó lan rộng đến tâm mình. Muốn có tuệ giác này, chúng ta phải tu tập thì mình mới có thể chuyển hóa cơn đau thành một vị thầy, sư phụ của mình.
Bạn có thấy rằng muốn vươn lên để vượt qua những nỗi khổ, niềm đau đòi hỏi mình phải nổ lực học hỏi và thử nghiệm vì nó không phải là một bản tính tự nhiên trong mỗi con người. Có người chỉ vừa gặp thất bại lần đầu thì đã co giò, ù té chạy, và đầu hàng vô điều kiện. Nhưng lại có người bị cuộc đời quật lên, ngã xuống mà họ vẫn cứ loi ngoi đòi đứng dậy! Mỗi người phải học cách làm sao để tự vươn lên. Và đến khi mình đã thành công và biết cách ngoi lên rồi thì việc giúp người khác tự đứng vững, không bị té ngã là một phần thưởng to lớn trong đời. Chính những giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời đã trui rèn bạn thành người dễ biết cảm thông và tha thứ. Đây cũng chính là một nghệ thuật, một kỹ năng sống giúp mình thành nhân và sống có ích cho đời, cho xã hội.
Tất cả những bài học mà bạn đã kinh nghiệm qua trong đời sống, dù là lên hay xuống, đều có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, những bài học càng đắng, càng cay thì sẽ có giá trị sâu sắc hơn nhiều! chúng tạo nên những vết sẹo trong tâm ta và chính những vết sẹo này đã dạy chúng ta cách phát huy khả năng vươn lên để sống hạnh phúc. Chúng ta vượt qua khỏi đường hầm tối tăm, nặng nề của thất bại, nhục nhã, khổ đau; và tìm thấy ánh sáng của lạc quan và hy vọng biến mình thành một người mạnh mẻ hơn, sáng suốt hơn, và, đặc biệt, yêu đời hơn!
Bạn có tin rằng đa số chúng ta đã thất bại, không tự nhận ra rằng những thời khắc đen tối nhất trong đời ta, chẳng những không làm tổn hao năng lực trong ta, mà còn cho ta một món quà sâu sắc nhất. Đó là, món quà tinh thần giúp mình tìm thấy tiềm năng vô hạn của đời sống con người trong ta trong những tình huống đau thương, u ám, và tuyệt vọng nhất. Bạn có khả năng nhận những món quà này và sử dụng chúng như là một tín hiệu của tuệ giác cho ta và cho người khác. Và mạnh dạng tuyên bố rằng: ‘Không sao đâu! Tôi đã từng bị mắc kẹt trong tình cảnh đó tưởng chừng như không ra khỏi. Nhưng tôi đã làm được! Vậy đừng lo, bạn cũng có thể làm được!’
Đấy thực sự là một món quà giá trị vô giá mà bạn tặng cho người, cho đời vì bạn đã phải trả bằng máu xương và nước mắt của chính mình.
Thiện Ý
No comments:
Post a Comment