Thịt có thể chứa chất gây ung thư
Thịt có thể chứa chất gây ung thư, nhưng nó cũng là một nguồn dinh dưỡng cung cấp sắt rất cần thiết cho cơ thể con người. Các nghiên cứu dân số đã chỉ ra mối liên hệ giữa lượng thịt cơ thể tiêu thụ và căn bệnh ung thư. Thịt có thể chứa chất gây ung thư, nhưng nó cũng là một nguồn dinh dưỡng cung cấp sắt rất cần thiết cho cơ thể con người. Đây là phát hiện của một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện thực phẩm quốc gia, trường Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, trong đó các nhà khoa học đã xem xét các bằng chứng khoa học trong một số nghiên cứu về ăn thịt và nguy cơ bị ung thư. Người tiêu dùng có thể làm giảm nguy cơ bằng cách hạn chế sử dụng thịt trong khi nấu và ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Viện Thực phẩm Quốc gia đã xem xét kết quả của một số nghiên cứu dân số tạu Mỹ và châu Âu và các nghiên cứu khác để kiểm tra xem hợp chất trong thịt ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư như thế nào. Thịt là một phần của chế độ ăn uống của nhiều người Đan Mạch và thịt góp phần đáng kể vào việc cung cấp lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Các nhu cầu về sắt đặc biệt cao ở phụ nữ mang thai được đáp ứng một phần thông qua ăn thịt. Một số nghiên cứu dịch tễ học lớn đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến và tỉ lệ gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. So với các nghiên cứu tại Mỹ thì ảnh hưởng của thịt đỏ tới người dân châu Âu là ít hơn so với người Mỹ. Tuy nhiên, một vấn đề chung là nghiên cứu khác nhau thì xác định thịt đỏ và thịt chế biến theo nhiều cách khác nhau. Thịt có thể chứa hợp chất gây ung thư nhưng cũng là nguồn cung cấp sắt thiết yếu cho cơ thể Thịt có thể chứa các hợp chất có hại Sắt heme là loại sắt có trong thịt. Dựa trên các nghiên cứu động vật cũng như các nghiên cứu về hoạt động của sắt hemetrong ruột của con người, các nhà nghiên cứu đã nhận ra một điều hiển nhiên đó là sắt heme có thể gây ung thư. Không thể ước tính sự đóng góp của sắt heme với tất cả các trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, nhưng dựa trên nghiên cứu dân số của Viện Thực phẩm Quốc gia thì chỉ có một lượng nhỏ trong số ca mắc ung thư trên là do sắt heme. Cả hai chất heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), được hình thành khi thịt được nấu chịu nhiệt độ cao, là chất gây ung thư. Một số nghiên cứu dân số đã chỉ ra mối liên quan giữa sự phát triển của bệnh ung thư và tiêu thụ thịt được chế biến ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc chắn nhiều về mức độ mà HCAs và PAHs đóng góp vào sự phát triển của bệnh ung thư ở người. Nguy cơ từ HCAs có thể được giảm bằng cách đảm bảo một quá trình làm sạch trong lò nướng để tránh nhỏ giọt chất béo trên nguồn nhiệt. Nitrit được thêm vào một số loại thịt chế biến, và có khả năng hình thành các hợp chất N-nitroso gây ung thư trong thịt hoặc trong ruột. Các nhà sản xuất thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm thiểu việc sử dụng nitrit và bằng cách thêm axit ascorbic hoặc iso-ascorbic acid để ức chế sự hình thành các hợp chất N-nitroso. Vi khuẩn Gut và những yếu tố còn lại của chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng Số lượng nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần vi khuẩn trong ruột ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng ngày một gia tăng. Điều này là do các cơ chế khác nhau trong ruột được gây ra bởi vi khuẩn đường ruột. Dữ liệu cho thấy rằng một chế độ ăn uống giàu chất xơ như ngũ cốc toàn, trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ở những người ăn thịt. tinh dầu không "vi diệu" như chị em phụ nữ vẫn lầm tưởng(VietQ.vn) - Các chuyên gia cho rằng không thể lấy lí do tinh dầu là thành phần thiên nhiên mà cho rằng nó tốt cho con người.
Thu Thảo
No comments:
Post a Comment