Mô tả và cách trồng lan Eulophia
Xuất xứ tên gọi: Tiếng Hy-lạp eu, nghĩa là tốt, cũng như, và lophos nghĩa là lông chim, long vũ. Căn cứ vào chum lông ở môi của hoa.
Cùng giống: Lissochilus Lindley; Giống Cyrtopera Lindley
Phân bố: Trên 200 loài qua các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, hầu hết là ở châu Phi
Là địa lan với giả hành hình củ hoặc những cái rễ mập mạp. Thường là loài rụng lá, lá thường xuất hiện trong hoặc sau thời gian ra hoa, Lá thẳng đến hình mũi mác, có cuống hoặc phiến lá dầy. Vòi hoa xuất hiện bên cạnh lá mới, thường là không phân nhánh. Đôi khi hoa có màu nổi bật. Lá đài và cánh hoa có thể giống cũng có thể không giống nhau. Môi hầu như lúc nào cũng có cựa, thường là có ba thùy, đôi trường hợp lại không phân thùy, bên trong thường có phiến lá dầy và gai. Trụ hoa tùy loài mà ngắn hoặc dài, đôi khi có hình cái cánh. Khối phấn 2.
CÁCH TRỒNG
Chỉ có một ít loài trong giống lớn này được trồng, song người ta quan tâm nhiều hơn đến địa lan ở các vùng nhiệt đới. Những loài dễ trồng là những loài có giả hành ở bên trên mặt đất như loài Eulophia guineensis và loài Eulophia streptopetala. Hầu hết là chúng được trồng trong những chất trồng hỗn hợp mịn, đất nhiều mùn hoặc đất pha cát, hoặc những hòn sỏi nhỏ, đá trân châu thô. Khi cây đã trưởng thành nên giảm nước tưới, chỉ phun định kỳ để tránh các thân củ không bị chết. Khi thấy chồi mới xuất hiện thì bắt đầu tưới một cách cẩn thận. Một khi cây đã hoàn toàn cứng cáp thì tăng cường tưới nước và bón phân cho chúng. Ở môi trường nhiệt độ trung bình và nhiều ánh sáng là thích hợp với hầu hết loài thuộc giống này. Nếu nơi trồng không thông thoáng thì sẽ dẫn đến tình trạng các lá có những mảng đen và rụng.
Lan Eulophia-graminea
No comments:
Post a Comment