Friday, July 22, 2016

Hoa Ngâu


Tên Việt: ngâu Tên Hoa: 米仔蘭(mễ tử lan), 樹蘭(thụ lan) Tên Anh: Chinese rice flower, chu-lan tree Tên Pháp: aglaia Tên khoa học: Aglaia odorata Lour. Họ: Xoan (Meliaceae)
* gội nếp Aglaia gigantea (Pierre) Pellegr.


Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau,
Miệng cười như thể hoa ngâu!
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Gặp em cũng muốn làm quen...
(Ca Dao)

Em có chồng rồi.., ta vắng nhau.
Một hôm chợt gặp giữa vườn ngâu,
Em đi gót nhẹ hơn ngâu rụng,
Sợ chạnh lòng ai những nỗi đau.
(Hoa Ngâu - Lê Thị Kim)

Ngoài công dụng ướp trà, hoa ngâu còn được Đông y dùng chữa say rượu, cao huyết áp, bế kinh, có thương tích do vấp ngã... Có thể dùng hoa tươi hoặc phơi khô. Theo Đông y, hoa ngâu vị ngọt, hơi cay, có tác dụng giải uất kết, giứp thư giãn, làm sạch phổi, tỉnh rượu, tỉnh táo đầu óc, sang mắt, ngưng phiền khát. Nó thường được dùng chữa các chứng ho hen, váng đầu, đầy trướng khó chịu ở ngực, trị nhọt độc… Chữa chứng say rượu: Lấy 10 gr hoa ngâu, 10 gr hoa sắn dây (cát hoa) choc hung vào cốc, đổ nước sôi già vào ngâm kỹ rồi uống. Bế kinh: Lấy 10 gr hoa ngâu, 50 gr rượu. Cho hoa vào rượu, cho một ít nước, nấu cách thủy, đổ hoa chín nhừ, uống khi thuốc đã nguội. Uống trước kỳ kinh ba ngày. Ngày uống một lần, uống liền trong 5 ngày sẽ công hiệu. Cao huyết áp: Lấy 10 gr hoa ngâu, 30 gr hoa cúc, chia làm ba phần đều nhau. Mỗi lần uống một phần với nước sôi già ngâm kỹ cho ngấm thuốc, để nguội rồi uống. Uống hết ba phần thuốc trong ngày sẽ đỡ. Chữa chứng vấp ngã, bị đòn để lại thương tích: Lấy hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50 gr cho vào nồi nấu chín, chắt lấy nước, sau đó đổ nước vào nấu lại, nấu và chắt nước đủ ba lần. Gộp chung ba lần nước thuốc lại nấu bằng lửa to, sau đó hạ cho lửa nhỏ liu riu để được một dạng cao. Phết cao lên miếng lụa mỏng đắp vào vết thương. Ngày làm một lần. Sốt, hen suyễn: Uống trà có ướp hoa ngâu hoặc hoa ngâu ngâm nước sôi già để nguội uống đều có kết quả tốt.


No comments:

Post a Comment