Monday, July 11, 2016

Những thói quen xấu có hại cho thận
       





       Quả thận khoẻ mạnh giúp cơ thể hoạt động tốt hơn nhưng những thói quen hằng ngày dưới đây có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của thận.

1. Không thích uống nước

Lượng chất thải thận phải tiếp nhận luôn nhiều hơn so với các cơ quan khác. Thận có chức năng cân bằng lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại sinh ra trong các quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể qua đường nước tiểu. Để thực hiện các chức năng đó, thận cũng cần được cung cấp đủ nước.

Lời khuyên: Rèn thói quen uống nhiều nước giúp nước tiểu nhanh chóng được bài thải ra ngoài. Điều này không chỉ giúp phòng chống bệnh sỏi thận, mà còn có tác dụng bảo vệ thận nếu bạn có chế độ ăn quá nhiều muối.

2. Uống nhiều bia

Bạn có bệnh về tim mạch, lại hay uống nhiều bia sẽ khiến axit uric bị tích tụ, làm tắc nghẽn ống thận, dẫn đến suy thận.

Lời khuyên: Nếu phát hiện ra thận có vấn đề khi xét nghiệm máu, e rằng thận của bạn đã bị tổn thương không nhẹ. Bạn nên kiểm tra nước tiểu định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.

3. Lượng rau quả không phù hợp

Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với người gặp vấn đề về chức năng thận, chất kali có trong các loại rau quả thường ngày được coi là thức hỗ trợ giảm huyết áp tự nhiên này lại có thể làm tổn thương thận nếu dùng trong thời gian dài.

Lời khuyên: Người có vấn đề về chức năng thận, nên chú ý trong việc ăn rau quả: nên có chế độ ăn nhạt, không nên ăn uống nước rau quả quá nồng hay nước canh quá đậm.

4. Không thích uống nước nhạt

Đại bộ phận nam giới không thích vị nhạt của nước lọc, hay nước đun sôi để nguội. Do vậy, các đồ uống có ga như coca hay cà phê nghiễm nhiên được lựa chọn. Tuy nhiên, các loại đồ uống này dễ khiến huyết áp tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến thận bị tổn thương.

Lời khuyên: Bạn nên tránh uống quá nhiều đồ uống có ga hay cà phê và dùng nước nhạt thay thế. Duy trì 8 ly nước nhạt mỗi ngày để giúp cơ thể bài thải chất độc kịp thời.

5. Ăn quá nhiều thịt

Hiệp hội thực phẩm Mỹ từng kiến nghị, 1 người nặng 50kg trong 1 ngày chỉ nên nạp 40g protein, tức là không quá 300g thịt, để tránh gây tổn thương thận nặng nề.

Lời khuyên: Nếu hát hiện trong nước tiểu có protein, lại ăn quá nhiều thịt trong thời gian dài, sẽ khiến chức năng thận bị tổn thương. Lượng thịt và thực phẩm chế biến từ đậu có thể nạp vào cơ thể mỗi bữa nên chỉ nhiều hơn 0,5cm so với độ dày của nắm tay. Những người có bệnh thận mãn tính nên ăn ít hơn.

6. Lạm dụng thuốc giảm đau

Có nghiên cứu đã phát hiện ra việc sử dụng lẫn các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị chậm lại. Từ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng của thận. Không chỉ vậy, những người bị suy thận do lạm dụng thuốc giảm đau cũng dễ bị ung thư bàng quang.

Lời khuyên: Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào trong thời gian dài, bạn chỉ nên thỉnh thoảng dùng với liều lượng phù hợp khi thực sự cần thiết.

7. Ăn nhiều muối

Thận phụ trách việc lọc 95% hàm lượng muối chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận bị “quá tải”. Ngoài ra, chất Natri có trong muối làm cho cơ thể bị giữ nước, tăng thêm gánh nặng cho thận, dễ dẫn tới suy giảm chức năng thận.

Lời khuyên: Mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 6g muối. Bạn cần lưu ý hàm lượng muối trong mì ăn liền rất cao, bởi vậy bạn không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.

8. Áp lực quá lớn khiến huyết áp tăng cao

Bệnh cao huyết áp cao đã trở thành một nguy cơ của xã hội hiện đại. Một bộ phận không nhỏ do áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống gây ra. Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của thận. Triệu chứng thông thường nhất cho biết bạn đang bị áp lực chính là tình trạng mất ngủ.

Lời khuyên: Các bạn trẻ thường rất khó phát hiện ra tình trạng huyết áp cao của bản thân. Do vậy, tốt nhất bạn nên kiểm tra huyết áp định kỳ, tránh không thức đêm nhiều, không để cơ thể phải chịu áp lực quá sức khiến huyết áp tăng cao.

Dưỡng sức cho dạ dày

Nỗi khổ lớn nhất của người bị bệnh dạ dày là phải hạn chế hay đoạn tuyệt hoàn toàn với rất nhiều loại thực phẩm. Làm sao để không rơi vào tình cảnh này?

Nếu bị trào ngược dạ dày - thực quản thì không nên ăn cháo. Acid dạ dày (vị toan) quá nhiều, nên ăn thực phẩm làm từ bột mì.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước đây do điều kiện sống thấp, ăn không no, không ngon, số người bị viêm dạ dày dẫn đến dạ dày teo hoặc thu co, làm cho axít dạ dày bài tiết không đủ. Lúc này, ăn cháo có thể thúc đẩy dạ dày bài tiết axit, giúp tăng tiêu hóa và đường huyết.

Tuy nhiên, khi mức sống ngày càng được nâng cao, chúng ta được ăn ngon và cũng ăn no, dạ dày bài tiết nhiều axit hơn, đó là lý do vì sao người mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cũng tăng lên. Món cháo sẽ không còn thích hợp với những người này. Vì vậy, làm theo quan niệm truyền thống chưa hẳn đã đúng. Đối với những người có axit dạ dày bài tiết quá nhiều thì nên ăn thực phẩm được chế biến từ bột mỳ như bánh bao, bánh mỳ, mỳ… bởi vì bột mỳ thuộc tính kiềm, có thể làm cho kiềm, axit trong dạ dày cân bằng, giảm bớt nguy cơ phát sinh bệnh dạ dày.

Thường xuyên ăn tối muộn dễ gây ung thư dạ dày

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên ăn tối muộn dễ gây ra ung thư dạ dày. Bởi tế bào thượng bì của niêm mạc dạ dày trong khoảng 2-3 ngày mới làm mới một lần. Quá trình tái sinh phục hồi này xảy ra vào ban đêm khi dạ dày, đường ruột nghỉ ngơi. Nếu thường xuyên ăn tối quá muộn, dạ dày đường ruột không được nghỉ ngơi đủ, niêm mạc dạ dày cũng sẽ không phục hồi được thuận lợi.

Ngoài ra, ăn tối quá muộn, thức ăn bị tụ lại lâu ở trong dạ dày, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, gây kích thích cho niêm mạc dạ dày, về lâu dài dễ làm cho niêm mạc dạ dày xói mòn, lở loét, sức đề kháng yếu đi.

Nếu trong thức ăn chúng ta ăn vào hàm chứa chất gây ra ung thư, ví dụ như thường xuyên ăn các thực phẩm chiên rán, nướng, các thực phẩm muối mặn như dưa muối, cá muối… thời gian dài lưu lại trong dạ dày sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư dạ dày.

Lưu ý cho những người bị nhiệt dạ dày

Nhiệt dạ dày tương phản với hàn dạ dày, tức là lạnh bụng. Đông Y cho rằng, nhiệt dạ dày là chỉ phần dạ dày bị tà nhiệt, thông thường là do ăn nhiều thực phẩm khô nóng vì dùng quá nhiều dầu mỡ chiên, rán hoặc uống quá nhiều rượu làm cho dạ dày bị nóng.

Theo các chuyên gia, người bị bệnh nhiệt dạ dày sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước và thích uống nước lạnh, không thích uống nước nóng. Sau khi uống nước lạnh vào bụng, cảm giác không thoải mái ở dạ dày sẽ được hóa giải, ngoài ra có người bệnh còn bị hôi miệng, tiểu nhắt, táo bón và các triệu chứng khác.

Nhiệt dạ dày đầu tiên cần phải làm là “thanh nhiệt dạ dày”. Bác sỹ khuyến nghị, người bị nhiệt dạ dày nên ăn nhiều thực phẩm mang tính hàn lạnh có chức năng thanh nhiệt như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối, lê vv.

Ngoài ra, hạn chế ăn các thực phẩm mang tính nhiệt, nóng như hạt tiêu, nhãn và hồi hương để tránh làm cho dạ dày nóng thêm. Nhiệt và lạnh dạ dày đều do dạ dày không thích hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Vì vậy, cần chú ý thanh nhiệt dạ dày đồng thời cũng cần chú ý luyện tập có một thói quen ăn uống tốt, chú ý sự phối hợp cân bằng dinh dưỡng của thức ăn, không nên ăn quá nhiều món lẩu và nên ăn nhiều món luộc.

Sưu tầm

No comments:

Post a Comment