Tình yêu đến bất ngờ.
Như ngâu vàng vẫn nở.
...
TÁC DỤNG CỦA HOA NGÂU TRONG ĐÔNG Y
Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát.
Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Hoa ngâu được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc…
Ngâu hay còn gọi là ngâu ta để phân biệt khi loài ngâu ngoại lai. Là loại cây dạng bụi có thể cao tới 3,6 mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều. Lá dạng lá kép lông chim, lá chét dạng trứng ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết. Khác với ngâu Tàu có mũi lá nhọn, ngâu ta có đầu lá tròn và dáng cây mọc thành bụi lớn hơn.
Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào, trồng trong chậu. Hiện nay nhiều nơi trồng để làm thuốc hiệu quả rất cao.
Một số bài thường dùng:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g. Tất cả cho vào ấm hãm với nước sôi. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối, uống lúc nguội. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.
Bài 2: Chữa chứng bế kinh: Hoa ngâu 10g, rượu 50g. Cho hoa vào rượu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 5 ngày, ngày uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống liền 5 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Uống trà có ướp hoa ngâu hoặc hoa ngâu ngâm nước sôi già để nguội uống đều có kết quả tốt.
Bài 4 : Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết: Cành lá ngâu 30g, dây đau xương 20g, cốt toái bổ 10g, ké đầu ngựa 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Bài 5: Chữa sưng đau, bầm tím do ngã: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50g. Gộp chung cả hai thứ, cho 700ml nước, đun nhỏ lửa cô thành cao. Mỗi lần dùng, bôi một ít cao này lên vải mỏng đắp vào chỗ vết thương sưng đau, 2 giờ thay băng một lần, ngày 2 lần. Đắp đến khi vết thương giảm sưng đau. Hoặc cành lá ngâu, lá xuyên tâm liên, lá dâm bụt mỗi thứ 1 nắm nhỏ, giã nát đắp vào vết thương, 2 giờ thay băng 1 lần, ngày đắp 2 lần.
Chú ý: Phụ nữ mang thai không được sử dụng đơn thuốc có hoa ngâu.
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment