Dấu hiệu đột quỵ
Ngay nay, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Nó cũng là nguyên chính gây tàn tật nghiêm trọng và lâu dài. Những người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn và quý vị càng lớn tuổi thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao. Nam giới, người Mỹ gốc Phi và những người bị tiểu đường hay bệnh tim là những người có nguy cơ bị đột quỵ nhiều nhất. Hiện nay, có khoảng 6,6 triệu người đã từng bị đột quỵ vẫn còn sống.
Để bảo vệ bản thân quý vị và những người thân yêu của quý vị khỏi ảnh hưởng nặng nề của đột quỵ, quý vị nên:
- Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ đối với quý vị.
- Giảm các yếu tố nguy cơ của quý vị.
- Học những dấu hiệu cảnh báo của bệnh đột quỵ.
- Tìm hiểu xem bạn nên làm gì nếu bạn phát hiện thấy có những dấu hiệu cảnh báo.
Quý vị và gia đình quý vị nên tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ được liệt kê dưới đây.
Quý vị có thể có một số hay tất cả các dấu hiệu:
- Bất ngờ có cảm giác tê liệt hoặc yếu ớt ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể
- Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu
- Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt
- Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể
- Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân
Đột quỵ xảy ra như thế nào?
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu nuôi não bị nghẽn tắc (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc bị vỡ (đột quỵ do xuất huyết). Khi đó phần đó của não không thể hoạt động và phần của cơ thể mà phần đó của não kiểm soát cũng không thể hoạt động
Các cơn thiếu máu não thoáng qua hay TIA là những "cơn đột quỵ cảnh báo" có thể xảy ra trước cơn đột quỵ thực sự. Chúng xảy ra khi một cục máu làm nghẽn một động mạch trong một thời gian ngắn. Các dấu hiệu của TIA giống như của đột quỵ, nhưng chúng thường chấm dứt chỉ sau vài phút. Nếu quý vị có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy tới bệnh viện ngay lập tức!
Huyết áp cao, cholesterol trong máu cao không được kiểm soát, hút thuốc lá và bệnh tim khiến quý vị có nguy cơ cao hơn về đột quỵ.
Tôi nên làm gì nếu nghi ngờ bị đột quỵ?
Gọi 9-1-1 hoặc dịch vụ cấp cứu y tế tại khu vực quý vị (sở cứu hỏa hay xe cứu thương) ngay lập tức. Điều quan trọng là phải đến bệnh viện ngay. Đồng thời, kiểm tra thời gian để quý vị sẽ biết những triệu chứng đầu tiên đã xuất hiện khi nào. Việc quan trọng nhất là hành động ngay lập tức. Nếu được cho dùng trong vòng 3 đến 4,5 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng, thuốc làm tan huyết khối có thể cải thiện cơ hội phục hồi nhanh hơn.
Tôi có thể phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Quý vị có thể giúp phòng ngừa đột quỵ bằng cách làm những điều sau đây:
- Đừng hút thuốc, và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
- Điều trị bệnh cao huyết áp nếu quý vị bị bệnh này.
- Ăn theo một chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển dạng, đường bổ sung thêm và muối.
- Hãy năng hoạt động thể chất.
- Đạt được và duy trì mức cân nặng khỏe mạnh.
- Kiểm soát đường huyết của quý vị nếu quý vị bị tiểu đường.
- Tuân theo các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
- Hãy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc truy cập heart.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim và đột quỵ.
- Đăng ký nhận tạp chíHeat Insight, một tạp chí miễn phí dành cho bệnh nhân tim và gia đình, tại heartinsight.org.
- Kết nối với những bệnh nhân khác chia sẻ cùng hành trình điều trị bệnh tim và đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại heart.org/supportnetwork.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin để giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để tìm hiểu thêm.
Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:
Tôi sẽ hồi phục thế nào sau cơn đột quỵ?
Đột quỵ khác với cơn đau tim như thế nào?
©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:
Tôi sẽ hồi phục thế nào sau cơn đột quỵ?
Đột quỵ khác với cơn đau tim như thế nào?
©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
No comments:
Post a Comment