Suy tim
Nếu quý vị bị suy tim, quý vị không đơn độc. Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ đang sống chung với căn bệnh này Trên thực tế, suy tim là một trong những lý do thông thường nhất khiến cho những người ở độ tuổi 65 trở lên phải vào bệnh viện. Có thể phải mất nhiều năm để cho bệnh suy tim phát triển. Suy tim còn được gọi là suy tim sung huyết khi dịch tích tụ trong các phần khác nhau của cơ thể. Vậy nếu quý vị chưa bị nhưng có nguy cơ bị suy tim, quý vị nên thay đổi lối sống ngay bây giờ để phòng ngừa nó!
Các triệu chứng suy tim thường tiến triển theo thời gian khi tim bạn yếu hơn và giảm khả năng bơm lượng máu cần thiết cho cơ thể. Suy tim thường làm cho tim to ra (tâm thất trái).
Tim của quý vị có ngưng đập không?
Khi quý vị bị suy tim, điều đó không có nghĩa là tim quý vị đã ngừng đập. Nó có nghĩa là tim quý vị không bơm máu như nó phải làm. Tim vẫn làm việc, nhưng nhu cầu của cơ thể đối với máu và oxy không được đáp ứng.
Suy tim có thể xấu đi nếu không được điều trị. Điều rất quan trọng là phải làm những gì bác sĩ của quý vị bảo quý vị làm. Khi quý vị thực hiện những sự thay đổi lành mạnh, quý vị có thể cảm thấy khỏe hơn nhiều và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn!
Điều gì có thể xảy ra?
Đâu là nguyên nhân?
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch vành (CAD). CAD xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị hẹp do chất béo tích tụ, còn gọi là mảng bám.
Các yếu tố nguy cơ thường dẫn đến suy tim là:
Các triệu chứng suy tim thường tiến triển theo thời gian khi tim bạn yếu hơn và giảm khả năng bơm lượng máu cần thiết cho cơ thể. Suy tim thường làm cho tim to ra (tâm thất trái).
Tim của quý vị có ngưng đập không?
Khi quý vị bị suy tim, điều đó không có nghĩa là tim quý vị đã ngừng đập. Nó có nghĩa là tim quý vị không bơm máu như nó phải làm. Tim vẫn làm việc, nhưng nhu cầu của cơ thể đối với máu và oxy không được đáp ứng.
Suy tim có thể xấu đi nếu không được điều trị. Điều rất quan trọng là phải làm những gì bác sĩ của quý vị bảo quý vị làm. Khi quý vị thực hiện những sự thay đổi lành mạnh, quý vị có thể cảm thấy khỏe hơn nhiều và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn!
Điều gì có thể xảy ra?
- Tim của bạn không bơm đủ máu.
- Máu bị ứ trong tĩnh mạch.
- Dịch tích tụ trong cơ thể, làm sưng bàn chân, mắt cá chân và ống chân. Chứng này gọi là "phù".
- Dịch tích tụ trong phổi. Tình trạng này gọi là "phù phổi".
- Cơ thể quý vị không nhận được đủ máu, thức ăn và ôxy.
- Thở gấp, đặc biệt khi nằm.
- Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức
- Ho hoặc thở khò khè, đặc biệt khi bạn luyện tập hoặc nằm
- Sưng bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân
- Tăng cân do tích tụ dịch
- Lú lẫn hoặc không thể suy nghĩ sáng suốt
Đâu là nguyên nhân?
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch vành (CAD). CAD xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị hẹp do chất béo tích tụ, còn gọi là mảng bám.
Các yếu tố nguy cơ thường dẫn đến suy tim là:
- Cơn đau tim trước đây đã gây nên một số tổn thương cho cơ tim
- Các khiếm khuyết bẩm sinh của tim
- Cao huyết áp
- Bệnh lý van tim
- Các bệnh của cơ tim
- Tim và/hoặc các van tim bị viêm
- Nhịp tim bất thường (chứng loạn nhịp tim)
- Thừa cân
- Bệnh tiểu đường
- Các vấn đề của tuyến thượng thận
- Lạm dụng rượu bia hoặc dược chất
- Một số loại hình hóa trị liệu
- Bác sĩ của quý vị có thể cho quý vị dùng thuốc giúp tăng cường tim và thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể của quý vị loại bỏ lượng dịch dư thừa.
- Bác sĩ của quý vị sẽ khuyến cáo quý vị một chế độ ăn ít natri (muối)
- Quý vị có thể được cung cấp ôxy để dùng tại nhà.
- Bác sĩ của quý vị có thể đề nghị một số thay đổi trong lối sống.
- Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật hoặc các thiết bị về tim.
- Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.
- Nếu quý vị đang hút thuốc lá, hãy bỏ hút.
- Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Cân hàng ngày để xem có tăng cân do lượng dịch gia tăng hay không.
- Theo dõi lượng chất lỏng đưa vào cơ thể mỗi ngày.
- Theo dõi huyết áp của quý vị hàng ngày.
- Giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Tránh hoặc hạn chế rượu bia và chất caffeine.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho tim, với ít muối, ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển dạng.
- Ăn ít muối và ít những thức ăn có muối.
- Hãy năng hoạt động thể chất.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
- Hãy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc truy cập heart.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim và đột quỵ.
- Đăng ký nhận tạp chíHeat Insight, một tạp chí miễn phí dành cho bệnh nhân tim và gia đình, tại heartinsight.org.
- Kết nối với những bệnh nhân khác chia sẻ cùng hành trình điều trị bệnh tim và đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại heart.org/supportnetwork.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin để giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để tìm hiểu thêm.
Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?
Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:
Tôi có thể ăn bao nhiêu muối?
Cân nặng tăng bao nhiêu là quá nhiều?
©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?
Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:
Tôi có thể ăn bao nhiêu muối?
Cân nặng tăng bao nhiêu là quá nhiều?
©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
No comments:
Post a Comment