Đột quỵ do đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Phần lớn các cơn đột quỵ xảy ra khi các mạch máu đến não bị hẹp lại hoặc bị tắc do tích tụ các chất béo gọi là mảng bám. Điều này cắt đứt dòng chảy của máu đến các tế bào não. Đột quỵ do thiếu máu đến một phần của não gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, mà quý vị có thể thay đổi được nguy cơ này.
Có phải tất cả các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ đều giống nhau không?
Có hai loại đột quỵ chính do thiếu máu cục bộ.
- Đột quỵ do huyết khối gây nên bởi một cục máu (cục đông) trong một động mạch đi tới não. Cục máu làm tắc dòng chảy của máu đến một phần của não. Các cục máu thường hình thành trong các động mạch đã bị tổn thương vì mảng bám.
- Đột quỵ do thuyên tắc gây nên bởi một cục máu di chuyển (khối thuyên tắc) hình thành ở một nơi nào khác (thường là ở trong các động mạch tim hay cổ). Các cục máu đông bị tích tụ trong máu và ngăn chặn mạch máu trong não hoặc dẫn đến não.
- kiểm tra tiền sử bệnh của quý vị hoặc một thành viên gia đình
- khám thể chất và thần kinh
- làm một số xét nghiệm (máu)
- chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI scan) cho não
- xem xét các kết quả xét nghiệm chẩn đoán cần thiết khác
Điều trị cấp là việc nhóm chăm sóc y tế điều trị lập tức ngay khi đột quỵ xảy ra. Mục tiêu của điều trị cấp là giữ cho lượng tổn thương não càng nhỏ càng tốt. Điều này được thực hiện bằng cách nhanh chóng khôi phục dòng chảy của máu tới phần não nơi có chỗ tắc mạch.
Thuốc duy nhất được FDA phê chuẩn để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ là chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA). Đó là một loại thuốc làm tan máu đông. tPA phải được cho dùng trong vòng 3 đến 4,5 giờ kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Thuốc cũng có thể được dùng để điều trị chứng sưng não đôi khi xảy ra sau cơn đột quỵ.
Đối với người có cục máu đông trong những động mạch lớn hơn, tPA thường không làm tan được cục máu đông hoàn toàn. Trong trường hợp này, một thủ thuật, gọi là lấy huyết khối bằng phương pháp cơ học, phải được thực hiện trong vòng sáu giờ sau khi có những triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Trong hầu hết các trường hợp, thủ thuật này chỉ được thực hiện sau khi bệnh nhân đã được dùng tPA đường tĩnh mạch. Để loại bỏ huyết khối, bác sĩ sẽ luồn một ống thông (ống nhỏ) cùng với một ống đỡ (stent) qua động mạch ở háng lên động mạch bị tắc ở não. Ống đỡ (stent) sẽ bung ra và giữ lấy cục máu đông. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy ống đỡ (stent) ra cùng với cục máu đông đã được giữ trong đó. Nếu cần, cũng có thể dùng các thiết bị khác.
Khi một người bị đột quỵ, có các nguy cơ khác. Khi nhóm y tế đã xác định được nguyên nhân đột quỵ, họ có thể kê toa điều trị hoặc làm thủ thuật để giảm các nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ thứ hai, chẳng hạn như:
- Các thuốc chống tập kết tiểu cầu chẳng hạn như aspirin và các thuốc chống đông máu chẳng hạn như warfarin, dabigitran, apixaban, rivoraxaban hoặc edoxaban tác động đến khả năng hình thành cục máu đông. Điều này có thể đóng vai trong quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.
- Thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (Carotid endarterectomy) là một thủ thuật trong đó chỗ tắc mạch máu (cục máu đông hoặc mảng chất béo) trong động mạch cảnh ở cổ được loại bỏ bằng phẫu thuật. Điều này làm khơi thông lại động mạch và dòng chảy của máu lên não. Thủ thuật này chỉ được thực hiện ở bệnh nhân có khối thuyên tắc lớn.
- Đôi khi bác sĩ sử dụng bóng nong động mạch và lưới thép có thể cấy trong cơ thể gọi là ống đỡ (stent) để điều trị và giảm sự tích tụ chất béo gây nghẽn động mạch mà điều này có thể dễ làm hình thành các cục máu trong dòng máu.
Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
- Hãy điện thoại số 1-888-4-STROKE (1-888-478-7653) để tìm hiểu thêm về đột quỵ hoặc tìm các nhóm hỗ trợ tại địa phương, hoặc truy cập StrokeAssociation.org.
- Đăng ký để nhận tạp chí Stroke Connection, một tạp chí miễn phí dành cho những người sống sót sau đột quỵ và người chăm sóc tại strokeconnection.org.
- Kết nối với những người khác cùng chia sẻ hành trình điều trị đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại strokeassociation.org/supportnetwork.
Quý vị có câu hỏi nào dành cho bác sĩ hay y tá của quý vị không?
Hãy dành vài phút để viết ra các câu hỏi của chính mình cho lần sau quý vị gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe:
Tôi có thể làm gì để giúp phòng ngừa một cơn đột quỵ khác?
Tôi có thể được cho dùng thuốc gì?
©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
No comments:
Post a Comment