Wednesday, July 5, 2017

Cơn đau tim


Image result for chest pain

Mỗi 34 giây lại có một ai đó chết vì các bệnh về tim và mạch máu, các bệnh này là  số 1 sát nhân số 1 của nước Mỹ. Vì phần lớn những ca tử vong đều do bệnh động mạch vành gây nên - hơn 375.000 ca mỗi năm - nên điều quan trọng là tìm hiểu tất cả những gì quý vị có thể tìm hiểu về cơn đau tim.

Ví dụ, quý vị phải biết các dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim để quý vị có thể nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức cho chính quý vị hay cho một người nào đó ở gần quý vị.

Một vài cơn đau tim xảy ra đột ngột và dữ dội, nhưng phần lớn bắt đầu một cách chậm chạp và kèm theo đau hay khó chịu nhẹ. Sau đây là một vài dấu hiệu có thể cho biết một cơn đau tim đang xảy ra:
  • Áp lực khó chịu, đè nặng, căng đầy hay đau vùng giữa ngực quý vị. Áp lực hay cơn đau đó kéo dài trên vài phút hay hết đi và bị lại.
  • Đau hoặc khó chịu một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hay dạ dày của quý vị.
  • Thở gấp kèm hoặc không kèm sự khó chịu ở ngực.
  • Các dấu hiệu khác như đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn hay váng đầu.
Nếu quý vị hoặc một người nào đó đang ở cùng quý vị bị khó chịu nơi ngực, đặc biệt kèm theo một hay nhiều dấu hiệu khác nữa, hãy lập tức gọi tới 9-1-1hoặc dịch vụ cấp cứu y tế (EMS) tại khu vực quý vị (sở cứu hỏa hoặc xe cứu thương). Hãy đến một bệnh viện ngay lập tức.

Điều gì gây nên cơn đau tim?

Một cơn đau tim xảy ra khi dòng máu chảy đến một phần của tim bị nghẽn (thường là do một cục máu). Điều này xảy ra vì các động mạch vành cung cấp máu cho tim dần dần trở nên dày và cứng hơn do sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác, gọi là mảng.

Cơn đau tim xảy ra nếu mảng vỡ lan ra và một cục máu hình thành làm nghẽn dòng chảy của máu. Sau đó cơ tim được cung cấp bởi động mạch này bắt đầu chết. Tổn thương càng gia tăng nếu động mạch càng nghẽn lâu hơn.

Một khi cơ đó chết, kết quả là tim bị tổn thương vĩnh viễn.

Tôi có thể hồi phục như thế nào?

Tùy vào mức độ của cơn đau tim, quý vị có thể chỉ lưu lại bệnh viện vài ngày mà thôi. Nhưng quá trình hồi phục của quý vị chỉ mới bắt đầu.
  • Hãy bắt đầu thay đổi lối sống ngay bây giờ để giảm thiểu nguy cơ quý vị có thể bị một cơn đau tim khác. Hãy ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất nhiều hơn và không hút thuốc lá.
  • Hãy bàn với bác sĩ và các y tá của quý vị về cách làm sao để sống một cuộc sống càng bình thường càng tốt. Hãy hỏi xem khi nào thì quý vị có thể làm việc trở lại, lái xe, quan hệ tình dục và phải làm gì nếu quý vị bị khó chịu ở ngực. Họ cũng có thể trả lời các câu hỏi của quý vị về các vấn đề khác.
  • Bàn với nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về việc gia nhập một chương trình phục hồi tim.
Tôi làm thế nào để giảm nguy cơ đau tim?

Ngay cả nếu quý vị bị bệnh tim, có rất nhiều điều quý vị có thể làm để cải thiện sức khỏe của tim quý vị. Làm việc với nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị để đặt ra mục tiêu giảm nguy cơ đau tim của quý vị.
  • Đừng hút thuốc, và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
  • Điều trị bệnh cao huyết áp nếu quý vị bị bệnh này.
  • Ăn theo một chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển dạng và natri (muối).
  • Tập luyện thể chất với cường độ trung bình trong tối thiểu 150 phút mỗi tuần.
  • Đạt được và duy trì mức cân nặng khỏe mạnh.
  • Kiểm soát đường huyết của quý vị nếu quý vị bị tiểu đường.
  • Hãy đến gặp bác sĩ của quý vị để kiểm tra sức khỏe đều đặn.
  • Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
  1. Hãy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc truy cập heart.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim và đột quỵ.
  2. Đăng ký nhận tạp chíHeat Insight, một tạp chí miễn phí dành cho bệnh nhân tim và gia đình, tại heartinsight.org.
  3. Kết nối với những bệnh nhân khác chia sẻ cùng hành trình điều trị bệnh tim và đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại heart.org/supportnetwork.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin để giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để tìm hiểu thêm.

Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?

Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:

Bao lâu sau cơn đau tim thì tôi có thể trở làm việc?

Có chương trình phục hồi tim ở khu vực tôi sống không?

©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)   

No comments:

Post a Comment