Jacaranda acutifolia - PHƯỢNG TÍM
Nghe nhac
Phượng tím là một loài cây gỗ lớn (cao 10–15 m), tán lá tỏa rộng (7–10 m) nhưng cành lá thưa, lá phức bao gồm hai lần lá kép, nên khi không có hoa cây trông tương tự phượng vĩ, nhưng vào mùa nở hoa thì trổ nhiều hoa hơn. Hoa hình ống dài 4–5 cm, từng chùm màu tím, hình chuông, cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát, không hề giống hoa phượng. Mùa hoa nở kéo dài khá lâu, có thể đến 4–6 tháng.
Xem thêm:
Phượng Vĩ
Kim phượng
Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từ lâu đã được du nhập vào Ấn Độ, Nê-Pal..., tức thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 1970, và có lẽ cũng thích hợp với những vùng mát như Tam Đảo, Lai Châu ở Việt Nam...
Phượng tím thường được trồng làm cây cảnh ven đường và trong các công viên, nhưng tác dụng cho bóng mát kém vì tán lá quá thưa thớt. Riêng trong công viên, vì không phải quét dọn mỗi ngày như trên đường phố, sau vài ngày hoa rụng trên mặt đất sẽ có một thảm hoa màu tím khá bắt mắt.
Phượng tím phải trồng bằng hạt, vì thế sau khi đã du nhập một số cây vào Việt Nam, việc nhân rộng khá chậm chạp vì không thể giâm cành. Cây trồng từ hạt ra hoa sau 2–3 năm, khi cây còn khá thấp ( người lớn có thể với tay tới hoa ).
Tại Việt Nam, Phượng tím được trồng nhiều ở Đà Lạt, số ít ở Thanh Hoá, Cần Thơ, Huế và Hà Nội. Tại Hà Nội, số lượng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Phượng tím thường nở rộ vào tháng 4 báo hiệu một mùa hè đang tới.
Hoa phượng tím có cánh tràng hợp lại thành ống dài hẹp, đầu loe rộng chia thùy gần đều, mọc thành chùm với những hoa nhỏ màu lam tím nhạt.
Xem thêm:
Phượng Vĩ
Kim phượng
Xem thêm:
Phượng Vĩ
Kim phượng
Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từ lâu đã được du nhập vào Ấn Độ, Nê-Pal..., tức thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 1970, và có lẽ cũng thích hợp với những vùng mát như Tam Đảo, Lai Châu ở Việt Nam...
Phượng tím thường được trồng làm cây cảnh ven đường và trong các công viên, nhưng tác dụng cho bóng mát kém vì tán lá quá thưa thớt. Riêng trong công viên, vì không phải quét dọn mỗi ngày như trên đường phố, sau vài ngày hoa rụng trên mặt đất sẽ có một thảm hoa màu tím khá bắt mắt.
Phượng tím phải trồng bằng hạt, vì thế sau khi đã du nhập một số cây vào Việt Nam, việc nhân rộng khá chậm chạp vì không thể giâm cành. Cây trồng từ hạt ra hoa sau 2–3 năm, khi cây còn khá thấp ( người lớn có thể với tay tới hoa ).
Tại Việt Nam, Phượng tím được trồng nhiều ở Đà Lạt, số ít ở Thanh Hoá, Cần Thơ, Huế và Hà Nội. Tại Hà Nội, số lượng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Phượng tím thường nở rộ vào tháng 4 báo hiệu một mùa hè đang tới.
Hoa phượng tím có cánh tràng hợp lại thành ống dài hẹp, đầu loe rộng chia thùy gần đều, mọc thành chùm với những hoa nhỏ màu lam tím nhạt.
Xem thêm:
Phượng Vĩ
Kim phượng
Nghe nhac
Con Đường Phượng Tím - Miên Thụy Con đường phượng tím chiều nay đổ Bóng lá che nghiêng một góc đời Nghe trong cõi nhớ niềm xa xót Chợt thoáng hiện về dấu yêu ơi Con đường phượng tím muà hạ đỏ Nhắc nhở trong em kỷ niệm sầu Phượng tím có là hoa phượng nhớ Khung trời một dạo luyến lưu nhau Con đường phượng tím chiều nay khóc Thương lối năm xưa dáng nhỏ gầy Thương những cuộc tình màu tang tóc Chinh chiến qua rồi vẫn chưa phai Con đường phượng tím hàng cây vắng Tình yêu như thuở mới vào đời Xin cho được trọn lần sau cuối Phượng Vỹ còn hồng nét đôi mươi Phượng - Nguyễn Nam An phượng ở công viên nở toàn hoa tím phượng xưa đỏ cành đã bỏ đi đâu phượng của tình tôi nhánh sầu tay hái phượng nay đường dài mình chẳng gặp nhau tôi ở công viên trưa đầy hoa nắng phơ phất mười năm nguội lạnh nát lòng vết sẹo tay tôi ngày nào em cắn da đã liền sao buốt giữa mênh mông áo của ngày xanh đâu xa xôi lắm như vở học trò như bảng phấn quen như lòng phượng xưa đỏ bên hiên nắng đã lạ chiều nay mưa xuống bên thềm phượng ở Mỹ châu phượng sầu hoa tím trống vắng lòng xe trống vắng hiên che tháng sáu tôi thề khi đêm ra biển dầu sẽ như ve hết kiếp không về ./. (Hóa Ra Lần Cuối Em Buồn Nghỉ Chơi) (Cám ơn tác giả Nguyễn Nam An đã gửi cho bài thơ) | http://www.thonhacviet.com/mp3/GioPhuongTim_xphu.mp3 |
No comments:
Post a Comment