Chùa Một Cột với tinh thần Phật Giáo Việt Nam thời nhà Lý
với
TINH THẦN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI NHÀ LÍ
Hạnh Cơ
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại Hành (980-1005)(1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta. Nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long Đĩnh (1005-1009)(2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công Uẩn(3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc. Và sự lên ngôi của Lí Công Uẩn để khai sáng ra nhà Lí đã là một công trình, một sắp xếp chính trị rất khéo léo của thiền sư Vạn Hạnh(4). Đó là một kết quả của “tinh thần Vạn Hạnh”, và Lí Công Uẩn lên ngôi, cũng như các vua Lí kế tiếp, là thực hiện cái sứ mệnh “đem ĐẠO vào ĐỜI” của Tổ Vạn Hạnh. Nói cách khác, tư tưởng của Vạn Hạnh đã ảnh hưởng sâu xa và quyết định phần lớn cho tinh thần giới lãnh đạo suốt triều đại nhà Lí; đó là tinh thần tập thành Thiền và Mật, có kiến thức cao siêu thần toán, thấu suốt và nối liền quá khứ, hiện tại, vị lai, sử dụng các thuật phong thủy và sấm vĩ, làm lợi khí cho những hành động ích quốc lợi dân, phụng sự quốc gia và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nhà Lí đã xây dựng một quốc gia tiến bộ khác hẳn Đinh, Lê trước đó, và chùa Một-cột đã xuất hiện một cách độc đáo trong cái tinh thần tiến bộ toàn diện đó.
1. Sự Hình Thành và Ý Nghĩa Chùa Một Cột
Chùa MỘT-CỘT được hình thành là do một giấc mộng của vua Lí Thái-tông (1028-1054)(5). Đại Việt Sử Kí Toàn Thư chép: “Tháng hai, mùa xuân năm Kỉ-Sửu (1049) đổi niên hiệu là Sùng-hưng-đại-bảo (1049-1054)(6) năm đầu. Trước đó vua mộng thấy Phật Quán Âm ngồi trên đài hoa sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói lại với triều thần. Có người cho là điềm gở, nhưng nhà sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Phật Quán Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn chung quanh, tụng kinh cầu sống lâu, nhân đó đặt tên chùa là Diên-hựu.”(7)
Theo đó thì chùa Một-cột đã lấy nguồn cảm hứng từ giấc mộng đài sen với Phật Bà Quán Âm. Cảm hứng từ mộng là một thứ tâm lí nghệ thuật của các dân tộc Đông- phương, và hình dáng chùa đã bao hàm nhiều ý nghĩa nghệ thuật
tôn giáo.
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục (trong sách
Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam) thì từ thời nhà Đinh đã dựng cột bia đá “Đà-la-ni”, gọi là cột “nhất-trụ”, để cầu tuổi thọ, cầu cho vận nước dài lâu bên cạnh cái không khí luôn luôn đe dọa nặng nề của Trung-quốc. Đến nhà Lí thì cây cột “nhất-trụ” ấy lại bao hàm nhiều ý nghĩa hơn nữa, khi vua Lí Thái-tông đã biến hình “nhất-trụ” thành hình hoa sen (bằng cách cho xây trên đỉnh cột một cái điện nhỏ bằng gỗ lợp ngói, mái cong), để trở thành chùa Diên-hựu (tức Một-cột). Chùa có hình dáng một hoa sen, và nếu nhìn từ xa thì quả đó một hoa sen lớn mọc lên từ hồ nước, – dĩ nhiên, cây cột đã trở thành cọng sen.
Vẫn theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì hình ảnh hoa sen cũng đã có những ấn tượng rõ nét trong tinh thần dân tộc ta từ thời nhà Đinh: Đinh Bộ Lĩnh (tức vua Đinh Tiên-hoàng-đế, 968-979) ở cạnh đền Sơn-thần, ngoài cửa có đám sen núi có dấu chữ “thiên tử”; mẹ Lê Hoàn (tức mẹ vua Lê Đại Hành) có mang nằm mộng thấy trong bụng sinh hoa sen; tháng sáu, niên hiệu Long-thụy-thái-bình (1054-1058)(8) thứ 5 (1058), vua Lí Thánh-tông (1054-1072)(9) cho xây điện Linh-quang, bên trái dựng điện Kiến-lễ, bên phải dựng điện Sùng-nghi; phía trước điện dựng lầu chuông một cột sáu cạnh hình hoa sen.(10)
Vậy thì, hoa sen luôn luôn mang một ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho những gì cao quí nhất trên đời. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật, Bồ-tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có dấu vết hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh; và chính hoa sen đã được người bình dân tôn quí để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi
mà không bị những thứ ô uế
cám dỗ, ràng buộc:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng;
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca Dao)
đại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên
Hoa. Do đó có thể thấy, tín ngưỡng
HOA SEN là tín ngưỡng PHẬT THỪA
vậy.
Cũng vì hoa sen mang những ý nghĩa như
thế, nên hễ người ta nói đến
hoa sen là nói đến Phật. Sen là chỗ
Phật ngự. Tòa sen là tòa Phật. Và
bộ ba “Tam Thánh”: Di Đà – Quán Âm - Thế Chí
đã dính liền mật thiết với hoa
sen trong tín ngưỡng Tịnh Độ tông.
Cõi Cực-lạc là cả một thế giới hoa sen. Vì vậy, vua Lí Thái-tông đã mộng thấy hoa sen với Phật Bà Quán Âm đứng trên đài sen, và giấc mộng ấy đã được hiện thực bằng ngôi chùa Một-cột có hình dáng hoa sen với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm
được thờ trong đó.
Tín ngưỡng Phật Bà Quán Âm trong tâm thức dân tộc Việt cũng là một tín ngưỡng đặc biệt, nó biểu hiện cho lòng yêu thương vô bờ của MẸ, hòa đồng với tín ngưỡng sùng bái Nữ Thần cố hữu trong tư tưởng bình dân Việt-nam. Người bình dân Việt-nam với tâm hồn chất phác, chân thật, luôn luôn có khuynh hướng nguyện cầu một “tha lực” từ bi cứu khổ cứu nạn như Bồ Tát Quán Thế Âm, hay là Nữ Thần của họ. Họ nương tựa vào đó như một nơi an lành, như đứa bé cảm thấy được yên ổn trong lòng mẹ. Họ luôn luôn yên tâm
khi tin tưởng có Bồ Tát Quán Thế Âm
ở bên cạnh để che chở, độ
trì.
Xem thế, chùa Một-cột quả là một tác phẩm nghệ thuật tân kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc. Với cây cột độc nhất dựng sừng sững giữa hồ, nó biểu hiện cho tín ngưỡng về nguồn sống vũ trụ, về âm dương hòa hợp của tư tưởng Bà-la-môn giáo và Chiêm-thành – vốn cũng đã ảnh hưởng ngấm ngầm vào tinh thần dân Việt từ lâu. Với cái điện hình hoa sen mọc lên từ hồ nước, nó nói lên cái tinh thần phấn đấu âm thầm với dục vọng để tự kiến tánh thành Phật của các thiền sư, tức là giới trí thức bác học. Và với tượng Phật Bà Quán Âm, nó bộc lộ cái tình Mẹ, tượng trưng cho Nữ Thần, một tha lực từ bi luôn luôn cứu độ chúng sinh, đó là tín ngưỡng của giới bình dân chơn chất. Vì vậy, chùa Một-cột quả đã gói ghém hoàn toàn tinh thần tín ngưỡng
đặc biệt của Việt-nam thời đó.
Tinh thần chùa Một-cột là một tinh thần tổng hợp của Phật giáo Việt-nam thời Lí.Tinh thần đó đã dung hòa các tư tưởng vừa Thiền, vừa Mật, vừa Nho, vừa Lão, vừa trí thức, vừa bình dân, nhất là nó thể hiện một tinh thần hợp sáng
nhưng độc lập của quốc gia; và chính
cái tinh thần đó đã là nguyên
nhân sâu xa của việc thành lập thiền
phái Thảo Đường, một phái thiền
Việt-nam độc đáo thời nhà Lí.
No comments:
Post a Comment