Mở rộng lòng bao dung
Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý. Đại bộ phận nghị sĩ thượng nghị viện Mỹ đều xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc. Là những người của xã hội thượng lưu Mỹ, họ thấy khó chấp nhận một vị Tổng thống là con trai của một thợ giày rất tầm thường.
Ngày đầu tiên làm tổng thống, ngay khi Lincoln lên phát biểu trong lễ nhậm chức Tổng thống, một nghị sĩ đã chen vào giữa bài phát biểu của ông. Ông ta nói: “Thưa ngài Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Tất cả các nghị sĩ đều cười ầm lên. Họ nghĩ rằng họ đã khiến Lincoln trở thành trò hề. Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa chấm dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo. Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đổ cả tâm hồn vào nó. Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì, chưa ai từng phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!” Toàn bộ các nghị sĩ nín lặng. Họ nhận ra rằng họ chưa hiểu gì về Tổng thống Lincoln. Lincoln tự hào về người cha đánh giày của mình, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã là Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng đóng một đôi giày mới nếu có bất cứ ai phàn nàn. Sau này có người đã khuyên Lincoln trả đũa người nghị sĩ nọ, nhưng Lincoln nói rằng: “Khi chúng ta trở thành bạn thì đối thủ đã không còn!” Chính sự chân thành và lòng khoan dung của Lincoln đã trở thành một phần nền tảng của văn hóa Mỹ. Nhà văn Victor Hugo, Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người”. Bao dung thì luôn được lợi và người làm thành được sự nghiệp thì nhất định phải có lòng bao dung rộng lớn. Nhà thơ nổi tiếng Gibran từng nói: “Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung”. Khổng Tử nói: “Khoan dung thì được lòng mọi người”. Trong kinh Phật cũng dạy: “Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”. Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện. Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thành tựu được sự nghiệp to lớn lưu mãi ngàn đời của các bậc anh hùng, hào kiệt xưa nay. Tục ngữ nói: “Vàng không thuần khiết, người không ai hoàn mỹ”. Khi đối mặt với sai lầm của người khác, nếu như canh cánh để ở trong lòng và đòi đáp trả thì sẽ chỉ khiến cho tâm linh của bản thân thêm nặng, thêm trầm trọng mà thôi. Thay vì để cho thù hận gặm nhấm tâm linh, chịu đựng thống khổ chi bằng hãy mở rộng lòng mà bao dung hết thảy, chẳng phải chúng ta sẽ được thản nhiên và tự tại sao? |
Wednesday, September 6, 2017
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment