Saturday, September 30, 2017

PHAN KHÔI  VỚI “TÌNH GIÀ”
(Phan Khôi- ông Tổ thơ mới)

 Nguyễn Khôi Biên Soạn

Image result for phan khoi
 

  Phan Khôi (1887-1959) ,hiệu Chương Dân, quê làng Bảo An,huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, xuất thân từ gia đình vọng tộc ( cha là Tri phủ Điện Bàn, mẹ là con gái Tổng đốc Hà Nội-anh hùng dân tộc Hoàng Diệu), năm 18 tuổi đỗ Tú tài Hán học (1905)., sau chuyển sang Tây học…lâu nay được suy tôn là “Ông Tổ thơ mới” với khởi thủy là bài thơ “Tình già” được in trên Tạp chí “Phụ nữ tân văn”, số 122 ngày 10/3/1932- số cuối xuân Nhâm Thân- đến nay sắp tròn 80 năm.Thơ Việt Nam ta, nếu tính từ Vạn Hạnh thiền sư (?-1018) đến Tú Xương (1870-1894) tới Tản Đà là ngót 900 năm : ông cha ta vẫn làm theo những vần điệu thơ cũ (niêm luật gò bó).thì sự ra đời của bài thơ “Tình già” là một sự đột khởi,trên thi đàn Việt Nam như một làn gió mới xô đổ bức tường thành nghìn năm Phong kiến (theo các thể thơ Trung Hoa làm khuôn vàng ,thước ngọc dùng để Thi cử ra làmQuan cai trị).

 Phan Khôi với sứ mệnh một Nhà văn -ngự sử văn đàn đường thời đã đứng lên hô hào một lối thơ mới : thơ phá thể (được nhiều người tán thưởng cũng như chống lại) mở màn cho sự Đổi mới nền thi ca dân tộc (cả về hình thức cũng như nội dung).

                TÌNH GIÀ

 Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,
 Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở :
 “Ôi đôi ta, thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng;
 Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau !”
 – “Hay, nói mới bạc làm sao chớ ! buông nhau làm sao nỡ ?
 Thương được chừng nào hay chừng ấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy !
 Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng mà tính việc thủy chung !”.
 …
 Hai mươi năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau
 Đôi cái đầu đều bạc, Nếu chẳng quen lung, đố ai nhìn ra được ?
 Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi.
                              PHAN KHÔI

Image result for tinh gia

  XUẤT XỨ  BÀI THƠ : Theo một số Nhà Nghiên cứu thì đây là thiên tình sử não nùng mà Cậu Tú Phan Khôi bị tình yêu sét đánh của một mệnh phụ phu nhân (vợ trẻ của viên Quan tứ phẩm quản lý Nhà tù Quảng Nam) xảy ra hồi cuối năm 1907 (21 tuổi) PK do tham gia phong trào “xin xâu” (yêu nước chống Pháp) trong khi gia đình người vợ chưa cưới tuyên bố thoái hôn vì Chàng rể lâm vào vòng lao lý ! Số là hồi tết năm ấy, viên Quan coi ngục chọn đưa “tên tù viết chữ đẹp” (PK) về nhà viết Câu đối Tết cho Quan…thế là một cuộc kiến diện giữa Chàng trai tài hoa (tù nhân vì yêu nước) với người đẹp cùng trang lứa (người trắng trẻo, mặt trái xoan duyên dáng…) để ” Bà thấy Thầy thì thương lắm…” Rồi thư đi tin lại cùng đôi lần gặp gỡ vụng trộm…Rồi không thể vượt được rào cản : Nàng ốm và qua đời… , mối tình đẹp và buồn thời trai trẻ trong cảnh ngộ trớ trêu trên đã để lại trong tâm tưởng Phan Khôi không bao giờ phai nhạt , và 24 năm sau dư vị của nó để chàng “hòai niệm” xuất thần bài thơ “Tình già” bất hủ, chỉ có khác là (ở trong thơ) hai người còn sống, đôi mái đầu đều bạc đến nỗi nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được ? Họ chỉ ôn chuyện tình cũ rồi xa nhau, vẫn còn ám ảnh mãi là nỗi thèm khát được nhìn nhau- vì chưa bao giờ được nhìn no nê ,con mắt còn có đuôi là thế (theo Lại Nguyên Ân).

 Về Nghệ thuật : “Tình già” không phải là kiệt tác, thơ viết theo kiểu “thơ văn xuôi” ( tự do có vần ,có nhạc điệu, lời nói choán hình tượng thơ…dễ cảm nhận như một bài “văn biền ngẫu” trữ tình). Tuy nhiên, cái giá trị của nó là phát súng khai hỏa mở màn cho một trận đánh sinh tử gữa thơ Cũ/ Mới…để tiếp đó xuất hiện những Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Vỹ, Bàng Bá Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc tử, Bích Khê …với nhiều thi phẩm tuyệt tác…kết cục là Thơ Mới toàn thắng : một nền thơ Việt tầm cỡ (đầy hồn Việt với một nghệ thuật cao) ra đời, tạo ra một Thời đại mới của thơ ca Việt Nam, phát triển -hội nhập ra Thế giới với tư thế là một Quốc gia Thơ có tầm cỡ Quốc tế hiện đại.

           Góc Thành Nam Hà Nôi 3-2-2012
          Viết để kỷ niệm 80 năm bài thơ “Tình già”
                         Nguyễn Khôi

No comments:

Post a Comment