Saturday, September 2, 2017

8 điều cấm kỵ khi ăn hải sản


Image result for seafood

1. Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ Trong hải sản có chứa vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”. Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu lungfluke xâm nhập mắt, thận, gan, tim, tủy sống… sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới ăn, phải nấu sôi tối thiểu từ 20-30 phút.
2. Tôm, cua, sò, hến đã chết không nên ăn Vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như cua sau khi chết, các loại vi khuẩn liền phồn thực rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.
3. Ăn hải sản và uống bia cùng lúc dễ bị bệnh gút Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người, sẽ hình thành acid uric, khi acid uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác. Ăn nhiều hải sản cùng một lúc rồi sau đó uống bia, nó sẽ tăng sự hình thành acid uric. Lượng acid uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm, từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
4. Ăn hải sản và trái cây cùng lúc dễ bị đau bụng Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi trong hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
5. Không ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc Những món ăn chế biến từ tôm, cua, sò, ốc thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
6. Hải sản thừa cần phải đông lạnh Hải sản còn thừa muốn lưu trữ lại cần được bảo quản trong tủ đá. Khi sử dụng trong bữa ăn kế tiếp thì làm rả đá, sau đó hâm nóng lại kỹ lưỡng trước khi ăn.
7. Không nên uống trà sau khi ăn hải sản Tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với chất canxi trong hải sản để tạo thành canxi không hòa tan.
8. Nên tránh ăn cùng với thực phẩm có tính hàn cao Hải sản vốn dĩ có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
[Theo TB]

No comments:

Post a Comment