Sunday, July 30, 2017

MỘT GIAI THOẠI VỀ CẢM XÚC GIẬN
Diệu Liên Lý Thu Linh

Image result for su tuc gian


Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại sao trong cơn giận dữ, người ta phải hét to vào mặt nhau?”
Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử đó trả lời như sau:
“Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ ạ!”
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ông bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau?  Tại sao không thể nói với giọng nhỏ nhẹ hơn?”
Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để tìm câu trả lời đúng ý thầy, nhưng không có câu giải thích nào khiền vị thầy của họ hài lòng.  Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ ở rất xa nhau.  Trong thâm tâm họ cảm thấy có một khoảng cách rất lớn giữa họ.  Vì thế muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sanh để nói thật to.  Sự giận dữ càng mãnh liệt thì khoảng cách càng lớn, nên họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ có thể khỏa lấp khoảng trống ấy”.
Ngưng một chút, vị hiền triết lại hỏi:
“Còn khi hai người yêu nhau thì họ nói với nhau thế nào?  Họ không cần phải nói to... Vì trái tim họ cận kề nhau.  Khoảng cách giữa họ, nếu có, rất hạn hẹp...”
Rồi ông tiếp tục:
“Khi tình yêu đã sâu đậm, họ không nói nữa, họ chỉ thầm thì.  Tình yêu đã mang họ đến gần nhau.  Cuối cùng thì không còn cần phải đối thoại, ngay cả sự thầm thì cũng chấm dứt, họ chỉ cần nhìn vào mắt nhau, thế thôi!  Qua ánh mắt, họ hiểu người kia nghĩ gì, muốn gì...”
Rồi ông kết luận:
“Khi các con phải tranh luận gay gắt với nhau, hãy nhớ giũ trái tim các con luôn cận kề nhau.  Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau hơn ...  Nếu không, khoảng cách giữa các con sẽ ngày càng rộng, cho đến một ngày, các con không thể tìm được đường quay trở lại...”
Diệu Liên Lý Thu Linh

Thực hành Yoga


Phân thân
(Shavasana)


Bài tập nầy có thể tập trên giường trước khi ngủ .
Nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để cách xa hai bên suờn,
hai bàn tay để ngửa ,
hai chân dang ra .
Càm hơi ngước lên trên để lưng nằm sát đất . Miệng hơi mở ra . Nhắm mắt .
Hít thở thật chậm, thật sâu, mỗi một lần thở ra, thì đếm.
Đến lần thứ 10 thì bắt đầu đi vào giai đoạn phân thân, tức là tưởng tượng chia "mình" thành hai nguời . Hảy tưởng tượng mình đang nằm nổi trên mặt đất , thư giản hoàn toàn , khỏe khoắn , an bình và tưởng chừng như có luồng năng lượng đang chảy vào thân thể của mình . Rồi trở về trạng thái cảm giác bình thường ( cảm giác từ ngón chân lên đến đỉnh đầu ) trước khi mở mắt ra .


Xem video
https://www.bing.com/videos/search?q=shavasana&&view=detail&mid=F71805289EE539F5A3EBF71805289EE539F5A3EB&FORM=VRDGAR

Thư giãn với nhạc không lời

Image result for thu gian

http://nhackhongloi.org/

LAN AERANGIS - MÔ TẢ VÀ CÁCH TRỒNG

Aerangis

Image result for aerangis

Tông: Vandeae
Phụ tông: Aerangidinae
Nguồng gốc tên gọi: Tiếng Hy-lạp aer là không gian, không trung và angos là cái vòi, cái ống, có lẽ do cái cựa của hoa giống như cái vòi trong không gian
Phân bố: Khoảng 50 loài ở châu Phi, Madagascar và trên quần đảo Mascarene và người ta thấy ở Sri Lanka có 1 loài.

Là loài lan biểu sinh không lớn, thậm chí còn thuộc loại nhỏ. Thân cây thấp nhưng lại mập và thuộc thân mộc. Nhiều rễ, rễ thường dầy và mập. Lá xếp thành hai dẫy, mỏng, hình mác ngược và ở đầu mút có hai thùy. Đôi khi người ta thấy lá của chúng có khảm những chấm đen nhỏ. Vòi hoa mọc từ nách lá, không phân nhánh, hoa có thể nhiều có thể ít. Hoa màu trắng kem đôi khi pha màu xanh lục, vàng hoặc đỏ màu cá hồi. Hoa thường thơm về đêm. Các lá đài cũng như các cánh hoa không theo quy ước và cũng gần giống nhau, thường là hình mũi mác, trải phẳng, hình cái cốc (ly) đôi xứng hoặc ít đối xứng. Môi hoa liền không phân thành các thùy và thường trông giống như lá đài và cánh hoa, song hoa lại có cái cựa dài, đôi khi ngắn uốn cong xuống.

CÁCH TRỒNG

Trong thiên nhiên, phần lớn các loài thuộc giống này là sống trong môi trường ấm, ẩm và dưới bóng cây. Chúng sẽ phát triển tốt nơi có nhiệt độ trung bình, song cũng có trường hợp ngoại lệ như phần mô tả các loài ở các phần sau. Tất cả nên được trồng treo, trồng như vậy trông đẹp hơn. Nhưng những loài có bộ rễ mảnh thì cần được tưới nước nhiều hơn như Aerangis hyaloides.

Hoa lan Aerangis punctata

Tiểu đường là gì và làm thế nào để kiểm soát bệnh này?


Image result for diabetes


Đường tiêu hóa của quý vị phân nhỏ carbohydrates mà quý vị ăn vào thành glucose - một loại đường - sẽ được hấp thu vào máu. Insulin là một loại hormone giúp tế bào của cơ thể hấp thu glucose từ máu và sử dụng hoặc tích trữ glucose để tạo ra năng lượng.

Khi quý vị bị bệnh tiểu đường, cơ thể quý vị không sản xuất đủ lượng insulin hoặc không thể sử dụng được insulin của chính cơ thể một cách hiệu quả như đáng ra phải thế, hoặc cả hai trường hợp nêu trên. Điều này khiến cho đường tích tụ quá cao trong máu.

Có những loại bệnh tiểu đường nào?

Có hai loại bệnh tiểu đường chính: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 2 là dạng thường gặp nhất. Khoảng 90% đến 95% người trưởng thành tại Hoa Kỳ được chẩn đoán tiểu đường bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh này thường tiến triển ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh này thường có liên quan đến thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể chất.

Kháng insulin là một cơ chế trong đó cơ thể sản sinh ra insulin nhưng không sử dụng hiệu quả và đường glucose trong máu tăng lên. Nếu không được kiểm soát, kháng insulin có thể dẫn tới tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bắt đầu từ nhỏ, nhưng bệnh cũng có thể phát triển ở người trưởng thành. Nó xuất phát từ việc cơ thể không thể sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh này phải dùng insulin hàng ngày để kiểm soát mức glucose trong máu (đường huyết).

Tôi có nguy cơ bị tiểu đường không?

Số lượng người mắc tiểu đường ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều người bị thừa cân hoặc béo phì, ít vận động thể chất và không theo chế độ ăn uống lành mạnh. Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong khi bệnh tiểu đường tuýp 2 về mặt lịch sử thì phổ biến hơn ở người trưởng thành, ngày càng có nhiều người trẻ hơn lại nhiễm bệnh tiểu đường với tốc độ báo động. 

Người thuộc một số chủng tộc sau đây dường như dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn. Những nhóm này gồm:
  • Người gốc Nam Mỹ/Latinh
  • Người Mỹ gốc Phi
  • Người Mỹ Bản xứ
  • Người Châu Á (đặc biệt là Nam Á)
Tôi làm thế nào để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ?

Tiểu đường là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Những yếu tốc nguy cơ chính khác gồm hút thuốc, cholesterol cao, huyết áp cao, ít hoạt động thể chất hoặc béo phì.

Nếu quý vị bị tiểu đường, thì điều quan trọng là quý vị phải khám bệnh thường xuyên. Hãy liên hệ chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị để kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm các yếu tố nguy cơ khác như:
  • Kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol của quý vị cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho tim chứa ít chất béo bão hòa, ít chất béo chuyển dạng, muối (natri) và đường bổ sung.
  • Hãy năng hoạt động thể chất. Hướng đến hoạt động thể chất với cường độ vừa phải, chẳng hạn đi bộ nhanh, ít nhất 150 phút mỗi tuần, hoặc với cường độ mạnh, chẳng hạn tập aerobic, ít nhất 75 phút mỗi tuần.
  • Nếu quý vị uống rượu bia, đừng uống quá một suất mỗi ngày đối với phụ nữ, hoặc hai suất mỗi ngày đối với nam giới.
  • Giảm huyết áp, nếu huyết áp của quý vị quá cao. Nhắm đến huyết áp bình thường dưới 120 mm Hg cho chỉ số huyết áp tâm thu (trên) hoặc dưới 80 mm Hg cho chỉ số huyết áp tâm trương (dưới).
  • Đừng hút thuốc, và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
  • Nếu quý vị có dùng thuốc, hãy dùng chính xác theo chỉ dẫn. Nếu quý vị có thắc mắc về liều dùng hoặc tác dụng phụ của thuốc, hãy hỏi người chăm sóc sức khỏe hoặc dược sĩ của quý vị.
Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
  1. Hãy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc truy cập heart.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim và đột quỵ.
  2. Đăng ký nhận tạp chíHeat Insight, một tạp chí miễn phí dành cho bệnh nhân tim và gia đình, tại heartinsight.org.
  3. Kết nối với những bệnh nhân khác chia sẻ cùng hành trình điều trị bệnh tim và đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại heart.org/supportnetwork.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin để giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để tìm hiểu thêm.

Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?

Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:

Có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

Chế độ ăn như thế nào là có lợi nhất?


©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)





  •      

Nhạc phổ từ thơ

Image result for lu khach

Hồ Dzếnh


Chiều - nhạc Dương Thiệu Tước - Khắc Triệu hát


Màu Cây Trong Khói

Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây...
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng,
Ngỡ hồn mình là mây,
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...

Nghệ thuật Bonsai


Image result for bonsai


Nếu dịch sát nghĩa thì bonsai chỉ có nghĩa là cây trồng trong cái khay. Chữ Bonsai mới chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ xứ Phù Tang từ vài thế kỷ nay. Bonsai có nghĩa là cây cổ thụ làm nhỏ lại, bắt chước theo thiên nhiên, chứ không có nghĩa là làm cây lùn đi hay do sự lùn di truyền. Người Nhật ngày xưa có biệt danh là chú lùn, ngày nay do sự cải tiến dinh dưỡng, họ không còn lùn nữa nhưng họ có khuynh hướng làm cái gì cũng nhỏ lại do hoàn cảnh điạ lý, nhân mãn, không gian, đất đai hiếm...
Bonsai là gì?

Cứ nhìn sản phẩm của Sony thì thấy càng ngày càng nhỏ lại, người máy (robot, artificial intelligence) cũng vậy. Bonsai mục đích là làm nhỏ thiên nhiên cũng vì nhu cầu thưởng ngoạn cây cảnh mà không có phương tiện thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên. Có một ông Zeko Nakamura nghệ nhân Bonsai (bonsai artist, bonsai master) có hơn 1,000 cây bonsai trong sân sau, không cây nào cao quá 4 inches.

Do định nghĩa trên bonsai bao gồm cả lịch sử, nghệ thuật, khoa học và cả ý nghĩa về triết học.

Lịch sử Bonsai: Nghệ thuật trồng tỉa và tạo hình các cây kiểng và cổ thụ làm nhỏ lại đã có ở Trung Hoa ít nhất từ thế kỷ thứ 7. Một vị thiền sư Nhật đã du nhập vào Nhật Bản vào thời đại Kamakura (1192-1333). Dựa theo các di cảo trong văn khố, bonsai được ghi nhận đầu tiên trong bức tranh cổ của thiền sư Honen. Một vở kịch Noh (Kabuki) nổi tiếng mang tên Hachi No Ki đã đề cập đến cây mận, cây đào và cây thông được trồng trong chậu. Vở kịch đó chứng tỏ nghệ thuật bonsai đã được ca ngợi trước thời đại Heian (794-1191).

Mãi đến thời đại Edo (1615- 1867), tên cũ của Tokyo, nghệ thuật trồng bonsai mới trở nên phổ thông, được nhiều người yêu chuộng và phát triển mạnh mẽ. Ðể đáp ứng với nhu cầu quần chúng
Bonsai ngày xưa được coi như thú tiêu khiển của các nhà giàu có. Ngày nay, bonsai được nhìn nhận là một nghệ thuật, một thú vui nhàn nhã cho đại chúng, nhất là ở các đo thị lớn, ít gần gũi với thiên nhiên.

Bonsai một nghệ thuật sống
Sống về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cái khác giữa sự thưởng thức một cây cảnh thường và thưởng ngoạn bonsai, là trong cây cảnh thường người ta tập trung nhiều hơn vào việc ngắm hoa và lá. Ở bonsai, sự thưởng lãm thường nằm ở vẻ đẹp của toàn cây và sự hòa điệu của cây với chậu cành. Bonsai được coi là nghệ thuật sống vì nó đang liên quan đến thực vật còn đang sống. Nó là một hình thức nghệ thuật cũng như nghệ thuật hội họa và nghệ thuật điêu khắc. Người họa sĩ đem vẻ đẹp của thắng cảnh lên khung vải, phương tiện của họ là màu sắc và sự khéo léo tinh xảo của bàn tay. Người nghệ sĩ bonsai cũng vậy, họ tái tạo thiên nhiên bằng cách thu nhỏ lại nhưng chất liệu là cây thật, cũng dùng bàn tay khéo léo cộng với sự tưởng tượng phong phú. Kết quả là cả hai đều có tác phẩm từ sự sáng tạo mà ra.
Nhưng tác phẩm của họa sĩ dừng lại tại đó. Tác phẩm của nghệ sĩ bonsai vẫn chưa bao giờ hoàn tất, vì nó là tác phẩm sống và vẫn sinh trưởng. Vì thế tác phẩm bonsai còn phải qua bao nhiêu thăng trầm, thử thách, có thể tốt đẹp hơn hay xấu hơn, về lâu về dài, miễn là nó còn sống. Tác phẩm bonsai cũng vô giá vì nó là một trong các bộ môn ưa thích của các nhà sưu tập. Truyền thống nước Nhật là các bonsai nổi tiếng đều thuộc các đại gia đình Samurai và daimyo (sứ quân) danh tiếng.
Mỗi bonsai là một tác phẩm duy nhất (unique) không bao giờ có hai cây hoàn tòan giống nhau kể cả chậu. Bon sai được yêu chuộng và còn được kính trọng vì tuổi tác của nó. Bonsai còn là gia bảo của các vua chúa, lãnh chúa, các samurai thuộc các dòng họ lớn. Nhân dịp nước Hoa Kỳ kỷ niệm lễ Ðộc Lập 200 năm (Bicentenial), Hoàng gia Nhật có gửi tặng sưu bộ bonsai 53 cây, trong đó cây già nhất là cây thông trắng 350 tuổi và một cây thông đỏ 180 tuổi, lần thứ nhất bonsai Hoàng gia Nhật đi ra khỏi vườn Thượng Uyển và lần đầu tiên ra khỏi nước Nhật để qua làm quốc khách trên đất Mỹ.

Năm 1998, chính phủ Nhật lại bổ túc thêm 7 cây bonsai nữa cho chẳn 60. Bonsai nổi tiếng thì các nghệ sĩ bonsai cũng nổi danh như các họa sĩ, điêu khắc gia quốc tế. Họ không chỉ tạo bonsai mà còn tạo cho nó một đặc tính, một linh hồn. Bonsai không có hồn thì không còn là bonsai. Dầu mắc đến đâu, bonsai cũng như bức tranh, giá trị nó không nằm trong chấtliệu từ đó nó được tạo ra, mà giá trị do nó mang lại sự sảng khoái tâm hồn cho người ngắm nó.
(Sưu tầm)
Nguồn: - Caycanhmienb

Mỗi ngày ăn một quả chuối sẽ không cần bác sĩ

Image result for banana

Quý Ta sưu tầm

Nếu chúng ta muốn có nghị lực và sức khoẻ làm việc không gì tốt hơn là ăn một trái chuối. Chuối có ba thứ đường (scucrose, fructose và glucose), hợp với chất sơ vì vậy chuối giúp ta thêm nghị lực ngay tức khắc. Khảo cứu đã chứng minh là 2 quả chuối có thể cho ta sức mạnh để tập thể dục luôn trong 90 phút. Vì thế là chuối trở thành trái cây mà lực sĩ ưa thích nhất. Không những giúp ta có sức lực mà còn ngăn ngừa một số bệnh tật nữa:

Bệnh tinh thần suy yếu


Theo việc thăm dò các bệnh nhân có tinh thần suy yếu, nhiều người cảm thấy khoẻ hơn sau khi ăn một trái chuối, tại vì chuối có chất tryptophan một loại protein mà cơ thể cần để biến đổi ra serotonin là một chất có duợc tính làm cho tinh thần thoải mái, sảng khoái và làm ta sung sướng hơn.

Bệnh Trầm Uất

Đứng uống thuốc chỉ nên ăn 1 trái chuối là có sinh tố B6 làm cân bằng số lượng đường trong máu có ảnh huởng đến tinh thần chúng ta.

Bệnh Thiếu Máu

Vì chuối có nhiều chất sắt nên giúp sản xuất Hemoglobin trong máu giúp chống bệnh Thiếu máu.

Áp suất máu

Trái cây duy nhất cuả miền nhiệt đới này rất có nhiều chất Potassium, nhưng lại chứa ít muối cho nên giúp điều hòa áp suất máu. Vì vậy mà cơ quan FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ mới cho phép kỹ nghệ sản xuất chuối có thể công nhận rằng chuối là thứ trái cây có thể giảm thiểu nguy hiểm bị áp suất máu cao và bệnh đứng tim.

Trí thông minh

200 học sinh đã tham gia cuộc thử nghiệm khảo sát tại trường Trung Học Twickenham bằng cách ăn chuối sáng trưa chiều để óc sáng suốt hơn khi làm bài thi. Kết quả cho biết chất potassium trong chuối đã làm cho học sinh sáng suốt và lanh lẹ hơn.

Chống táo bón

Vì chuối có nhiều chất sơ nên ăn chuối sẽ làm cho tiêu hóa tốt mà không cần đến thuốc sổ.

Say rượu

Làm một banana shake, một thứ cà rem có thêm mật ong sẽ giúp cho bao tử dễ chịu hơn và sẽ giúp điều hoà chất lượng đường trong khi đó sữa sẽ làm tăng chất nước trong cơ thể.

Sôi bụng, Khó tiêu

Chuối có chất chống átxít trong cơ thể nên nếu bạn bị nóng ran hay sôi bụng khó tiêu thì nên ăn một quả chuối, nó sẽ giảm thiểu số át xít trong bao tử.

Nhức mỏi,đau đớn buổi sáng:

Trong ngày nên ăn chuối giữa các bữa cơm sẽ làm tăng lượng đường cần thiết trong máu và giúp trong nhức mỏi đau đớn mỗi buổi sáng.

Trị muỗi đốt

Nếu bị muỗi đốt thì bóc vỏ chuối ra và xoa vào vết muỗi đốt sẽ không bị ngứa hay bị sưng lên.

Thần kinh hệ

Chuối có rất nhiều sinh tố B nên giúp cho thần kinh hệ thăng bằng. Trong một cuộc khảo cứu 5,000 bệnh nhân béo phì tại một nhà thương cho thấy là đa số có những công việc điên đầu nhiều áp lực. Nghiên cứu tại viện Tâm lý học tại Úc Châu cho biết càng bị áp lực nhiều thì người ta càng ăn nhiều xúc cù là. Vì vậy phải kiểm soát điều chỉnh mức lượng đường trong máu bằng cach ăn chuối mỗi 2 tiếng đồng hồ nếu làm những việc cần suy nghĩ và có nhiều áp lực.

Loét bao tử

Chuối dùng trong lương thực hằng ngày giúp cho hệ thống tuần hoàn vì có chất sơ và mềm. Là một trái cây ăn sống được để chữa trị bệnh loét bao tử. Nó cũng giúp trị tình trạng có quá nhiều at xít trong bao tử làm giảm đau nhức vì thành bao tử được chuối bảo vệ.

Nóng sốt

Nhiều quốc gia trên thế giới cho rằng chuối là là một loại trái cây giảm nhiệt trong người đàn bà đang mang thai. Tại Thái Lan người ta cho phụ nữ mang bầu ăn chuối để sinh con với nhiệt độ bình thường.

Bệnh thời tiết theo mùa

Chuối có trytoplan và chất làm dịu tính tình cho nên rất hiệu quả cho những người bị bệnh thời tiết theo từng mùa.

Hút Thuốc

Vì chuối có sinh tố B6, B12, potassium và magnesium cho nên nó sẽ giúp cho người muốn bỏ thuốc lá lấy lại quân bình vì thiếu chất nicotin trong cơ thể.

Tâm Trạng Căng Thẳng

Potassium là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể vì nó quân bình nhịp tim, chuyển dưỡng khí lên óc, và điều hoà chất lượng nước trong mình. Vì vậy chuối có nhiều chất potassium giúp ta giữ được thế quân bình khi tâm thầm bị căng thẳng đòi hỏi nhiều chất potassium.

Đột quỵ

Theo cuộc khảo cứu của ,b>'The New England Journal of Medicine' thì ăn chuối là giảm nguy cơ bị đột quỵ tới 40%!

Mụn cóc, mụn cơm

Có thể chưã trị những mụn cơm mụn cóc ngoài da bằng cách lấy vỏ chuối chà lên phiá ngoài, lấy một miếng băng plastic dán vào để giữ vỏ chuối trên mụn cóc đó, sẽ khỏi.

Kết luận

Trái chuối có thể chữa nhiều bệnh. Nếu ta so sánh với trái táo (apple), thì nó có gấp 4 lần chất đạm (protein), 2 lần chất carbohydrate (ho85p chất đường và tinh bột), 2 lần chất lân tinh và 5 lần chất sắt và sinh tố A và gấp 2 lần khoáng chất và các sinh tố khác, nhất là potassium. Vì vậy có lẽ là phải đổi câu ngạn ngữ là:
Một trái chuối mỗi ngày, mời bác sĩ đi chỗ khác chơi! "A Banana a day keeps the doctor away"! 

Nghe truyện ngắn Nhớ nguồn của Nguyễn Ngọc Tư

Image result for nho nguon

http://ndclnh-mytho-usa.org/Audio%20Book/Nho%20nguon%20(Nguyen%20Ngoc%20Tu).mp3

Người Chết Không Ăn
Hồ Thủy

Vừa mới sáng sớm, bên nhà người láng giềng đã nhộn nhịp chuẩn bị làm đám giỗ chung cho cả ông bố và bà mẹ; nghe nói chết cũng đã chục năm nay, và năm nào cũng làm đám giỗ thật lớn, mời xóm giềng, bạn bè, người thân rồi còn anh em bà con…đông lắm, đâu chừng mười bàn lận đó.
     
     Gia đình tôi dọn về đây chưa tới một năm, nhà tôi sát ngay bên phải nhà “cố cựu” mà hôm nay có đám giỗ; ông bà chủ nhà tên là Hướng, mẹ tôi thường nói :
     – Bà con xa không bằng láng giềng gần.
     Rồi mẹ còn dạy thêm một câu:
     – Bán anh em xa mua láng giếng gần.
     Vì vậy khi vừa mới dọn về mẹ đã qua làm quen, chào hỏi và dần dần thân thiện với nhà bên ấy.
 
     Hôm qua bà Hướng mời cha mẹ và luôn cả mấy chị em tôi trưa nay qua nhà bà “ăn đám giỗ”, sáng nay mẹ đi chợ mua một giỏ trái cây loại ngon nhất và sai tôi đem qua trước để cúng, mẹ dặn dò tôi:
     – Con phải thắp nhang vái lạy cung kính trước bàn thờ Ông Bà, rồi về nhà phụ với mẹ nấu cơm cho các em, biết rằng người ta mời cả nhà mình nhưng mình cũng phải giữ ý giữ tứ, mẹ qua bên ấy phụ với bác gái, chừng cha đi làm về thì qua sau, cón các con thì ăn cơm ở nhà.
     
      Nhà bác ấy khá rộng, có hai tầng lầu, đám giỗ đãi mười bàn, phía trong phòng khách kê được sáu bàn, còn bốn bàn thì kê nhờ trước hiên nhà của hai bên hàng xóm. Thời đại mới này; hơn nữa lại ở Sài Gòn thì cái chuyện người nhà phải lo nấu nướng mỗi khi có đám tiệc là coi như:-“xưa rồi Diễm”, chỉ cần Alô cho dịch vụ nhóm nấu ăn là được đáp ứng ngay, món gì cũng có, tùy theo túi tiền của gia chủ mà ngon nhiều hay ngon ít.
     Tôi không còn nhỏ, cũng chưa hẵn là lớn, nhưng trí óc thì cũng đã biết nhận định được nhiều điều phải và không phải. Mang trái cây sang nhà bác và đặt trước bàn thờ ông bà cụ, tôi thắp ba cây nhang rồi cung kính vái lạy ba cái như lời mẹ dạy, khói nhang nghi ngút làm cay sè chảy nước mắt, nhưng tôi cũng ráng cố gắng nhìn lên mặt hai cụ, bởi vì tôi có tánh xấu ưa tò mò quan sát nọ kia, mặc dù tôi là con gái, hình hai ông bà cụ được lộng chung vào một cái khung viền vàng lộng lẫy, trong hình không ai cười mà nét mặt lại rất nghiêm nghị, ánh mắt có vẻ buồn. Trước bàn thờ của ông bà cụ đã bày sẵn một cái bàn; trên bàn bày biện rất nhiều thức ăn ngon, lạ, nhìn thôi cũng đủ thèm, thật là hấp dẫn, lại có thêm một bình trà, rượu và ly tách chén bát bông hoa, trái cây…không thiếu thứ gì.
     
     Hình như hai cụ…khóc thì phải?… hình như tôi thấy trong bốn khóe mắt của hai cụ long lanh bốn giọt nước?…và hình như nó sắp sửa…rơi ra?… Tự nhiên tôi nổi da gà, lạy hai cụ thêm một lạy và chạy nhanh ra khỏi phòng thờ. Có mấy người đang đi vào thắp nhang xá xá mấy cái. Không biết có ai thấy điều tôi vừa thấy? Hay tại tôi tưởng tượng mà ra?
     Người đến “ăn” đám giỗ của hai cụ đông quá trời, đàn ông đàn bà ai nấy cũng quần là áo lượt, cũng son phấn chưng diện ngất trời, xịt nước hoa thơm phưng phức…đến ăn giỗ của người chết mà như đi ăn đám cưới của người sống vậy đó, mọi người nói cười rôm rã, họ đang cố nhớ ra một kỷ niệm nào đó đã có với người chết; vui hay buồn gì cũng được, miễn là có để kể cho nhau nghe, nhưng mà ông bà cụ già lắm rồi – ngoài bà con, con cháu và một số rất ít người hàng xóm biết về hai cụ – còn những người khác khi được mời đến ăn giỗ thì phần đông họ còn trẻ, hoặc mới dọn đến như gia đình tôi, câu đầu tiên khi nhắc hoặc kể về hai cụ hầu như đều bắt đầu bằng ba chữ: “ – Tui nghe nói…”.
Đám giỗ vui thật, rất ồn ào náo nhiệt, tôi nghĩ thầm trong đầu: mỗi năm nên làm một lần để nhớ đến người đã khuất bóng, nhưng mà…
     Mẹ tôi qua nhà bác, thật giản dị trong cái áo bà ba và quần xoa đen, mẹ đẩy tôi về nhà, mắng nhỏ vào tai tôi:
     – Về nhà mà ăn cơm với các em, đứng chi ở đây đặng mà nhiều chuyện. Để mẹ vào phụ với bác gái.
     Thật tình thì mẹ cũng biết rỏ là tôi ham đông vui. Nhưng sao hai giọt nước trong hai khóe mắt của các cụ cứ ám ảnh tôi mãi.
     Tôi và hai đứa em lóng ngóng nhìn qua nhà bác Hướng, phê bình khách này khách nọ đẹp xấu…lung tung, có một bà sồn sồn trắng trẻo sang trọng, hình như là Việt kiều thì phải, bà ta ngồi gần mẹ tôi, nói cười thật rôm rã và hào hứng, tôi nghe câu được câu mất nhưng nếu gom góp lại thì cũng biết chút chút…
     Những người đàn ông cùng nhau nâng ly lên, “hồ hỡi phấn khởi” mà hét to:
    -…Dô…”chăm” phần “chăm”…dô…uống hết à nghen, không hết là bị phạt à nghen…dô…
     Mặt người nào người nấy trông đỏ như gấc. Bia rượu khui ra không tiếc tay, thức ăn ê hề phủ phê. Một sự thừa mứa không nên có.
     Em gái kế tôi nói :
     – Chị Hai nè, nhà bác ấy làm đám giỗ lớn quá ha, em thấy nhà mình cha mẹ có bao giờ làm đám giỗ cho ông bà nội ngoại lớn như vậy đâu, năm nào cũng chỉ đãi chừng hai hoặc ba bàn thôi hà, mà chỉ toàn là bà con…
     Em trai út ngây thơ trả lời thay tôi:
     – Tại cha mẹ đâu có nhiều tiền như nhà bác ấy…chị Hai nhỉ. Mà sao làm đám giỗ hai người cùng một ngày?
     Tôi không trả lời, tôi nghĩ không phải tại cha mẹ tôi không có nhiều tiền để làm đám giỗ to, cũng như tôi không biết tại sao hai cụ cùng được giỗ chung một ngày.
 
     Tàn đám giỗ mẹ tôi lại phụ bác gái dọn dẹp nhà cửa. Nhờ được mời “ăn giỗ” hôm nay nên mẹ tôi biết được rất nhiều chuyện bên nhà bác Hướng; vì đây là lần đầu tiên mẹ tôi được bác mời qua nhà (ăn đám giỗ).
       
       Bốn giọt nước trong bốn khóe mắt của hai ông bà cụ rơi xuống, lọt ra ngoài khung hình rồi nhập lại thành một giọt nước to đùng, giọt nước ấy lăn tròn… lăn tròn… nhảy nhót lưng tưng như trái pingpong dội trên nền xi măng, lúc đầu nó tròn vo sau đó thì méo mó biến dạng, nó bám theo chân bàn rồi trườn lên những dĩa thức ăn đặt trước bàn thờ, nó luồn lách, lùng sục, ngọ ngoạy và ngoáy sâu vào kẻ hở của tất cả những món ăn, hết đĩa này nó lại bò qua đĩa khác; không bỏ sót một dĩa nào, rồi từ dưới lòng những dĩa thức ăn đó nó laị rướn mình chui ra để leo lên ly rượu, và như một cái lưởi dài nó liếm quanh miệng ly; quậy sâu xuống đáy ly, sau đó thì nó bò qua dĩa trái cây, biến dạng thành hình lưỡi dao nhọn để chui vô trong ruột của từng trái, cuối cùng thì nó lảo đảo ngả nghiêng té nhào vào tách nước trà…Giọt nước mắt rong chơi trên mâm cơm cúng chừng như cũng đã thỏa thuê, nó quay lại bò lên bàn thờ, tách ra làm bốn giọt nước nhỏ như trước rồi trườn lên khung hình để trở về vị trí cũ, nơi nó đã thoát ra: đó là bốn khóe mắt của hai ông bà cụ…
     Tôi giật mình tỉnh dậy, trán đẩm mồ hôi, thì ra đây chỉ là giấc mơ, một giấc mơ kỳ quặc hết sức nhưng cũng làm tôi sợ điếng người. Các em tôi đã ngủ say, tôi lần mò trong bóng tối để xuống bếp kiếm nước uống…
     Có tiếng nói chuyện của cha mẹ tôi, dù rất nhỏ nhưng trong đêm khuya thanh vắng tôi nghe thật là rõ…
    – Mình à, ông bà cụ nhà bác Hướng tội nghiệp ghê vậy đó. Em nghe kể mà thương.
     – Úi chà, em lúc nào mà chẳng thương vay khóc mướn.
     – Anh kỳ quá đi…em nghe kể chuyện về ông bà cụ ấy mà xót xa, anh để yên nghe em kể lại…
     …Cụ có ba người con, hai gái một trai, hai người con gái ở nước ngoài, thay nhau mỗi người về một lần vào dịp đám giỗ, mà lạ lắm anh, cụ bà mất trước cụ ông một năm nhưng ngày mất thì xê xích nhau chút đỉnh nên chi gộp chung lại làm đám giỗ hai ông bà một ngày cho tiện.
     Cha tôi cười:
     – Hì hì…em đúng là bà tám…
     – Đã nói im nghe người ta kể…
     – Kể ngắn gọn thôi, anh buồn ngủ lắm rồi đó nghen…
     – Ừ, thì nghe tiếp đây, lúc còn trẻ hai cụ nghèo khổ lắm. Ông đạp xích lô còn bà bán ve chai, nhờ chịu khó với lại cần kiệm nên từ từ tích cóp được ít tiền mua một cái nhà rách trong hẻm, rồi lại chịu thương chịu khó cần kiệm để dành tiền phá cái nhà rách xây được ngôi nhà nhỏ…nói chung hai ông bà giỏi tiết kiệm, dè xẻn từng đồng, lại chịu khó lo làm lụng vất vã nuôi con ăn học, từ từ bán nhà trong hẻm, mua nhà mặt tiền đường rồi mở cửa hàng buôn bán, ngày càng giàu. Bác Hướng là con trai lớn có cấp bằng cử nhân lận đó anh, bác vừa ra trường là có việc làm và ngay lập tức bác cưới vợ, ông bà cụ cho ra riêng nhưng vợ bác ấy làm ăn thất bại, họ bán nhà quay về xin ở chung với hai cụ để gọi là “phụng dưỡng cha mẹ già”…
     – Chuyện bình thường thôi, có gì đâu mà tội nghiệp ông bà cụ?
     Mẹ tôi gắt:
     – Anh này, yên nghe em kể tiếp…còn hai cô con gái lấy chồng rồi theo chồng ra nước ngoài; người thì vượt biên, người thì đi theo diện đoàn tụ, hai bà này cũng thương bố mẹ, bảo lãnh cho hai cụ qua định cư ở Mỷ, vì vậy hai cụ giao hết nhà cửa cho anh trai lớn. Nhưng qua Mỹ buồn quá chịu không nổi vì suốt ngày phải ở trong nhà, cứ luân phiên tháng này thì ở nhà đứa này, tháng sau qua nhà đứa khác…như con thoi, mà qua nhà người nào đi nữa thì cũng chỉ ở trong nhà, đâu dám ra đi ra đường, một tiếng Mỹ cắn đôi cũng không biết, gặp thằng Mỹ nào hỏi gì thì chỉ gật gật lắc lắc: – ô kê… ô kê… dét… dét…nô…nô…
     
      …Cuối cùng hai ông bà về lại VN, ở lại trong chính căn nhà của mình nhưng nay là nhà của con trai và con dâu. Anh à, em đâu ngờ chị Hướng mà ghê gớm đến như vậy, còn anh Hướng thì quá nhu nhược và sợ vợ. Hai ông bà cụ ở chung mà ăn riêng đó nghen, cái phòng của hai cụ bị dời lên trên lầu, ông bà cụ nhờ khéo chắt chiu dánh dụm, cất dấu nên có được một ít tiền rồi đem gởi tiết kiệm, lấy lời hàng tháng để tiêu xài, không ngữa tay xin xỏ con cái. Thời gian đầu họ cũng có chăm lo cho ông bà cụ, nhưng từ từ những bữa cơm trở nên trễ nải, lắm khi hai cụ phải chờ đợi,chầu chực…còn về phần thức ăn thì…nghe nói tội lắm anh, con dâu nấu gì ăn đó, đôi khi vợ chồng con cái bác ấy ăn đâu ngoài đường toàn là thứ ngon, nhưng về nhà chỉ luộc cho ông bà cụ cái hột vịt dằm với nước mắm…Thời gian sau cô con dâu lấy cớ bận rộn nên không nấu nướng cơm nước hầu hạ bố mẹ chồng được, thôi thì ai ăn người đó nấu cho tiện, vậy nên chi trên lầu, ngoài phòng hai cụ có thêm cái bếp…từ đó hai ông bà già lụm cụm lủi thủi lo cho nhau…
      
       Bây giờ thì có tiếng thở dài của cha tôi, mẹ tôi kể tiếp:
     – Bà cụ bịnh rồi mất, nghe đâu lúc mất cũng bảy sáu tuổi, một năm sau thì ông đi theo bà…Em nghe nói đám ma của cụ ông lớn lắm anh à, tốn hết mấy cây vàng lận đó.
     Cha tôi thở hắt ra thật mạnh nên tôi nghe thật rõ:
     – Sống không cho ăn uống đàng hoàng đầy đủ, chết rồi thì làm đám ma cho lớn, đám giỗ linh đình mà chi, người đã chết rồi nào có ăn được gì đâu, trước tiên là để cho ruồi bu kiến đậu, sau đó tới phiên mình ăn… Người già khi còn sống cũng chẳng ăn được nhiều, chừng hai lưng chén cơm là cùng, khi chết rồi…khỏi ăn được luôn.
     Mẹ tôi nói một cách mĩa mai:
     – Có lẻ bác ấy nghĩ rằng phải lo hầu hạ…một năm đến ba trăm sáu mươi lăm ngày thì…mệt, thôi thì dồn lại để dành đến lúc chết, mổi năm chỉ lo một ngày Giỗ thôi, vậy nên phải làm cho linh đình để mọi người biết mình có hiếu với cha mẹ.
     Cha tôi tiếp lời:
     – Em…cũng “bà tám” thật đó, nhưng thôi, anh khuyên em không nên qua lại nhiều với nhà bác ấy, cũng như không nên “tám” chuyện với hàng xóm láng giềng, dễ sinh mích lòng, mình chỉ nên sơ giao thôi em à. Chuyện thị phi nói mấy cũng không vừa bụng thiên hạ, ai thì cũng ưa bới móc cái xấu của nhau ra để hạ bệ nhau…”Đèn nhà ai nấy sáng”, biết đâu họ cũng xấm xì bươi móc chuyện nhà mình?…anh sợ nhất những bà ưa ngồi lê đôi mách…đốt nhà người ta cháy như chơi…
     – Em biết rồi…anh nè, cũng may lúc Tứ Thân Phụ Mẫu của tụi mình còn sống, anh thì lo cho cha mẹ em đầy đủ nên được tiếng là “Rễ thảo”, còn em thì lo cho cha má anh chu đáo nên được khen là “Dâu hiền”, tụi mình đều không để cho cha mẹ hai bên phải thiếu thốn thèm thuồng…
     Mẹ hỏi cha một câu làm cho tôi phát ớn sau gáy:
     – Anh có để ý hình của cha mẹ hai đứa mình không? Đôi con mắt của các cụ lúc nào cũng vui, mỗi lần nhìn vào là em thấy như các cụ đang cười. Còn đôi mắt của hai ông bà cụ bên ấy…lúc lên thắp nhang…em thấy mắt các cụ ướt như là muốn khóc, nó buồn rười rượi ghê vậy đó; anh à.
     Cha tôi trở mình trên giường và trả lời mẹ:
     – Người già rất nhạy cảm và thường dễ tủi thân, mà ai thì cũng phải già…mà thôi…ngủ đi em, khuya lắm rồi.
     Mẹ tôi cố nói thêm một câu cuối cùng nhưng rất quan trọng:
     – Làm con phải để chử Hiếu lên hàng đầu, trả Hiếu cho cha mẹ thì phải trả lúc cha mẹ còn sống, không chỉ là “cơm bưng nước rót” mà còn là cách đối xử có đạo nghĩa hay không? Có làm vừa lòng đẹp ý cha mẹ hay không?. Đạo Chúa hay Đạo Phật cũng dạy con người ta phải “ làm tròn chừ Hiếu mới là Đạo con”, đừng nên lấy sự bận rộn ra mà làm cái cớ để trốn tránh bổn phận làm con…thôi, em ngủ đây.
     Tôi thức một đêm để suy nghĩ, câu chuyện cha mẹ nói trong đêm khuya mà tôi tình cờ nghe lóm được, nó như một thông điệp gởi đến cho tôi, rồi từ nơi tôi nó sẽ đến với các em của tôi. Tôi thật sự rất xúc động và vui mừng. Sẽ không muộn màng khi tôi biết được điều mình CẦN, NÊN và PHẢI làm đối với cha mẹ lúc NGƯỜI còn sống.
     Gần sáng tôi mới viết xong một lá thư gởi cho cha mẹ đọc, lá thư tôi đẩy vào khe cửa phòng ngủ của cha mẹ, thế nào cha mẹ tôi cũng đọc nó trước khi ra khỏi phòng. Thư rằng:
     “Cha mẹ kính yêu, con biết con phải làm gì để báo hiếu cho cha mẹ rồi, con sẽ làm cho cha mẹ vui lòng đẹp ý. Cầu xin Chúa Mẹ ban cho cha mẹ có được nhiều sức khỏe để sống lâu với tụi con, con cũng sẽ dạy hai em con biết giữ tròn chử HIẾU ngay lúc cha mẹ còn sống. Mai sau khi cha mẹ qua đời, đến ngày giỗ của cha mẹ chúng con sẽ không làm cho lớn đâu, vì khi đó cha mẹ chết rồi, đâu có ăn được. Bây giờ chúng con sẽ cố gắng học thật giỏi, giúp đỡ cha mẹ công việc nhà…Mai này khi học xong đi làm có tiền con sẽ không để cha mẹ phải thiếu và thèm cái gì hết.
     Con thương cha mẹ vô cùng.”
     Không cần viết tên tôi vào đó, vì cha mẹ tôi đâu còn lạ gì nét chữ của tôi, chữ tôi viết không đẹp cho lắm nhưng rất rõ ràng, dễ đọc.

Phòng ngừa bệnh Mất Dần Trí Nhớ
Sáu Bước Đơn Giản Để Giữ Đầu Óc Minh Mẫn


Image result for loss memory cattoon


Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements),hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn.
Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan. Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá. Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này.
Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ. Bản phúc trình không gỉải thích vì sao.
Nhưng chúng tôi sẽ phân tích cho độc giả biết rõ:
Không phải mọi hiện tượng mất dần trí nhớ- dementia- đều trở thành bệnh Alzheimer.
Nhưng đầu óc của chúng ta trở nên cùn lụt khi lớn tuổi là do ảnh hưởng gộp của nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, vì mạch máu bị tắc nghẽn, hay bị hở, gọi chung là vascular dementia..
Trong cả hai trường hợpđều khiến chotrí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém, sự suy nghĩ của chúng ta trở nên loạng quạng (fuzzy), hậu quả bởi việc óc của chúng takhông nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar). Nhiều bệnh nhân của căn bệnh Alzheimer không ít thì nhiều đều vướng phải tình trạng vascular dementia. Những trở ngại khi suy nghĩ mà các cụ già gặp phải phần lớn vì máu không đưa lên đầu dễ dàng.
Chúng ta có thể ngăn ngừa những rắc rối này, hay sửa chữa những trục trặc đó bằng cách giữ cho mạchmáu dẫn máu lưu thông lên não bộ đuợc thông tuông dễ dàng. Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm.
Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm những gì để giúp máu bơm lên đầu dễ dàng.
1- Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10,000 bước đi:
Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu.
Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10,000 buớc chân, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất ba lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro vướng bệnh Alzheimer . Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tùy theo sở thích của mình: Đi bộ, Làm Vườn, hay Khiêu vũ.
2- Ăn thục đơn có nhiều rau và hoa quả như người Hy Lạp:
Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc.
Trong hoa quả và rau có chứa chất “flovonoids” giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngăn ngừa độc tố.
Trong một cuộc nghiên cứu nhóm đàn ông đàn bà thích ăn rau quả tươi, uống trà, cà phê, hay rượu nho, có nhiều chất flovonoids. Họ thường có não bộ hoạt động tốt hơn người không dùng rau quả tươi.
Và sự suy sụp của não bộ tránh được tới 10 năm.
Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả, sẽ giúp ngừa được 76% bệnh lú lẫn, hay mỗi ngày uống khoảng 900 mg thuốc bổ để thay thế rau, sẽ giúp tăng sự bén nhậy của trí óc, và giúp trẻ thêm được khoảng 3.5 tuổi.
3- Hay ăn thực đơn của dân Địa Trung Hải:
Ăn uống hàng ngày giống thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt. Ăn theo kiểu dân Điạ Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48%. Cương quyết từ bỏ những thói hư, tật xấu như hút thuốc lá, và nghiện rượu. Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80%.
4- Đừng uống rượu mạnh quá độ:
Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer.
Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi.
Đàn ông được uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25% người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu.
5- Ráng duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp:
Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt.
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50% trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ.
Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp – lý tưởng là 115/75
– bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu.
Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn.
Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não.
6- Tránh đừng để bụng phệ:
Vòng bụng ở tuổi trung niên to báo hiệu trước có thể bị vướng bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6,000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu.
Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 35 inches cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông.
Chỉ có một bộ phận nên gìn giữ cho to lớn. Đó chính là não bộ của bạn..
Nguyễn Minh Tâm dịch theo S.F Examiner


Vài lời khuyên về dưỡng sinh



Image result for duong sinh


* Một cơ thể bệnh tật sẽ thấy tương lai phía trước chỉ toàn một màu đen, một cơ thể cường tráng sẽ xóa tan hiện thực đen tối .

* Bảy cách dưỡng lão. Một là ít nói để dưỡng khí, hai là hạn chế sắc dục để dưỡng sinh, ba là ít dùng gia vị để dưỡng khí huyết, bốn là nuốt nước miếng để dưỡng phế khí, năm là không giận dữ để dưỡng can khí, sáu là ăn uống điều độ để dưỡng vị khí, bảy là ít suy nghĩ để dưỡng tâm khí.

* Không uống trà khi đói, hút thuốc sau khi ăn, bữa tối không ăn nhiều, không ăn quá nhanh, tức giận không nên ăn, sau ăn không nên tức giận, mỗi sáng dùng lược chải tóc nhiều lần có thể khử phong thấp.

* Tiêu trừ được cái “tôi” trong mỗi chúng ta, mắt sẽ sáng, ngực sẽ căng, tim đập theo lẽ tự nhiên, sẽ sống lâu khỏe mạnh.

* Bước chân nhanh nhẹn thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn, tiêu hóa năng lượng, tinh thần đỡ căng thẳng, tăng cường hệ cơ bắp và làm giảm chứng hồi hộp, ngăn cản thoái hóa chức năng phổi.

* Theo “Đạo Dưỡng Sinh” không ghen ghét đố kỵ, thuận theo lẽ tự nhiên, muốn dưỡng mà không biết dưỡng, chỉ làm cho mệt mỏi, tâm phiền , ý loạn, không thể thọ lâu còn hại đến cơ thể.

* Huyết mạch trong cơ thể người không thông, làm tắc đường dẫn đến các bộ phận cơ thể, bách bệnh phát sinh. Muốn có sức khỏe, nhất thiết phải vận động, muốn sống lâu, ngũ quan lành mạnh, tinh thần phải thoải mái, không ưu phiền lo lắng.

* Bí quyết sống lâu là không giận dữ, tâm hồn rộng mở, vui với công việc, việc thiện giúp người, xử sự có tình, nhẹ nhàng thoải mái, dí dỏm hài hước.

* Yoga là một môn thể thao tuyệt vời, ngồi thiền 20 phút mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, giúp thư thái và luôn rạng rỡ.

* Hãy tìm niềm vui và nụ cười trong mỗi phút giây của cuộc sống, bắt đầu từ sở thích, thói quen của bạn. Tìm cách để bình ổn tâm hồn, tránh xa stress sẽ là liều thuốc quý giá nhất giúp bạn trẻ lâu và luôn xinh đẹp.

* Sự bình thản khắc phục được sự lo lắng và sự sao lãng không cần thiết , cần được phát triển để đương đầu với trạng thái khi phải chấp nhận bó tay, không thể thay đổi được tình trạng hiện tại.

* Muốn sống một cuộc sống giản dị, đơn sơ , trước hết phải rời xa những hoạt động vô bổ.

* Kiên nhẫn có thể phát triển dễ dàng chỉ khi nào sự bồn chồn và ghét bỏ đã lắng đọng nơi tinh thần, như lúc đang tập thiền. Sự thiếu kiên nhẫn làm dao động tinh thần và kéo theo những bệnh lo âu của con người hiện đại.

* Tuổi thiếu niên cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nên tránh sắc dục, vì sắc dục sớm làm tổn hại sinh lực, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng bình thường, mặt khác có thể ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người trong cả cuộc đời.

* Với môi trường tự nhiên, cổ nhân khuyên phải “thuận thiên thời”, tức là phải thích ứng với tự nhiên và phải lợi dụng tự nhiên nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe , như nhà ở phải thoáng khí, mát về mùa hạ, ấm về mùa đông,

* Bất luận phương pháp dưỡng sinh nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bảo đảm sự cân bằng và toàn diện cho cơ thể. Ăn uống không nên thiên lệch, lao động không được quá sức, suy nghĩ chớ có cực đoan, tình dục cũng đừng thái quá…

* Theo y học cổ truyền, mỗi người là một vũ trụ thu nhỏ, bởi vậy mỗi cá thể đều có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc cơ thể, tuổi tác, giới tính, điều kiện sống và làm việc, tình trạng bệnh tật… hơn nữa lại được đặt trong một không gian và thời gian cũng không giống nhau. Cho nên, phương pháp dưỡng sinh cũng phải tuân thủ nguyên tắc “nhân nhân chế nghi, nhân thời chế nghi, nhân địa chế nghi”, nghĩa là phải tùy người, tùy thời, tùy nơi mà vận dụng cho phù hợp mới mong đạt được hiệu quả mỹ mãn.

* Theo quan điểm "Thiên Nhân hợp nhất" của triết học phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khoẻ mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên.

Trang thơ


Image result for ho sen


Bắt gặp mùa thu
Tác giả:

Xơ xác hồ sen đã nhạt hương
Bên song hoa lựu cũng phai hường
Sớm mai lá úa rơi từng trận
Bắt gặp mùa thu khắp nẻo đường
Tóc liễu hong dài nỗi nhớ nhung
Trăng nghiêng nửa mái gội mơ mòng
Sầu nghiêng theo cánh chim lìa tổ
Biết lạc về đâu lòng hỡi lòng
Thu về sông núi bỗng tiêu sơ
Cây rũ vườn xiêu, cỏ áy bờ
Xử nữ đôi cô buồn tựa cửa
Nghe mùa gió lạnh cắn môi tơ
Sương phủ lưng đồi rặng núi xa
Thương ôi! Lữ khách nhớ quê nhà
Mấy thu mưa gió ngoài thiên hạ
Vườn cũ còn chăng cúc nở hoa?
Cha già ngừng chén biếng ngâm thơ
Đưa mắt nhìn theo hút dặm mờ
Xe ngựa người về tung cát bụi
Con mình không một lá thư đưa
Nghìn lạy cha già lượng thứ cho
Trót thân con vướng nợ giang hồ
Lòng son bán rẻ vào sương gió
Lãi được gì đâu? Đã mấy thu!
Một chút công danh rất hão huyền
Và dang dở nữa cuộc tình duyên
Thu sang, quán lẻ con đăm đắm
Rõi bóng quê nhà mắt lệ hoen.

Friday, July 28, 2017

Cơn thiếu máu não thoáng qua


Image result for transient ischemic attack


Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu đưa máu và ô-xy đến não bị tắc hoặc bị vỡ. Khi điều này xảy ra, các tế bào não không nhận đủ máu và ô-xy cần thiết để sinh tồn. Điều này khiến cho các tế bào thần kinh ngừng hoạt động và chết trong vòng vài phút. Khi đó, bộ phận cơ thể do các tế bào đó điều khiển cũng không thể hoạt động. Ảnh hưởng của đột quỵ có thể là vĩnh viễn, tùy thuộc vào việc có bao nhiêu tế bào bị tổn thất, những tế bào đó có ở não hay không, và các yếu tố khác.
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật nghiêm trọng, lâu dài tại Mỹ.
TIA là gì?
TIA, hay cơn thiếu máu não thoáng qua, là một "cơn đột quỵ nhỏ" xảy ra khi một cục máu đông làm tắc động mạch trong một khoảng thời gian ngắn. Các triệu chứng của TIA cũng giống như triệu chứng của đột quỵ, nhưng chúng thường chỉ kéo dài vài phút. Khoảng 15 phần trăm các cơn đột quỵ lớn có dấu hiệu tiền triệu là TIA, vì vậy đừng bỏ qua TIA. Hãy gọi 9-1-1 hoặc tìm kiếm dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức.
Liệu đột quỵ có phải là hết hy vọng?
Không. Phần lớn đột quỵ có thể phòng ngừa. Quý vị có thể giảm nhẹ nguy cơ đột quỵ bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh — kiểm soát huyết áp cao; không hút thuốc; ăn theo một chế độ ăn lành mạnh với ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển dạng; tích cực hoạt động thể chất; duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh; quản lý bệnh tiểu đường; và uống đồ uống có cồn với số lượng ít hoặc không uống chút nào.
Ngoài ra, người ta đã làm được nhiều điều để chống lại tác động của đột quỵ. Có loại thuốc làm tan cục máu đông gọi là chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA) để điều trị đột quỵ. tPA có thể làm ngừng sự tiến triển của một cơn đột quỵ và giảm nhẹ sự tàn tật do đột quỵ gây ra, bằng cách phá vỡ cục máu đông có thể đang làm tắc dòng chảy của máu lên não. Tuy nhiên, để đủ điều kiện sử dụng tPA, quý vị phải đi cấp cứu ngay lập tức và được xác định bị đột quỵ do cục máu đông. Thuốc này phải được cho dùng trong vòng 3 đến 4,5 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng. Thuốc tPA được cho dùng càng sớm, thì càng có khả năng đạt kết quả tốt hơn sau cơn đột quỵ.
Đối với người có cục máu đông trong những động mạch lớn hơn, tPA thường không làm tan được cục máu đông hoàn toàn. Trong trường hợp này, một thủ thuật, gọi là lấy huyết khối bằng phương pháp cơ học, phải được thực hiện trong vòng sáu giờ sau khi có những triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Trong hầu hết các trường hợp, thủ thuật này chỉ được thực hiện sau khi bệnh nhân đã được dùng tPA đường tĩnh mạch. Để loại bỏ huyết khối, bác sĩ sẽ luồn một ống thông (ống nhỏ) cùng với một ống đỡ (stent) qua động mạch ở háng lên động mạch bị tắc ở não. Ống đỡ (stent) sẽ bung ra và giữ lấy cục máu đông. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy ống đỡ (stent) ra cùng với cục máu đông đã được giữ trong đó. Nếu cần, cũng có thể dùng các thiết bị khác.

Đột quỵ có những dấu hiệu cảnh báo nào?
Quý vị và gia đình mình nên nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Quý vị có thể có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu này. Hãy lưu ý thời gian các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện và gọi tới 9-1-1 hoặc số điện thoại cấp cứu tại khu vực của quý vị. Đột quỵ cần phải được cấp cứu khẩn cấp!
Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo này, ngay cả khi chúng tự hết. Thời gian là điều quan trọng.
Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:
  • Bất ngờ có cảm giác tê liệt hoặc yếu ớt ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể   
  • Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu
  • Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể
  • Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân
F.A.S.T. là một phương pháp để dễ nhớ cách nhận biết một cơn đột quỵ và việc cần làm.  NHANH CHÓNG nhận biết một cơn đột quỵ. Face (mặt) rũ xuống. Arm (cánh tay) yếu ớt. Speech (lời nói) khó khăn. Time (đã đến lúc) gọi 9-1-1.

Trước khi quý vị cần thực hiện hành động cấp cứu, hãy lập danh sách các số điện thoại cấp cứu và để một bản bên cạnh điện thoại của mình và bên mình trong mọi lúc.

Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
  1. Gọi tới 1-888-4-STROKE (1-888-478-7653), hoặc truy cập strokeassociation.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim và đột quỵ.
  2. Đăng ký để nhận tạp chí Stroke Connection, một tạp chí miễn phí dành cho những người sống sót sau đột quỵ và người chăm sóc, tại strokeconnection.org.
  3. Kết nối với những người khác cùng chia sẻ hành trình điều trị đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại strokeassociation.org/supportnetwork.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin để giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm strokeassociation.org/letstalkaboutstroke để tìm hiểu thêm.

Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:

Gần chỗ tôi, cơ sở nào được trang bị tốt nhất để điều trị cho tôi nếu tôi có các triệu chứng đột quỵ?

Tôi làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?

©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)