Wednesday, March 15, 2017

Gừng





Tên Việt: (1)gừng (2)tỏi Tên Hoa: (1)姜(khương) (2)大蒜(đại toán) Tên Anh: (1)ginger (2)garlic Tên Pháp: (1)gingembre, coillouin (2)Ail, Ail cultivé Tên khoa học: (1)Zingiber officinalis Roscoe. (2)Allium sativum L. Họ: Gừng (1)(Zingiberaceae) (2)Hành, Thủy Tiên (Liliaceae [Amaryllidaceae])
* hẹ Allium odorum L. * hành lá Allium fistulosum L.

Lép nhép vài hàng tỏi, *
Lơ thơ mấy luống khương;
Vẻ chi tèo teo cảnh,
Thế mà cũng tang thương!
Nguyễn Gia Thiều (1741-1798)

Một mai thiếp có xa chàng,
Ðôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin...
Tay bưng dĩa muối chén gừng,
Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ em...
(Ca dao)
(♫Dạ Cổ Hoài Lang - Sáu Lầu)

Gingembre
Gừng-Khương
Zingiber officinale (Willd.) Roscoe
Zingiberaceae
Đại cương :
Gừng, tên Zingiber officinale, là một giống cây có nguồn gốc Á Châu, gồm có hệ thống phát triển như rể phù ra phân nhánh, đây là một thân ngầm dưới đất gọi là căn hành để nấu ăn và dùng để chữa bệnh dân gian. Gừng là gia vị truyền thống trong cách nấu ăn của Á châu và đặc biệt của Ấn Độ. Ở Phương Tây người ta chế tạo sản những bia gừng hay thức ăn tráng miệng như bánh mì vị gừng.
Về Dược thảo Gừng dùng để kích thích tình dục và chống lại nhức đầu chóng mặt khi đi du lịch, được trình bày dưới dạng gélule, viên, nước uống hay dạng trà. ( ngâm )
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Trồng như gia vị trong tất cả những nước vùng nhiệt đới, như Jamaïque, Inde, Chine, Antilles, Australie, Việt Nam v…v…
Mô tả thực vật :
Gừng là một thực vật có rất nhiều hiệu năng.
Thân thảo lớn vùng nhiệt đới, sống đa niên, cao khoảng 1,5 m, Lá mọc so le, thẳng hình mủi giáo, có mùi khi vò.
Thân trên không dài khoảng 20 cm với phát hoa, gié hoa ngắn, chứa nhiều hạt đen trong một viên nang 3 mảnh, trên ngọn một thân bao bọc bởi những vảy, gié do nhiều hoa đực hợp lại có răng, hoa màu trắng hay vàng có thùy nhọn bao chung quanh lá bắc, cánh hoa hình môi ngắn hơn môi của tràng hoa. Hoa thích phơi ngài ánh sáng trực tiếp, cũng như trong một bầu không khí ẩm ướt.
- Căn hành mang những « mắt » nơi đó cho ra những chồi non và cho ra cây gừng .
Căn hành phát triển thành củ, nạt , sống ngầm dưới đất lớn phân nhánh như « bàn tay » gần như nằm trên một mặt phẳng
Gừng là nhân chứng bởi những hiệu năng nhiều vô kể cần được phổ biến kiến thức cho đại đa số quần chúng.

Bộ phận dùng :

- Rhizomes (qui ont la forme d'une main)- Huile essentielle de rhizôme
- Căn hành ( hình bàn ttay )
- Tinh dầu trích từ căn hành gừng.
Thân rễ (thường gọi là củ )- Rhizoma Zingiberis, có tên là Can Khương
Thành phận hóa học-dược chất :
- Arylalcanes :
- gingérols ( 15 % ), shogaols, paradol, zingérone, gingérénones A và B (galanolactone trong nhóm cây ở Chine)
- Acide gingersulfonique, acide. pipécolique, cinnamique, glycérols
- Tinh bột (60 %), đường, chất béo (3 à 8 p.cent), sinh tố vitamines. A et B (niacine)
● Tinh dầu gồm : Tỹ lượng đầu biến đổi tùy theo nguồn gốc địa lý nơi mọc :
▪ Tinh dầu (2,5 đến 3 %)
▪ sesquiterpènes : zingibérène (30  %), arôme curcumène, camphène, bisabolène, citrale, lilalole, farnésène, zingibérol, béta-sesquiphellandrène
▪ monoterpènes : géranial, néral, linalol, citronellal, v…v…
● Thành phần chánh của Gừng tươi yếu hơn và ít hơn gừng sấy khô, trong khi lượng nguyên của shogaol tăng.
Tinh dầu ( dừng phương pháp sắc ký gaz )
Thành phần tĩ lệ chánh của Tinh dầu :
- Chromatographie phase gaz du lot LE059 :
Monoterpènes : camphène (5.99%), béta-phellandrène (3.90%), alpha-pinène (1.70%), limonène (1.03%), myrcène (0.73%), béta-pinène (0.22%), alpha-phellandrène (0.19%)
Monoterpènols : bornéol (0.79%), alpha-terpinéol (0.44%), linalol (0.29%), géraniol (0.17%)
Aldéhydes terpéniques : néral (0.26%), géranial (0.21%)
Sesquiterpènes : zingibérène (32.65%), béta-sesquiphellandrène (13.36%), ar-curcumène (8.41%), béta-bisabolène (6.92%), alpha-farnésène (6.77%), germacrène D (1.05%), béta-élémène (0.91%), (E)-béta-farnésène (0.46%), germacrène-B (0.32%), alpha-copaène (0.22%)
Oxydes : 1.8 cinéol (2.12%)
- Chromatographie phase gaz du lot ME066 :
Monoterpènes : camphène (6.15%), béta-phellandrène (4.14%), alpha-pinène (1.80%), limonène (0.94%), myrcène (0.70%), béta-pinène (0.21%), alpha-phellandrène (0.30%)
Monoterpènols : bornéol (0.82%), alpha-terpinéol (0.39%), linalol (0.16%), géraniol (0.11%)
Aldéhydes terpéniques : géranial (0.08%)
Sesquiterpènes : zingibérène (33.65%), béta-sesquiphellandrène (13.72%), ar-curcumène (8.90%), béta-bisabolène (6.99%), alpha-farnésène (4.31%), béta-élémène (0.83%), alpha-copaène (0.63%), (E)-béta-farnésène (0.24%), germacrène-B (0.11%)
Oxydes : 1.8 cinéol (2.08%)
Đặc tính trị liệu :
- dùng làm chất kích thích : thuốc bổ phái tính, kích thích tình dục
- tiêu trừ hơi gaz và là thuốc bổ cho hệ tiêu hoá ( chú ý )
- kiện vị bổ bao tử, tiêu hóa, tăng sự bài tiết nước miếng.
- tăng co thắc nhu động của ruột.
- nhuận trường nhẹ
- chống nôn mửa,
- rửa ruột,
- chống bệnh chistozomias và biharziose là bệnh do ký sinh trùng như sán mảng gây thiệt hại cho cơ quan nội tạng (shogaols và gingérols gingérols ) và chất gingérénones ức chế sự tổng hợp những prostaglandine và leucotriènes.
- chống loét.
- tê đau không cảm giác. ( Phối hợp với muối hột ngâm rượu )
- chống bệnh phong thấp ( Rhumatisme ).
► Thành phần chất béta-sesquiphellandrène là một chất chống lại siêu vi khuẩn ( rhinovirus ),
- chống vi trùng và chống nấm.
- chống đột biến ( mutation ) do gingérol và zingérone.
- trị ho,
- giảm sốt
-  giảm đau nguyên nhân sự co thắt hệ tiêu hóa.
- Gừng có chức năng chống viêm sưng, và đặc biệt đau do triệu chứng phong thấp viêm ( rhumatismes inflammatoires ).
- Đau răng ung mủ, răng hàm mặt, sưng nướu.
► Thông qua những hoạt động điều hoà, kích khích và hương thơm, gừng còn có đặc tính :
● tiếp thêm sinh lực,
● kích thích cơ thể.
Trong một số khu vực vùng nhiệt đới, gừng được công nhận là :
● là một loại thuốc bổ cho bộ phận sinh dục nam,
Đây có lẽ, là lý do gừng được xem là một dược thảo có tác dụng :
● kích thích tình dục aphrodisiaque,
● và được biết đến bởi những tác động của gừng trên sự mệt mỏi tình dục ( nhưng sự kiện này chưa được công nhận chứng minh bởi khoa học ).
Một số nghiên cứu y khoa chứng minh rằng, căn hành gừng có hiệu quả cho phép :
- giảm hay làm dịu cơn buồn nôn khi mang thai.
Tương tự,
- chức năng long đờm ( ho, viêm phế quản, viêm ngứa cổ họng, đau cổ họng ).
► Không phải là  không đáng kể đển chức năng có thể nói là không nói đến :
● Một hỗn hợp của gừng và mật ong là một “ công thức cho Bà Grand-mère ”, rất có hiệu quả.
Nhưng gừng cũng là một dược thảo dùng như thuốc :
- tống hơi có hiệu quả giúp trục tống những khí gaz trong hệ ruột và tranh đấu chống lại sự co thắt đau đớn, tất cả bằng cách giảm hơi flatulences và căng bụng ballonnements.
Rất nhiều nghiên cứu trên con người và kết luận rỏ ràng là những đặc tính của Gừng như:
- nôn mửa,
- rửa ruột.
và cũng đã xác nhận gừng có tác dụng rất tốt cho:
- bệnh nhân sau khi mổ ( post-opératoire )
Gừng đã cho ta thấy kết quả của sự chữa trị chống lại :
- chứng đau nửa đầu migraine, hiệu ứng rât tốt.
Đôi với người Á Châu như Việt Nam, Trung Hoa, người ta đã biết từ lâu :
- Gừng giảm hạ « chứng vận động » hay « bệnh do sự di chuyển » như đi xe, đi tàu v…v…. Những thủy thủ không quen thường nhai gừng khi đi biển.
- Những đàn bà việt nam, trung quốc thường dùng gừng ( xay uống ) để tránh nôn mửa vào buổi sáng.
-  Hiệu ứng bảo vệ niêm mạc hay màng nhầy của dạ dày.
- Tăng cường, điều hòa bài tiết không đủ mật và tuyến tụy tạng.
- hổ trợ tiêu hóa,
- hạ tĩ lượng cholestérole,
- đường máu triglycérides,
- acide béo
- và phospholipides.
- Phục hồi chức năng thận trong trường hợp suy thận.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
- Những đàn bà mang thai chưa quá 3 tháng, không nên dùng.( uống )
- Những đàn bà có thai lượng gừng dùng không được quá 2 gr gừng khô tương đương với 10 gr gừng tươi có thể ảnh hưởng đến sửa cho con bú ( lactation ) .
- Những người đang chữa trị bị có chất  « chống đông huyết anticoagulant », không nên dùng.( uống )
- Những người chuẩn bị trước một cuộc giải phẩu không nên dùng, có thể có cơ nguy gừng làm đông máu. ( uống )
- Ảnh hưởng khi sanh con ( trên lý thuyết, không có bằng chứng cụ thể vấn đề liều dùng này )
- Liên quan đến sạn thận
Cách dùng:
Gừng sống nhấm từng ít một dùng chữa nôn mửa.
- Có thể sắc Gừng tươi để uống. Ngày dùng 4-8g.
- Có thể làm thuốc pha hoặc ngâm rượu Gừng, mỗi ngày dùng 2-5ml để chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho.
- Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 muổng canh. Trẻ em dùng 1/2 liều của người lớn.
- Gừng khô sắc uống như Gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi cầu lỏng, mệt lả, nôn mửa. ( Miền Nam )
Sử dụng trong thực phẩm:
Tương tự như vậy, trong lãnh vực ẩm thực, gừng có một phẩm chất không thể phủ nhận trên toàn thế giới ?.
- Tại Phi Châu, ví dụ như, gừng được sử dụng như một hương liệu trong việc chuẩn bị cho các món ăn nhất định.
- Tại Bắc Mỹ, một loại thực vật song tử diệp được biết đến mang tên gừng hoang dại hay còn gọi “ gừng xoài Réunion ” có rể cũng có đặc tính thơm.
- Căn hành của gừng ngọt, thơm, nạt thịt và có một hương vị nhẹ dịu. Gùng được sử dụng để ướp giấm trong ẩm thực Nhật Bản hay như một thành phần gia vị trong phương cách nấu ăn người Ấn Độ.
- Mặt khác, thời xưa hơn, trong lãnh vực nấu ăn Trung Quốc để áng mùi nặng của những món ăn như thịt, cá hay hải sản nhất là những món ăn như thịt cừu.
Gừng cũng được dùng trong những món bánh để tăng thêm mùi hương như những bánh biscuits, bánh mì gưìng ….hay những thức uống hoặc trà như trà gừng để hổ trợ tiêu hóa.
Tinh dầu gừng được dùng để xoa bóp.
Công thức nấu ăn có gừng, chúng ta có rộng đường để lựa chọn.  
Bài thuốc rượu gừng :

Rượu muối gừng
Ngâm chân

Thành phần và phân lượng :
- 300 gr muối hột .
- 300 gr gừng .
- 1 lít rượu trắng hay alcool đốt 90° ( alcool brûle 90° bán trong siêu thị )
 Cách làm :
Cắt gừng thành lát mỏng, sao bằng lửa nhỏ cho vàng hơi khô.
Dùng máy xay khô xay nát nhỏ.
Dùng keo lọ thủy tinh 1 hoặc 2 lít, đổ muối hột + gừng đã sao + 1 lít alcool đốt 90° mua ở siêu thị.
Trộn cho đều, năng trộn mỗi ngày với số lượng 300 gr muối sẽ không tan hết vì đã bảo hòa .
Thời gian ngâm 15 ngày là dùng được, sau đó để càng lâu càng tốt.
 Phương pháp ngâm :
Dùng nước nóng, không nóng lắm với sức chịu đựng. Đổ nước tới mắt cá ( cheville ).
Đổ 2 muổng súp dung dịch ngâm vào, ngâm cho đến khi hết nóng .
Ngâm trong 20 phút .
Nếu bệnh nặng ngâm tuần 4 ngày. ( Trường hợp thận suy nặng )
Sau khi thấy giảm nhiều tuần 1 ngày là đủ , ngâm cho đến khi hết đau hẳn .
Chắt lấy nước trong đựng vào chai dùng để ngâm chân.
Xác muối gùng dùng để đấp hoặc xoa bớp khi bị trặc sưng hay những chứng khác xoa bớp dưới bàn chân nhất là huyệt dủng tuyền ( xem hình bàn chân những vùng đại diện những cơ quan con người )

 Chủ trị :
- Đóng vôi ở khớp xương, thoa bóp nhẹ, chờ tối thiểu 5 giờ rữa bằng nước ấm.
- Khô khớp, thiếu chất nhờn, phối hợp với cây mộc tặc tái tạo chất sụn.
- Viêm sưng
- Phong thấp
- Viêm khớp
- Thận suy, và những chứng khác liên quan đến những cơ quan nội tạng dưới lòng bàn chân.
Và có thể chữa những bệnh liên quan đến ngủ tạng, nhờ muối gừng nhờ rượu dẫn hấp thu từ những huyệt đạo dưới bàn chân nhất là huyệt dủng tuyền trị ho cảm cúm.
 
Gừng + Mật ong
Thành phần :
▪ 300 gr Gừng gọt vỏ sạch
▪ 300 gr mật ong nguyên chất
Cách làm :
▪ Sau khi gọt vỏ, gừng được xay nhuyễn.
▪ Thêm ½ mật ong vào, quậy đều.
Bảo quản trong lọ thủy tinh, giữ trong tủ lạnh dùng lâu ngày.
Đặc tính trị liệu :
- ăn không tiêu,
- hàn,
- đau bụng, khó tiêu,
- ợ chua,
- lạnh tỳ,
- lạnh xương sống,
- lạnh chân tay,
- khó thở, xây xẩm mặt,
- tay chân bủn rủn,
Cách dùng :
Nếu gặp những trường hợp trên :
- uống 1 muỗng cà phê với nước nóng hoặc ấm ( nóng nhiều tốt hơn )
- 3 lần / ngày


Tôi xin thành thật cám ơn Lương y Bà Phạm thị Ngọc đã cho phép phổ biến trên trang blogger.com dược thảo thực dụng,  bài thuốc " rượu gừng " và " gừng + mật ong " gia truyền của Sư phụ Thầy Tám Phước Thiện, cư ngụ tại Bến Tre. 



Nguyễn thanh Vân


No comments:

Post a Comment