Đà Lạt – phố mù sương: Biên niên sử thành phố 120 năm tuổi
Lịch sử Đà Lạt khởi đầu bằng những chuyến thám hiểm vùng cao nguyên Lâm Viên vào cuối thế kỷ 19, đặc biệt đánh dấu bởi chuyến thám hiểm của bác sĩ Alexandre Yersin giữa năm 1893. Bốn năm sau đó, khi Toàn quyền Paul Doumer tìm kiếm địa điểm để xây dựng một trạm nghỉ dưỡng, Alexandre Yersin đã đề nghị chọn cao nguyên Lâm Viên và được chấp thuận.
Một góc trung tâm Đà Lạt
Những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là thời kỳ các đoàn khảo sát liên tục được gửi đến Đà Lạt để nghiên cứu, chuẩn bị cho công cuộc xây dựng một thành phố tương lai. Sau hơn 10 năm bị quên lãng, từ giữa thập niên 1910, Đà Lạt bước vào thời kỳ kiến thiết với sự xuất hiện liên tiếp của các công trình kiến trúc, công trình giao thông và hạ tầng cơ sở. Đây cũng là giai đoạn Đà Lạt được thể chế hóa bởi những quyết định hành chính của Triều đình Huế và Toàn quyền Đông Dương. Trong hai thập niên 1930 và 1940, bên cạnh các công sở và dinh thự như Dinh Toàn quyền, Dinh Bảo Đại, Dinh Thống đốc Nam Kỳ, nhiều chùa chiền, nhà thờ và trường học cũng ra đời. Trong số này có thể kể đến nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, trường Couvent des Oiseaux, trường Trung học Yersin, chùa Linh Sơn, nhà thờ Domaine de Marie. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, 1 trong 1000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20
Ga Đà Lạt, ga đường sắt cổ xưa và đẹp nhất Việt Nam
Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, những công trình kiến trúc chợ Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân, Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt… tiếp tục được xây dựng. Nhưng từ sau 1964, do chiến tranh, Đà Lạt ít có thêm các công trình mới. Giai đoạn sau 1975 được đánh dấu bởi các thay đổi hành chính và sự ra đời của những cơ quan mới thay thế cho các cơ sở cũ. Những sự kiện từ cuối thập niên 1980 phản ánh quá trình thay đổi của thành phố, cũng là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam dần vượt qua giai đoạn khó khăn. Khoảng thời gian này thành phố được sửa sang nâng cấp và cũng xuất hiện thêm các công trình kiến trúc mới. Thập niên 2000, bên cạnh hàng loạt những công trình được khởi công và khánh thành, lịch sử thành phố còn ghi nhận nhiều lễ hội được tổ chức như Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội văn hóa trà. Năm nay, Tuần văn hóa du lịch Đà Lạt 2013 nhân kỷ niệm 120 năm thành phố Đà Lạt được tổ chức từ 27/12 đến 31/12/2013.
Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
(Theo từ điển bách khoa mở wikipedia)
Những công trình ghi dấu ấn lịch sử
1901: Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng, một trong hai tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới, chỉ có tại Thụy Sĩ và Đà Lạt, dùng cho loại tàu bánh răng để leo dốc, leo núi.
1919: Ngăn đập thác Cam Ly, tạo nên hồ Grand Lac, tức Hồ Xuân Hương ngày nay.
1922: Khánh thành khách sạn Liangbian Palace, tức khách sạn Dalat Palace ngày nay. 1929: Khởi công xây dựng trường Grand Lycée, về sau mang tên Trung học Yersin, ngày nay là Trường 1932: Xây dựng ga Đà Lạt, ga đường sắt cổ xưa và đẹp nhất Việt Nam còn gần như nguyên vẹn tới ngày nay.
Góc đường Duy Tân hướng ra khu trung tâm Hòa Bình (1968). Nay con đường này được đổi tên thành 3/2 1933: Xây dựng sân bay Liên Khương, Dinh Toàn quyền và Dinh Bảo Đại.
Sân bay Liên Khương sau khi được mở rộng và xây dựng lại
1934: Xây dựng chợ Đà Lạt. 1936: Khánh thành sân gôn 9 lỗ đầu tiên ở Việt Nam. 1942: Khánh thành Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, hay còn gọi là Nhà thờ Con gà. 1948: Mở đường bay Hà Nội – Đà Lạt. 1957: Thành lập Viện Đại học Đà Lạt. 1963: Khánh thành Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt, giờ là Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. 1987: Hoàn thành hồ Tuyền Lâm. 1994: Khánh thành Thiền viện Trúc Lâm. |
No comments:
Post a Comment