Bệnh Loãng Xương:
Trống Đánh Xuôi, Kèn Thổi Ngược
Bs Nguyễn Thượng Chánh
Ngày xưa, khi còn ở bên nhà thì có ai nói đến bệnh loãng xương đâu. Già cả, xương yếu, lưng còng, đi đứng lụm cụm không vững, cần phải chống gậy hoặc nhờ con cháu dẫn dắt là chuyện rất bình thường mà thôi. Người già, lỡ có té ngã, gãy tay gãy chân thì chuyện cũng thường thấy trong xã hội.
Ngày nay Y học không xem tình trạng loãng xương là một định mệnh (fatalité) của tuổi già nữa. Các bác sĩ tài ba (và kỹ nghệ dược phẩm) có cả lố phương tiện để giúp cho các cụ có thể sống một cách “bình thường có chất lượng” cho tới ngày ra đi.
Chú thích: Tác giả không phải là Bs y khoa- Đây chỉ là một tập hợp các thông tin tổng quát về vấn đề loãng xương. Mọi thắc mắc và nghi vấn xin các bạn hãy trực tiếp tham khảo với bác sĩ gia đình (NTC).
Bệnh loãng xương là gì ?
Đây là bệnh xảy ra khi xương thiếu chất Calcium nên trở nên xốp, yếu và có thể dễ gãy mỗi khi bị té ngã. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Thống kê cho biết cứ 1 trên 4 người đàn bà trong thời kỳ mãn kinh, và 1 trên 8 người đàn ông tuổi trên 55 đều bị bệnh loãng xương ở những mức độ khác nhau. Tuổi càng già càng dễ bị bệnh loãng xương.
Bệnh thường hay thấy xảy ra ở các dân tộc da trắng, và ở các sắc dân Á Châu, mà đặc biệt nhất là ở những người có tầm vóc nhỏ con.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương như dinh dưỡng thiếu chất Calcium, thiếu hormone estrogen ở phụ nử trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra yếu tố di truyền, một vài loại dược phẩm và một số bệnh tật cũng có thể đưa đến bệnh loãng xương.
Bệnh nhân thường hay cảm thấy đau lưng khi khom xuống để bưng đồ vật nặng.
Xương cổ tay, và cổ xương đùi (col du fémur) là hai nơi dễ bị gãy mổi khi té ngã. Lâu ngày, lưng bị còm, bị gù và chiều cao vì lẻ đó bị giảm đi, trường hợp nặng bệnh nhân có thể trở thành tàn phế.
Theo thống kê, tại Hoa Kỳ hằng năm có từ 15-20 triệu bà bị bệnh loãng xương, kéo theo trên 1 triệu tường hợp gãy xương mà trong số nầy phải kể 250.000 ca gãy cổ xương đùi (hip fracture) và làm thiệt mạng 50.000 cụ bà vì biến chứng của tai nạn trên.
Khuyến cáo ngừa loãng xương.
Trống đánh xuôi
Tại hải ngoại bệnh loãng xương (ostéoporosis) cần phải đựợc theo dõi để phòng ngừa hoặc chữa trị nếu kết quả xét nghiệm mật độ xương quá kém (osteodensitometry) và rơi vào “một giới hạn nào đó” (căn cứ trên T score và Z score). Thông thưòng, tùy theo nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa calcium vitamin D, hay thuốc nhóm Bisphosphonate (Fosamax, Bonefost,Didronel, Didrocal, Actonel…) hoặc các loại thuốc khác. Uống liên tục trong một thời gian nhiều năm liền, sau đó thì thẩm định lại.
Năm 2001, FDA Hoa kỳ có chấp thuận một loại thuốc tổng hợp dùng để tiêm có tên là Teriperatide (Forteo) do Công ty dược phẩm Lilly sản xuất. Thuốc chỉ dành cho các trường hợp loãng xương nặng, nguy cơ gãy xương cao, hoặc đã bị gãy xương rồi. Bất tiện là thuốc phải được tiêm dưới da (subcutaneous) mỗi ngày, liên tục và không được quá hai năm. Giá thuốc, 700-800$ cho một tháng.
Tại Québec, Canada, Forteo là thuốc đặc biệt và ngoại lệ nên cần phải xin phép sử dụng của chính phủ và sẽ được Régie d’Assurance Maladie trả tiền thuốc.(Demande d’autorisation de paiement – Médicaments d’exception)
Phản ứng phụ của thuốc làm mọi người e dè ngần ngại. Cho dù thuốc uống hay thuốc chích thì trở ngại chính là chúng đều có quá nhiều phản ứng phụ nguy hiểm.
Nhóm thuốc uống Bisphosphonate (Fosamax, Fosavance v,v…) có thể làm loét thực quản và bao tử ngoài ra cũng có thể mục xương hàm (osteonecrosis) nơi chổ răng bị nhổ hay nơi gắn implant.,rất đau đớn và phiền phức lắm.
Xương hàm có thể bị mục do phản ứng phụ của việc uống Fosamax trong thời gian lâu dài.
Thuốc Forteo thì có thể gây ra ung thư ác tính osteosarcoma ở xương. Đa số phản hồi, của bệnh nhân nói chung đều rất tiêu cực…và làm chúng ta lo nghĩ…(Mời bạn đọc xem các phản hồi trong mục tham khảo về Forteo ở cuối bài)
Làm sao phòng bệnh loãng xương?
1. Nên nhớ là nhu cầu Calcium tăng theo các giai đoạn tăng trưởng, tình trạng mang thai, có cho con bú hay không ?…
2. Nên sử dụng thức ăn thức uống đa dạng giàu Calcium. Nên uống thêm supplement Calcium nếu thiếu chất vôi trong dinh dưỡng thường ngày.
3. Cần uống kèm theo vitamin D nếu uống Calcium. Có nhiều loại supplement Calcium bán trên thị trường có chứa vitamin D.
4. Một số bệnh có thể làm thất thoát Calcium từ xương, và có thể gây ra bệnh loãng xương thứ cấp (secondary osteoporosis) chẳng hạn: bệnh xơ gan, bệnh Crohn (1 loại bệnh đường ruột), bệnh viêm khớp tự miễn (rheumatoid arthritis), bệnh suy các tuyến sinh dục (hypogonadism), bệnh cường giáp trạng (hyperthyroidism), bệnh cường phó giáp trạng ( hyperparathyroidism), bệnh suy thận mạn tính, trường hợp ghép bộ phận ( transplantation) và tình trạng nằm bất động lâu ngày.
5. Một số thuốc Tây nếu xài thường xuyên trong một thời gian lâu dài (4-5 tháng) cũng làm mất Calcium của xương, chẳng hạn thuốc trị kinh phong co giật Dilantin, thuốc kháng đông heparine, hormone tuyến giáp trạng Synthroid, các thuốc trị cancer ( antineoplasic), các thuốc làm giảm acid dạ dầy hay antacids có chứa chất nhôm aluminum, các thuốc nhóm corticosteroids như thuốc Dexamethasone ( VN gọi là Đề Xa), Prednisone, các loại thuốc GnRH (gonadotropin releasinghormones).
6. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, ngoài việc ăn uống một khẩu phần giàu Calcium chúng ta cũng cần chú trọng đến việc tập thể dục thường xuyên, bớt rượu, bớt trà, bớt cà phê và bỏ thuốc lá.
7. Phụ nữ trong thời gian mãn kinh nên đi khám bác sĩ dể được xét nghiệm và đo mật độ xương ( osteodensitometry), và nếu cần Bs sẽ kê toa cho thuốc trị liệu.
8. Cẩn thận khi sử dụng một số thuốc trong một thời gian lâu dài,thí dụ các thuốc nhóm corticosteroids.
Thực phẩm nào chứa nhiều calcium ?
Calcium có nhiều trong sữa, trong fromage, trong yogurt và nói chung trong các sản phẩm chế biến từ sửa. Trong nhiều loại thức uống bán trong siêu thị, chẳng hạn như sữa đậu nành và nước cam lon cũng thường được nhà sản xuất cho tăng cường thêm chất Calcium và vitamin D.
Calcium còn được thấy hiện diện trong: các loại đậu, hạt hạnh nhân, mè còn vỏ, trong cải broccoli, cải Pok choy, cải Kale, Collards, green turnip, bắp cải, artichaut, trong rau cần Tây, rau dền, rau mồng tơi, trong cá salmon, trong cá mòi sardine còn xương,và trong tôm cua sò hến vv…Một vài loại thức ăn có chứa chất oxalate (rau mồng tơi, rau dền) hoặc chất phytate (có trong cám, trong các ngũ cốc còn nguyên hạt). Hai chất này ngăn cản phần nào sự hấp thụ Calcium chứa đựng trong trong các loại thực phẩm vừa kể.
Các loại supplément calcium
Trong thiên nhiên Calcium thường ở dưới dạng phối hợp với một vài chất khác để cho ra những hổn hợp (compound) Calcium như: Calcium carbonate, Calcium phosphate, Calcium citrate… Nồng độ Calcium hữu dụng chứa trong hổn hợp còn được gọi là élemental calcium. Tùy theo loại hổn hợp mà số lượng elemental calcium có khác nhau.
Khi mua các loại supplement Calcium nhớ đọc kỹ coi nó chứa thật sự bao nhiêu elemental calcium?
Calcium carbonate: chứa 40 % Calcium và được chế biến từ vỏ sò hến. Hấp thụ chậm. Có thể gây sình hơi và táo bón. Nên uống sau bữa ăn. Nguồn Calcium thường được lấy từ vỏ sò hến. Đây là loại Calcium rẻ tiền và rất thông dụng trên thị trường hiện nay.
Calcium citrate: chứa 20% Calcium, hấp thụ nhanh, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Đắt tiền.
Calcium lactate: có 13% Calcium, uống sau khi ăn.
Calcium gluconate: có 9% Calcium. Uống sau khi ăn.
Dolomite: làm từ bột xương thú vật thu lượm từ lò sát sanh, từ các hổn hợp Calcium magnesium lấy từ nham thạch (limestone). Có thể chứa các chất độc như chì, thủy ngân, arsenic, v.v… Nên tránh sử dụng.
British Medical Journal cho biết là việc sử dụng calcium trong thời gian lâu dài có thể làm hại tim (calcium đóng trong mạch máu)?
Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin D
Rất ít thực phẩm có chứa vitamin D. Vitamin D có thể được thấy trong các loại sữa, trong margarine đã được cho tăng cường thêm chất nầy. Vitamin D cũng thấy trong các loại cá có nhiều mỡ, trong lòng đỏ hột gà, trong cá mòi sardine, trong cá salmon, cá herring,và cá mackerel vv…Phơi nắng 15-20 phút cũng đủ để cho da tạo ra vitamin D. Dưới tác dụng của tia cực tím, của ánh sáng mặt trời chất cholecalciferol ở dưới da được chuyển ra thành vitamin D3 không hoạt tính và sau đó được đưa đến gan để trở thành chất 1,25-dihydroxycholecalciferol, hay là vitamin D thật sự có hoạt tính. Nghiên cứu mới đây tại Quebec (2005) cho biết rằng trong giai doạn mới bắt đầu mãn kinh (perimenopause), Calcium và vitamin D có thể giúp các bà ngừa được phần nào nguy cơ bị cancer vú. Trong thí nghiệm vừa kể, các phim chụp cho thấy mật độ mô vùng vú có vẻ trong sáng hơn ở nhóm người sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm giàu Calcium và vitamin D.
Nhu cầu vitamin D ở người lớn là 400- 800 UI / ngày. Có thể chấp nhận nồng độ tối đa 2000 IU vitamin D trong một ngày nhưng người ta khuyên không nên sử dụng liều lượng nầy trong một thời gian lâu dài. Vitamin D là vitamin tan trong chất béo, và nó có thể tích tụ trong cơ thể. Sự thặng dư vitamin D lâu ngày có thể làm nhức đầu, nôn mửa, giảm cân, mỏi mệt và hiếm thấy hơn, nó có thể gây tiêu chảy, gia tăng lượng nước tiểu ( polyuria), làm hại thận và làm tăng nồng độ Calcium trong máu lên nhiều.
Kèn thổi ngược: Huyền thoại về loãng xương-
Tác giả phỏng dịch nguyên văn ba tác phẩm:Huyền thoại về vấn đề loãng xương
1) Le Mythe de l’ostéoporose: Introduction du nouveau livre de Thierry Souccar
“Đề tặng cho tất cả phụ nữ đã và đang phải khổ sở một cách vô ích vì những bệnh do “người ta” tạo ra trọn vẹn, một sự xét nghiệm truy tìm nhưng không tìm ra được gì cả, và những cách chữa trị cũng không trị được gì hết.”
“Nếu bạn hỏi một người đàn bà lớn tuổi, một bác sĩ hay một nhà báo, ostéoporose là gì thì chắc chắn bạn sẽ nghe họ trả lời như sau: Ostéoporose là một loại bệnh và thường là nguyên nhân làm gãy xương khi các cụ bị té ngã. Để phòng ngừa cần phải làm xét nghiệm bằng kỹ thuật đo mật độ xương (osteodensitometry) để xác định những đối tượng có nhiều nguy cơ. Để có thể tránh tai nạn bị gãy xương khi té ngã, các cụ cần phải tiêu thụ nhiều sữa vả sản phẩm của sữa cũng như theo đuổi một chế độ dinh dưỡng giàu chất calciun thậm chí kể luôn việc cần phải uống thuốc Tây.
Tất cả những đều nói trên rất quen thuộc đối với tất cả mọi người trong chúng ta nhưng đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm.
Hằng chục triệu người đã bị tập đoàn, gồm có giới bác sĩ, tài phiệt về kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ sản xuất máy quang tuyến X nhét vào đầu ý niệm trên. Phải chăng đây là một âm mưu vì quyền lợi hay vì mù quán mà các bác sĩ và những nhà khảo cứu tài ba đã phục vụ quyền lợi của các đại đại tài phiệt quốc tế mà mục tiêu chính của giới nầy là bán sản phẩm với một giá vô cùng đắt nhưng trị liệu không ra hồn và tạo nguy hiểm cho cả thế hệ baby boomer đang bước vào tuổi già”.
Đo mật độ xương bằng kỹ thuật osteodensitometry là một sáng tạo của kỹ nghệ dược phẩm.
Vâng đúng vậy: loãng xương là một sự thật chớ không phải là một bệnh. Loãng xương thật sự ra chỉ là một yếu tố nguy cơ (facteur de risque) mà thôi, nhưng không nhứt thiết là quan trọng nhứt gây gãy xương, đây mới là điều mới lạ.
Vâng, đúng vậy, loãng xương là một chuyện có thật chớ đây không phải là bệnh.” (Dịch nguyên văn từ Le mythe de l’ostéoporose-tác giả Thierry Souccar)
2) ‘The Myth of Osteoporosis – revised edition’
June 1, 2011 by Gillian Sanson
Hướng dẫn mới về cách chẩn đoán loãng xương: một bãi mìn để thương lượng.
“Nếu may mắn, bạn là một phụ nữ Hoa Kỳ trên 50 tuổi, bạn đã được đo mật độ xương rồi. Rất có thể kết quả đã làm bạn hoảng hốt và lập tức bạn phải mau mau chọn lựa phương cách chữa trị. Bạn không phải là người duy nhứt đâu. Tuy kỹ thuật chẩn đoán mật độ xương không bao giờ là một dự báo chính xác để báo hiệu một sự gãy xương, nhưng có thể ước lượng là phải có trên nửa số phụ nữ Hoa Kỳ trên 65 tuổi (và một số không nhỏ phụ nữ trẻ hơn) đã được chữa trị loãng xương bằng dược phẩm, những thuốc lợi thì ít mà hại hại thì nhiều.
Ngày nay, năm 2011, lãnh vực chẩn đoán chẳng khác gì một bãi mìn. Bất kể bạn là nam hay là nữ, bản hướng dẫn mới của bác sĩ về cách chẩn đoán đã tăng cơ may (hay rủi) liệt bạn vào nhóm người có nguy cơ của tình trạng loãng xương và cần phải được chữa trị gấp. Bản Fracture Risk Assessement Tool (FRAX), do Y Tế Thế Giới lập ra và được US National Osteoporosis và một số giáo sư uy tín (august bodies) thừa nhận. FRAX có mặt trên net. Mỗi ngày có lối 60 000 lần truy cập.
Đoán mò một cách chính xác lúc nào sẽ bị gãy xương là một khoa học quá ấu trĩ…
Tổ chức National Osteoporis Foundation Hoa Kỳ (NOF) đề nghị làm xét nghiệm tất cả phụ nữ trên 50 tuổi. Nếu đạt đuợc mục tiêu thì sẽ có ít lắm là 72% các bà Mỹ trắng trên 65 tuổi và 93% các bà trên 75 tuổi đều phải bị bắt buộc phải được điều trị (uống thuốc, tiêm thuốc)…
Đối với các ông Mỹ trắng: ít nhứt 34% trên 65 tuổi hay già hơn, và 49% các cụ trên 75 tuổi hay cao hơn đều “bị khuyên” cần phải trị liệu bằng thuốc” (Dịch nguyên văn Gillian Sanson-New osteoporis diagnostic guidelines: a minefield to negotiate).
3) S.O.S.os, Des os solides à tout âge
Par Jean-Yves Dionne, pharmacien et auteur
Một bộ xương chắc bất luận tuổi tác
“Mặc dù có nhiều khám phá gần đây, loãng xương vẫn còn được đa số bác sĩ và dược sĩ xem như là một thứ bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng, như gãy xương và dứt khoác nó phải được chữa trị bằng thuốc men (nhóm biphosphonates như Fosamax). Ngoài thuốc ra, người ta còn khuyên bệnh nhân phải uống thêm calcium (1500mg/ngày) kèm theo vitamin D (800 UI).
Tôi cảm thấy cần phải nhắc lại với quý vị cho rõ là loãng xương không phải là bệnh, không khác gì hơn tình trạng mãn kinh hay giai đoạn thanh niên choai choai. Đây là một điều kiện, một trạng thái thuận nghịch suy yếu của bộ xương, một yếu tố nguy cơ có thể kéo theo sự gãy xương. Tin vui là chúng ta có trong tay tất cả công cụ giúp giảm hay ngăn ngừa sự yếu xương và biến chứng của nó hầu có được một cuộc sống tốt hơn.
Sau khi đọc qua quyển sách S.O.S OS các bạn sẽ hiểu tại sao thuốc men không phải là món trị bách bệnh như người ta muốn mình tin như thế. Thuốc chỉ là một sự chọn lựa cuối cùng dùng cho các ca nặng, khi không còn cách nào tốt đẹp hơn nữa. Sức khỏe đâu phải cần vỏn vẹn chỉ có một viên thuốc không thôi đâu. (page 33).
Một sự lựa chon đơn giản:
“Cuối cùng, câu hỏi thật sự liên quan đến thuốc và loãng xương phải là như thế nầy: Tại sao phải cần đến thuốc với nguy cơ phản ứng phụ kèm theo giá cả ngoài sức tưởng tượng trong khi một sự tiếp cận theo lối thiên nhiên, chỉ pha trộn dinh dưỡng, và thể dục mà thôi cũng đủ loại trừ tình trạng loãng xương và tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta lên”.
“Trong tác phẩm S.O.S os Ds Jean Yves Dionne cho biết trong việc phòng ngừa vấn đề loãng xương không phải chỉ có duy nhất chất calcium của sữa và các sản phẩm được sản xuất từ sũa không đâu. Chúng ta còn phải cần đến các loại rau quả đủ màu sắc vì chúng chứa những chất dinh dưỡng cần thiết như lycopène (trong cà tomate).
Chính trong thực phẩm mà chúng ta có thể tìm ra đủ vũ khí hữuu hiệu để phòng trị loãng xương.”
Kết luận:
Để phòng bệnh loãng xương, chúng ta nên dùng những loại thực phẩm đa dạng, nhiều màu sắc, giàu Calcium, phơi nắng, tập thể dục, bỏ thuốc lá, bớt cà phê, bớt nước ngọt có gaz (như Coca v,v…), bớt muối, bớt rượu, nếu cần thì uống thêm supplement Calcium + vitamin D, đó là những phương pháp dễ thực hành mà bất cứ ai cũng đều có thể làm được.
Điều quan trọng nhứt là tránh khiêng vác đồ vật nặng và tránh té ngã, nhứt là đối với lớp các ông các bà lớn tuổi.
Theo định kỳ nhớ đi khám bác
No comments:
Post a Comment