Các biến chứng và khả năng chữa trị bệnh tiểu đường
Trà Mi/BS. Hằng Châu
Các loại đái tháo đường
Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, nói về bệnh tiểu đường thì trước tiên xin Bác Sĩ một định nghĩa khái quát để giúp cho thính giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nói một cách nôm na thì bệnh tiểu đường là gì?
Bác sĩ Hằng Châu : Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối. Bệnh được đắc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn quan trọng về chuyển hoá đường, đạm, mỡ, các khoáng chất. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính hay mãn tính mà bác sĩ sẽ đề cập trong các phần sau.
Theo kết quả điều tra mới đây cho thấy một số vùng ở Miền Bắc và Miền Nam (Việt Nam) tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3-5%, thay đổi tuỳ vùng địa lý.
Trà Mi : Xin được hỏi thăm về những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là gì?
Bác sĩ Hằng Châu : Nguyên nhân của bênh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, gồm hai yếu tố : cơ địa, di truyền, đi kèm với yếu tố môi trường. Trong đó bệnh đái tháo đường type 1 (loại 1) thì cơ địa di truyền tác động đến cùng với yếu tố môi trường từ đó nó phá huỷ tế bào Beta do cơ chê miễn dịch, gây ra tình trạng thiếu insulin, làm tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hoá khác.
Yếu tố môi trường ở đây được cho là có kết hợp với sự thay đổi chức năng tế bào Beta, như là virus quai bị, rubela, hoặc là các hoá chất độc như là thuốc diệt chuột hoặc là chất độc phá huỷ tế bào Beta như là chất hydrogen cyanique từ đậu patioka bị biến chất hay như là albumin của sữa bò. Do đó trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ thì có tỷ lệ bị bệnh đái tháo đường type 1 thấp hơn là những trẻ em được nuôi bằng sữa bò.
Còn đối với đái tháo đường type 2 thì là cơ địa di truyền cùng với yếu tố môi trường làm xuất hiện tình trạng đề kháng insulin, từ đó làm giảm chất insulin, và hậu quả là làm đái tháo đường type 2 xuất hiện trên lâm sàng.
Trà Mi : Chúng tôi cũng được nghe nói đến một loại tiểu đường được gọi là tiểu đưòng type 3 thì không biết là dạng này như thế nào?
Bác sĩ Hằng Châu : Mình sẽ xin nói luôn phần vê phân loại thì các bạn sẽ hiểu rõ về đái tháo đường type 3. Thực ra về phân loại thì người ta chia thành : đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường trong thai kỳ và các type đặc hiệu khác của đái tháo đường.
Đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, trong khi đó các type đặc hiệu khác của đái tháo đường thì bao gồm :
(1) khiếm khuyết tiểu đơn gene của tế bào Beta thì có 6 loại,
(2) đái tháo đường kết hợp với đột biến gene RA ty thể,
(3) đột biến phân tử insulin,
(4) khiếm khuyết di trưyền vê hoạt tính insulin,
(5) bệnh lý tuỵ ngoại tiết,
(6) các bệnh nội tiết,
(7) đái tháo đường do thuốc hoặc hoá chất như Rauco hoặc là Bentanidine truyền tĩnh mạch, hay là glucocorticoide, thuốc ngừa thai có chứa ostrogene thường làm tăng tình trạng đề kháng insuline. Kế tiếp là bệnh nhiễm trùng như là rubela bẫm sinh.
Type nữa là có thể đái tháo đường qua trung gian miễn dịch không thường gặp, như là hội chứng người cứng và một số hội chứng gene đôi khi kết hợp với bệnh đái tháo đường như là hội chứng down, rưt-lơ. Và cuối cùng là đái tháo đường sơ sinh vĩnh viễn.
Nguyên nhân
Trà Mi : Có nhiều type như vậy, nhưng không biết trong những cái mà Bác Sĩ vừa trình bày đó thì loại nào được xem là loại phổ biến và rất nhiều người bị?
Bác sĩ Hằng Châu : Đa phần trên thế giới thì đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ từ 90 cho tới 95%, phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Trà Mi : Những đối tượng nào được xem là có nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường ạ?
Bác sĩ Hằng Châu : Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị bệnh là những đối tượng sau đây:
(1) ít vận động,
(2) có người trực hệ trong gia đình bị đái tháo đường,
(3) thành viên của sắc dân có nguy cơ cao như là Mỹ da đen, Mỹ La tinh,
(4) đã sinh con có cân nặng lúc sinh là lơn hơn hoặc bằng 4 ký hoặc đã được chẩn đoán là đaí tháo đường trong thai kỳ,
(5) bị cao huyết áp, tức là huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 milimét thuỷ ngân, (6) có HDL cholesterol dưới hoặc bằng 35 miligam/decilit hoặc là Triglyceride lớn hơn hoặc bằng 250 miligam/decilit, (7) bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang,
(8) đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc là rối loạn đường huyết đói, (9) có tình trạng bệnh lý kết hợp với đề kháng insulin như là bệnh gai-đen, buồng trứng đa nang, (10) có tiền căn bị các bệnh về mạch máu, nhất là bị bệnh mạch vùng.
Đối với những quai bị trẻ em thì mình nên tầm soát những cháu thừa cân so với trẻ cùng tuổi và phái, và cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng so với chiều cao. Những tiêu chí này kèm với 2 trong bất kỳ những yếu tố sau: (1) liên hệ trực hệ hoặc là hàng thứ hai có người bị đái tháo đường thuộc sắc dân hoặc chúng tộc có nguy cơ,
(3) có dấu hiệu đề kháng insulin và tình tràng bệnh có kết hợp với đề kháng insulin như là bệnh gai-đen, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá lipid hoặc là bệnh buồng trứng đa nang, (4) mẹ có tiền căn đái tháo đường thai kỳ.
Thường với những trẻ em thì ta sẽ thử đường huyết vào lúc 10 tuổi hoặc thử vào tuổi dậy thì, nếu mà dậy thì sớm thì thử đường huyết lúc đói mà âm tính thì ta sẽ thử lại sau mỗi 2 năm.
Trà Mi : Thưa Bác Sĩ vừa liệt kê rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường nhưng mà đối với một người bình dân thì có thể hiểu bình dị như thế này có đúng hay không. Tức là có hai nguyên nhân chính: (1) do cơ địa từ bên trong mà phát sinh ra, (2) do từ ăn uống dinh dưỡng là nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, có đúng không ạ?
Bác sĩ Hằng Châu : Dạ, tương đối là chính xác. Đói với đái tháo đường type 2, túc là đái tháo đường phổ biến nhất, xin nhắc lại, đó là yếu tố di truyền đi kèm với yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường ở đây là mập phì. Thứ hai là chế độ ăn uống. Thứ ba là ít hoạt động. Thứ tư là tuổi tác, tức là tuổi càng cao thì nguy cơ càng dễ xuất hiện.
Triệu chứng
Trà Mi : Và xin được hỏi thăm Bác Sĩ là những dấu hiệu hay là những triệu chứng của bệnh. Một khi mắc phải bệnh tiểu đường thì bệnh nhân có thể tự mình nhận biết là mình đang bệnh hay không?
Bác sĩ Hằng Châu : Những triệu chứng tăng đường huyết thì nó sẽ thay đổi ít nhiều tuỳ theo type. Đối với đái tháo đường type 1 thì triệu chứng phát một cách đột ngột và rầm rộ, như là đi tiểu nhiều, khát nhiều, uống nước nhiều, sụt cân, mờ mắt, hoàn cảnh nặng hơn thì là choáng, hạ huýêt áp, hoặc là những biến chứng của tăng đường huyết như là kém ăn, buồn ói hay là ói. Đó là một số triệu chứng tăng đường huyết.
Khi có những triệu chứng như vậy bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, làm một số xét nghiệm đơn giản, theo các tiêu chuẩn thứ nhất có thể dựa vào đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 126, hoặc làm các biện pháp thử nghiệm glucose lớn hơn hoặc bằng 200, hoặc làm một cái đưòng huyết bất kỳ trên 200, hay nói nôm na là khi nào bệnh nhân có những triẹu chứng của tăng đường huyết mà đi kèm với một trong 3 tiêu chuẩn trên thì mình được chẩn đoán là đái tháo đường type 2.
Còn khi bệnh nhân không có bất kỳ một triệu chứng nào cả, đi kiểm tra định kỳ nếu mình có một trong 3 triệu chứng trên thì ta cần xác định lại một lần nữa vào ngày hôm sau, hoặc là trong vòng 7 ngày để mà được xác định chẩn đoán.
Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ đã dành thời gian cho chương trình hôm nay. Và kỳ tới xin phép được tái ngộ cùng Bác Sí để tiếp tục tìm hiểu về các biến chứng của bệnh tiểu đường cùng cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này như thế nào.
Tiểu đường nguy hiểm không chỉ vì nó là căn bệnh giết người đứng hàng thứ ba, mà còn vì vô số các biến chứng tai hại, lâu dài mà người bệnh phải gánh chịu. Các biến chứng đó như thế nào? Khả năng chữa trị ra sao? Mời quý vị cùng tìm hiểu trong chương trình hôm nay.
Biến chứng mãn tính
Bác sĩ Hằng Châu : Chúng ta biết đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh dễ gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như mãn tính.
Trà Mi : Trước tiên xin được hỏi thăm Bác Sĩ về các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường là gì?
Bác sĩ Hằng Châu : Các biến chứng mãn tính của đái tháo đường rất là đa dạng, chủ yếu là ở các mạch máu lớn cũng như mạch máu nhỏ. Các mạch máu lớn thường ảnh hưởng bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên. Còn những bệnh lý mạch máu nhỏ như là bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh biến chứng về thần kinh. Đầu tiên nói về biến chứng mạch máu lớn thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường tuỳ thế tần suất của nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mạch ở chân cũng tăng ở bệnh nhân đái tháo đường.
Trà Mi : Và các biến chứng mà Bác Sĩ gọi là biến chứng mạch máu lớn thì là do đâu?
Bác sĩ Hằng Châu : Những bất thường ở thành mạch máu, tiểu cầu cũng như những thành phần khác của hệ thống đông máu, hồng cầu, chuyển hoá lipid đều có một vai trò nhất định. Ngoài ra còn phải kể đên sự hện diện của các yếu tố nguy cơ đồng thời như là hút thuốc lá, tăng huyết áp cũng làm xuất hiện ở bệnh nhân. Nguyên nhân chính gây tử vong trong đái tháo đường type 2 là bệnh mách máu lớn.
Về biến chứng về bệnh lý mạch vành, tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp hai lần so với người không có đái tháo đường. Và so với nguời không bị đái tháo đường thì người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tương đương với người đã từng có nhồi máu cơ tim, và nguy cơ suy tim cao gấp hai tới ba lần.
Tổn thương mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường rải rác hơn và ảnh hưởng nhiều đến các mạch máu nhỏ làm cho việc điều trị khó khăn hơn. Tính chất được bảo vệ đối với bệnh mạch vành ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh cũng mất đi. Và triệu chứng thường gặp là cơn đau thắt ngực, có thể là một cơn đau khi gắng sức hay chỉ là thiếu máu tại chỗ. Và nhồi máu cơ tim thường là nhồi máu cơ tim thể im lặng.
Khả năng điều trị
Trà Mi : Và khi có những dấu hiệu về bệnh mạch vành thì có khả năng điều trị được không ạ?
Bác sĩ Hằng Châu : Không có điều trị đặc hiệu nào bệnh mạch vành trong đái tháo đường. Các biện pháp phòng ngừa có lợi là kiểm soát đường huyết, ngưng hút thuốc lá, điều trị béo phì, tăng vận động.
Thứ hai là về tai biến mạch máu não thì thường gia tăng nguy cơ bệnh tai biến mach máu não ở người bệnh đái tháo đường hai lần, có thể là nhất thời, tiến triển dần, hay là đột ngột. Thứ ba là bệnh mạch máu ngoại biên thể hiện chủ yếu là bằng viêm động mạch phía dưới dễ dẫn đến lối hoại thương chân. 25% bệnh nhân đái tháo đường phải nằm viện là do các biến chứng ở chân.
Hơn 50% trường hợp là phải cắt đoạn chi. Triệu chứng thường gặp là đau cách hồi, đau chân ở tư thế nằm, chân lạnh tím đỏ ở phần dưới, ở các ngón chân, teo các cơ ly đốt, tiến triển tới hoại thương.
Trà Mi : Và với loại biến chứng này thì có cách điều trị không, thưa Bác Sĩ?
Bác sĩ Hằng Châu : Điều trị rất khó khăn do tính chất băng hoại của vết thương. Trong phần điều trị, biện pháp chung là bỏ thuốc lá, điều trị cao huyết áp, điều trị rối loạn chuyển hoá lipid, điều trị viêm động mạch.
Về cái biến chứng thứ hai là biến chúng mạch máu nhỏ thì làm xuất hiện bệnh võng mạc, ở thận thì gây ra bệnh thận do đái tháo đường.
Nguyên nhân chính gây tử vong trong đái tháo đường type 1 là bệnh viêm mạch nặng do suy thận. Bệnh viêm mạch còn có thể tác động đến tim và thần kinh. Nguy cơ phát triền bệnh viêm mạch có liên quan tới thứ nhất đái tháo đường mới mắc hay là đã lâu, mức độ kiểm soát chuyển hoá giữa các yếu tố khác như là tăng huyết áp, các yếu tố cá nhân như là di truyền. Về biến chứng mắt thì bao gồm bệnh võng mạc, đục thuỷ tinh thể, viêm móng mắt tái diễn. Nó là nguyên nhân chính gây mù loà. Do đó đối với các đối tượng đái tháo đường type 1 trên 5 năm cần được khám chuyên khó mắt và theo dõi định kỳ.
Tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2, nếu còn huyết áp cao thì phải điều trị tích cực. Bệnh võng mạc đái tháo đường là một biến chứng thầm lặng không có triệu chứng khởi phát, bao gồm 2 thể là võng mạc không tăng sinh và đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mù loà trong đái tháo đường type 2.
Còn bệnh võng mạc tăng sinh thì thường gặp hơn ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Xuất hiện các triệu chứng bệnh trong 7 tới 10 năm bệnh nhân vẫn nhìn được bình thường trừ khi có xuất huyết trong phòng kín hay trong võng mạc. Đái tháo đường type 1 sau 5 tới 10 năm bị bệnh nên chụp động mạch võng mạc, sau đó kiểm tra lại mỗi một tới 5 năm.
Vê vấn đề biến chứng thận thì nó chiếm khoảng 20 tới 40% bệnh nhân đái tháo đường và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận giai đoạn cuối.
Điều trị đối với các biến chứng
Trà Mi : Về điều trị đối với biến chứng thận có khó khăn lắm không ạ?
Bác sĩ Hằng Châu : Biến chứng thận có thể điều trị, cải thiện bằng điều kiện tích cực nếu có huyết áp cao, phát hiện sớm điều trị vẫn hữu hiệu. Tránh dùng những tác nhân gây bệnh thận và trong chế độ ăn phải giảm muối, rượu, bia.
Về biến chứng thần kinh, có 3 loại : viêm đa dây thần kinh ngoại biên, viêm đơn dây thần kinh và bệnh thần kinh ngoại chủ, thần kinh tự chủ, trong đó viêm đa dây thần kinh ngoại bienư chiếm khoảng 80%. Sau 15 năm bị bệnh thì khoảng 50% bệnh đái tháo đường sẽ bị tình trạng này.
Những triệu chứng thường gặp như là bị cảm, đau thường tăng về đêm, thưòng là đối xứng có thể ở cả tay chân. Cảm giác mang đau, vớ, hội chứng đường hầm. Không còn cảm nhận được các chấn thương. Có biến dạng đầu gối hay mắt cá. Các vết loát do tổn thương thần kinh ở chân.
Bệnh thần kinh vận động gây ra bàn chân hữu, hay liệt các dây sọ não khó hồi phục như sụp mi. Và bệnh thần kinh tự chủ thì mất dần sự toát mồ hôi, hạ huyết áp tư thế, ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hoá như buồn ói, ói, tiêu bón hay tiêu chảy, thường là xuất hiện vào ban đêm và sau khi ăn, dễ tạo sỏi túi mật, bất lực ở nam, tiểu không tự chủ, ứ đọng nước tiểu dư, xuất tinh dần dần. Việc điều trị rất là khó khăn và phải điều trị cho mỗi trường hợp rối loạn.
Biến chứng ở da, ví dụ như một u vàng do kiểm soát mỡ không tốt. Biến chứng ở cơ xương khớp như viêm đa hột vịt, v.v. Biến chứng nhiễm khuẩn như chúng ta biết thường là loét bàn chân. Đó là những biến chứng mãn tính.
Biến chứng cấp tính
Trà Mi : Ngoài những biến chứng mãn tính như Bác Sĩ vừa trình bày, bệnh tiểu đường còn gây ra những biến chứng gọi là cấp tính, xin phép được tìm hiểu thêm về các biến chứng cấp tính này.
Bác sĩ Hằng Châu : Các biến chứng cấp tính bao gồm nhiễm ...acid và áp lực thẩm thấu máu. Đây là hai tình trạng có thể xảy ra riêng rẽ hay trên cùng một bệnh nhân. Thống kê của nhiều phòng cấp cứu cho thấy nhiễm ...acid xảy ra nhiều hơn tăng áp lực thẩm thấu máu là 6 tới 8 lần. Nhiễm ...acid thì thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 nhiều hơn là đía tháo đường type 2. Trong khi đó tăng áp lực thẩm thấu máu chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, nhất là ở nữ trên 60 tuổi.
Và triệu chứng thường gặp báo động đối với nhiễm ...acid như là khi bệnh nhân đến khám có thể là có các triệu chứng của tăng đường huyết, mất nước, nhiễm tăng như là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác mệt, kém ăn, buồn ói, đau bụng. Thở thì thường ngưng sâu, mùi aceton trong hơi thở, có dấu mất nước. Tri giác thay đổi từ từ lú lẩn, hôn mê, nhiệt độ cơ thể thường thấp, nếu không có nhiễm trùng.
Trong khi đó bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu máu thì thường mất nước nặng hơn là bệnh nhân có rối loạn tri giác. Thời gian đi vào hôn mê thường lâu hơn vài ngày đến cả tuần. Tình trạng mất nước nặng có thể đưa tới tắt mạch, xuất huyết do trong máu. Nhiễm trùng thường gặp như là viêm phổi, thở ngưng sâu, thưòng có kèm theo bệnh mãn tính như bệnh thận, bệnh tim mạch.
Trà Mi : Xin Bác Sĩ cho biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến những tình trạng này là gì?
Bác sĩ Hằng Châu : Các yếu tố thuận lợi để đưa tới tình trạng nhiễm aceton và tình trạng tăng áp lực máu, đó là đái tháo đường type 1 có thể nhiễm ..acid như là bệnh mới được chẩn đoán mà chưa kịp điều trị, ngưng kích đột ngột, gặp stress như nhiễm trùng phẫu thuật, chấn thương, sinh nở, hoặc là các bệnh nhiễm trùng khác, ung thư. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 vẫn có thể nhiễm ...acid nếu gặp stress nặng. Các yếu tố thuận lợi trong áp lực thẩm thấu máu cũng tương tự như nhiễm ...acid.
Trà Mi : Những biến chứng như Bác Sĩ vừa trình bày gom lại thì có 3 biến chứng coi là nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất là tim mạch, loét chi dưới, làm mù, phải không ạ?
Bác sĩ Hằng Châu : Dạ.
Trà Mi : Nói về bệnh tiểu đường thì Bác Sĩ cũng đã nói đây là căn bệnh mãn tính, có nghĩa là nó đòi hỏi một sự điều trị lâu dài, chứ không thể nào điều trị dứt điểm khỏi hẳn được.
Bác sĩ Hằng Châu : Vì đây đúng là một bệnh mãn tính. Để điều trị có hiệu quả thì cần có sự đóng góp của nhiều chuyên ngành, chẳng hạn như chuyên khoa nội tiết, chuyên viên dinh dưỡng, điều dưỡng chăm sóc trong bệnh viện hay là hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Và các chuyên khoa khác chẳng hạn như vật lý trị liệu hoặc chuyên khoa bàn tay hay chân.
No comments:
Post a Comment