KOTO và giấc mơ cho trẻ bụi đời Việt Nam
(Bài 94) KOTO và giấc mơ cho trẻ bụi đời Việt Nam
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
Trái đất hạn hẹp, lòng người bao la
Từ yêu thương đến hành động
Sau 10 năm, Jimmy Phạm đã vượt qua được những khó khăn ban đầu. KOTO giờ đây đã có nhà hàng cùng trung tâm đào tạo nghề phục vụ ở Văn Miếu, Hà Nội và cơ sở ở Sài Gòn.
“Ngày xưa vòng tay của tôi chỉ ôm được vài đứa em, giờ thì tôi ôm 200 đứa, đằng sau tôi còn có hơn 1000 em là cựu học sinh Koto. Vòng tay tôi có sự kết nối từ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng”
“Tôi mong mình đi đầu và thành công với hình thức doanh nghiệp xã hội, để động viên cho những người khác. Tôi không chỉ muốn dạy một đứa trẻ, mà còn muốn đứa trẻ này giúp những người khác”.
“Tôi không chỉ cho các em cần câu cá. Tôi đang dạy cho các em mở ra nhiều tiệm cá, để dạy cho nhiều người hơn biết câu cá”.
Thế nhưng Jimmy Phạm không thể quên những khó khăn khi chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực doanh nghiệp xã hội những ngày đầu tiên.
Năm 2000, anh vay mượn gia đình 70.000 đôla Úc. Cùng với sự giúp đỡ của một đầu bếp Úc, nhà hàng KOTO ra đời. Đó cũng là cơn ác mộng đầu tiên với anh chàng Việt kiều vẫn còn xa lạ với hệ thống luật pháp, chính trị ở Việt Nam.
“20 năm qua tôi làm lĩnh vực này vô cùng khó khăn, từ phía Việt Nam và cộng đồng người Việt. Tôi rời Việt Nam năm hai tuổi, không hiểu nhiều về chính trị, nhưng tôi chỉ có một tấm lòng. Tôi nghĩ rằng giúp cho trẻ em Việt Nam, dù là ở đâu, cũng là đang giúp ích cho tương lai đất nước mình”.
“Người ta hay nghi ngờ lắm, gặp một người ở nước ngoài về nữa, làm việc với trẻ em, họ càng nghi ngại hơn.”
KOTO hoạt động bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau: lợi nhuận của nhà hàng, các nguồn kinh phí của nhiều tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội.
Thế nhưng điều khiến Jimmy Phạm cảm thấy tự hào, không phải là số sinh viên tốt nghiệp, ra trường, có việc làm, mà là việc anh có thể nhớ tên 1000 đứa em của mình, dù chúng đang ở bất kỳ đâu.
“Em xin gọi Koto là nhà”
Chương trình đào tạo nghề cho các em do Học viện Box Hill (Úc) đảm nhiệm và cấp bằng cho học viên. Sau thời gian học và thực tập, khi về nhà học viên lại có các mẹ nuôi chăm sóc và chia sẻ về tinh thần.
Em Kim Anh, quê ở Quảng Bình cựu học viên của Koto không giấu được niềm hạnh phúc khi kể về con đường từ một công nhân may giày trở thành một học viên của Koto.
“Được vào Koto là bước ngoặt cuộc đời em. Trước đây em là công nhân ở Sài gòn, tương lai mịt mờ lắm. Em cảm thấy Koto như gia đình, ngôi nhà của em vậy. Các mẹ thương yêu tụi em lắm.
Anh chị nào tốt nghiệp Koto cũng thành công, em ước mong được như các anh chị”, Kim Anh tâm sự.
Còn với Hiền, cô bé sinh năm 1996 ở Hưng Yên cho biết sự yêu thương của các anh chị, thầy cô và các mẹ trong gia đình Koto khiến một đứa bé thiếu thốn tình cảm như em cảm thấy rung động.
“Mẹ em bị bệnh triền miên, nhà em đói nghèo lắm, chị em phải đi làm để trang trải thuốc men cho mẹ, em trai em còn nhỏ, còn em được học ở Koto. Em bỏ học đi làm từ sớm nên đi học lại từ đầu, nhiều cái em theo không kịp, nhưng anh chị, thầy cô lúc nào cũng động viên em”, Hiền cho biết.
Học viên Koto sẽ phải trải qua các vòng sát hạch về toán, chính tả, kiểm tra nhân thân, phỏng vấn, và thử thách trong vòng một tháng để xem độ hòa nhập vào môi trường mới. Theo Jimmy, đây là những bước rất quan trọng để tìm ra những em thích hợp, vì theo anh, không phải em nào trong hoàn cảnh khó khăn cũng muốn được thay đổi.
Khi được chia sẻ về Jimmy Phạm, người mà các em vẫn gọi là đại ca, Kim Anh và Hiền đều có chung suy nghĩ Koto là gia đình và Jimmy là người anh cả mà các em thương yêu nhất.
“Đại ca Jimmy lúc nào cũng bận rộn, đi khắp nơi để xin tài trợ cho tụi em học, vậy mà lúc nào gặp tụi em cũng vui hết”, Kim Anh chia sẻ.
“Trước giờ em chưa được ai lo lắng, yêu thương như vậy. Nhiều khi em thấy anh chị em, mẹ em cũng không chăm lo cho em được như gia đình Koto. Em mong mình thành công, rồi em sẽ giúp những đứa em khác trong Koto, Hiền tâm sự.
Có lẽ như ước mơ là thứ mà Jimmy Phạm hào phóng nhất với cuộc đời của mình. Anh cho SBS biết:
“Tôi thấy mình vẫn nhỏ bé với cuộc sống còn khó khăn. Tôi mong có một đứa em sẽ thay tôi làm CEO, trước đây bán bưu ảnh. Nếu tôi được bước vào một sự kiện gây quỹ ở Úc và có một đứa em KOTO làm CEO phát biểu, còn tôi đứng trong khán giảm, thì tuyệt vời biết bao”.
Hơn 40 tuổi, bôn ba khắp năm châu bốn bể, gọi Việt Nam là nhà, cưu mang hơn 1000 đứa em, sống trong một gia đình lớn, thế nhưng Jimmy vẫn trăn trở về chữ hiếu với người mẹ của mình.
Anh có thể là một anh hùng trên báo chí, một đại ca mạnh mẽ và chỗ dựa của đàn em nhỏ, thế nhưng với mẹ- Jimmy Phạm chắc vẫn chỉ là một đứa con thơ.
“Mẹ tôi là hình tượng của tôi, một người phụ nữ tuyệt vời. Tôi không được trực tiếp ở bên cạnh mẹ. Tôi hy vọng những việc tôi làm cho Việt Nam sẽ trả hiếu cho mẹ tôi”
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
Trái đất hạn hẹp, lòng người bao la
Jimmy Phạm sinh ra ở Sài Gòn, và rời Việt Nam năm 2 tuổi đến sống tại Singapore và Ả Rập. Sau đó anh định cư ở Úc năm 11 tuổi. Anh thừa hưởng lòng nhân hậu của người mẹ Việt Nam và sự kiên cường từ người cha mang dòng máu Hàn Quốc.
Jimmy chưa bao giờ nghĩ rằng chuyến đi về Việt Nam năm 1996 lại trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời anh.
Anh tình cờ gặp bốn em nhỏ ở công viên quận 1, dẫn các em đi ăn phở và nghe các em tâm sự. Kể từ đó, trong lòng anh nung nấu ước mơ thay đổi cuộc đời của những trẻ em bụi đời ở Việt Nam.
Sáng lập dự dự án KOTO, viết tắt của cụm từ “Know One, Teach One” tức là “Biết một – Dạy một”, với mục đích giúp đỡ trẻ em đường phố từ 16 đến 22 tuổi gặp hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.
“Lớn lên rồi, về Việt Nam, tôi nhận thấy người Việt thật tuyệt vời. Càng học, càng tìm hiểu, tôi càng tự hào khi mình có nguồn gốc Việt, dòng máu Hàn Quốc và được thụ hưởng nền giáo dục của Úc”. Jimmy Pham
Tại KOTO, những trẻ em bụi đời, bị xã hội và gia đình ruồng bỏ được dạy nghề phục vụ nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, học tiếng Anh và kỹ năng sống để trở thành người có ích cho xã hội.
Jimmy Phạm giãi bày về nguồn gốc của mình một cách chân tình: “Từ nhỏ tôi sống bên Úc, hồi năm 1980 khi nói đến Việt Nam là người ta nghĩ đến xã hội đen, tội phạm, những điều tồi tệ. Khi ai đó hỏi tôi là người Việt à, tôi khẳng định mình là người Úc”.
Bắt đầu từ một cửa hàng sandwich, với 20 trẻ em cơ nhỡ, vòng tay của Jimmy nay đã đủ rộng để ôm trọn hơn 1000 học sinh, mà anh gọi là những đứa em của mình.
Từ yêu thương đến hành động
Sau 10 năm, Jimmy Phạm đã vượt qua được những khó khăn ban đầu. KOTO giờ đây đã có nhà hàng cùng trung tâm đào tạo nghề phục vụ ở Văn Miếu, Hà Nội và cơ sở ở Sài Gòn.
“Ngày xưa vòng tay của tôi chỉ ôm được vài đứa em, giờ thì tôi ôm 200 đứa, đằng sau tôi còn có hơn 1000 em là cựu học sinh Koto. Vòng tay tôi có sự kết nối từ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng”
“Tôi mong mình đi đầu và thành công với hình thức doanh nghiệp xã hội, để động viên cho những người khác. Tôi không chỉ muốn dạy một đứa trẻ, mà còn muốn đứa trẻ này giúp những người khác”.
“Tôi không chỉ cho các em cần câu cá. Tôi đang dạy cho các em mở ra nhiều tiệm cá, để dạy cho nhiều người hơn biết câu cá”.
Thế nhưng Jimmy Phạm không thể quên những khó khăn khi chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực doanh nghiệp xã hội những ngày đầu tiên.
Năm 2000, anh vay mượn gia đình 70.000 đôla Úc. Cùng với sự giúp đỡ của một đầu bếp Úc, nhà hàng KOTO ra đời. Đó cũng là cơn ác mộng đầu tiên với anh chàng Việt kiều vẫn còn xa lạ với hệ thống luật pháp, chính trị ở Việt Nam.
“20 năm qua tôi làm lĩnh vực này vô cùng khó khăn, từ phía Việt Nam và cộng đồng người Việt. Tôi rời Việt Nam năm hai tuổi, không hiểu nhiều về chính trị, nhưng tôi chỉ có một tấm lòng. Tôi nghĩ rằng giúp cho trẻ em Việt Nam, dù là ở đâu, cũng là đang giúp ích cho tương lai đất nước mình”.
“Người ta hay nghi ngờ lắm, gặp một người ở nước ngoài về nữa, làm việc với trẻ em, họ càng nghi ngại hơn.”
KOTO hoạt động bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau: lợi nhuận của nhà hàng, các nguồn kinh phí của nhiều tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội.
“Tôi tự hào vì nhớ tên tất cả mấy đứa em, dù nó ở đâu, lập gia đình rồi hay làm gì. Thành công của tôi là đứa em làm osin ở Việt Nam được giải thưởng của thủ hiến tiểu bang Victoria Úc, có hai bằng đại học, về Vĩnh Phúc cả làng ra mừng. Thành công của tôi là đứa em trước đây từng đi ăn xin giờ có đủ điều kiện lo vợ con. Thành công là các em của tôi không quay lại con đường cũ". Jimmy PhamKOTO được xây dựng như một doanh nghiệp xã hội với cam kết toàn bộ lợi nhuận của công ty sẽ được đầu tư trở lại vào học viên.
Thế nhưng điều khiến Jimmy Phạm cảm thấy tự hào, không phải là số sinh viên tốt nghiệp, ra trường, có việc làm, mà là việc anh có thể nhớ tên 1000 đứa em của mình, dù chúng đang ở bất kỳ đâu.
“Em xin gọi Koto là nhà”
Chương trình đào tạo nghề cho các em do Học viện Box Hill (Úc) đảm nhiệm và cấp bằng cho học viên. Sau thời gian học và thực tập, khi về nhà học viên lại có các mẹ nuôi chăm sóc và chia sẻ về tinh thần.
Em Kim Anh, quê ở Quảng Bình cựu học viên của Koto không giấu được niềm hạnh phúc khi kể về con đường từ một công nhân may giày trở thành một học viên của Koto.
“Được vào Koto là bước ngoặt cuộc đời em. Trước đây em là công nhân ở Sài gòn, tương lai mịt mờ lắm. Em cảm thấy Koto như gia đình, ngôi nhà của em vậy. Các mẹ thương yêu tụi em lắm.
Anh chị nào tốt nghiệp Koto cũng thành công, em ước mong được như các anh chị”, Kim Anh tâm sự.
Còn với Hiền, cô bé sinh năm 1996 ở Hưng Yên cho biết sự yêu thương của các anh chị, thầy cô và các mẹ trong gia đình Koto khiến một đứa bé thiếu thốn tình cảm như em cảm thấy rung động.
“Mẹ em bị bệnh triền miên, nhà em đói nghèo lắm, chị em phải đi làm để trang trải thuốc men cho mẹ, em trai em còn nhỏ, còn em được học ở Koto. Em bỏ học đi làm từ sớm nên đi học lại từ đầu, nhiều cái em theo không kịp, nhưng anh chị, thầy cô lúc nào cũng động viên em”, Hiền cho biết.
Học viên Koto sẽ phải trải qua các vòng sát hạch về toán, chính tả, kiểm tra nhân thân, phỏng vấn, và thử thách trong vòng một tháng để xem độ hòa nhập vào môi trường mới. Theo Jimmy, đây là những bước rất quan trọng để tìm ra những em thích hợp, vì theo anh, không phải em nào trong hoàn cảnh khó khăn cũng muốn được thay đổi.
Khi được chia sẻ về Jimmy Phạm, người mà các em vẫn gọi là đại ca, Kim Anh và Hiền đều có chung suy nghĩ Koto là gia đình và Jimmy là người anh cả mà các em thương yêu nhất.
“Đại ca Jimmy lúc nào cũng bận rộn, đi khắp nơi để xin tài trợ cho tụi em học, vậy mà lúc nào gặp tụi em cũng vui hết”, Kim Anh chia sẻ.
“Trước giờ em chưa được ai lo lắng, yêu thương như vậy. Nhiều khi em thấy anh chị em, mẹ em cũng không chăm lo cho em được như gia đình Koto. Em mong mình thành công, rồi em sẽ giúp những đứa em khác trong Koto, Hiền tâm sự.
Có lẽ như ước mơ là thứ mà Jimmy Phạm hào phóng nhất với cuộc đời của mình. Anh cho SBS biết:
“Tôi thấy mình vẫn nhỏ bé với cuộc sống còn khó khăn. Tôi mong có một đứa em sẽ thay tôi làm CEO, trước đây bán bưu ảnh. Nếu tôi được bước vào một sự kiện gây quỹ ở Úc và có một đứa em KOTO làm CEO phát biểu, còn tôi đứng trong khán giảm, thì tuyệt vời biết bao”.
Hơn 40 tuổi, bôn ba khắp năm châu bốn bể, gọi Việt Nam là nhà, cưu mang hơn 1000 đứa em, sống trong một gia đình lớn, thế nhưng Jimmy vẫn trăn trở về chữ hiếu với người mẹ của mình.
Anh có thể là một anh hùng trên báo chí, một đại ca mạnh mẽ và chỗ dựa của đàn em nhỏ, thế nhưng với mẹ- Jimmy Phạm chắc vẫn chỉ là một đứa con thơ.
“Mẹ tôi là hình tượng của tôi, một người phụ nữ tuyệt vời. Tôi không được trực tiếp ở bên cạnh mẹ. Tôi hy vọng những việc tôi làm cho Việt Nam sẽ trả hiếu cho mẹ tôi”
No comments:
Post a Comment