Thursday, June 16, 2016

Hoa lan    Đệ Nhất Mỹ Nhân: Cattleya Portia ʻCannizaroʼ  




   Có người bạn quen hỏi tôi rằng:   “Sao lâu nay bác chỉ viết về lan Việt hay những bài dính dáng đến Việt Nam. Phải chăng bác quên hẳn nơi bác đã nhận là quê hương thứ hai rồi chăng?”   Nói như vậy thực là oan uổng cho tôi quá.  Xin hiểu cho rằng hiện nay tôi tuy mang quốc tịch Hoa Kỳ và sống trên đất Mỹ, tôi vẫn nhớ ơn nước Mỹ và những người không cùng mầu da, tiếng nói, khi xưa đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.  Bốn chữ “Mầu da, tiếng nói” bây giờ có lẽ hơi cổ, không còn hợp thời nữa, bởi vì trên một triệu người tỵ nạn năm xưa bây gìờ đã trở thành công dân Hoa Kỳ và tôi cũng có mầu da và tiếng nói như họ.   Hơn nữa, xin hãy thông cảm cho những người già gần kề miệng lỗ thường hay hoài niệm về những gì đã qua từ lâu, song vẫn còn lảng vảng trong tâm trí, nhất là chúng ta không phải là hạng người vong bản quên hết quê hương nguồn gốc.   Nhưng thôi xin hãy vào chuyện khác kẻo lại mang tiếng là vô ơn, vô nghĩa.  Vào khoảng năm 1994-1995 gì đó khi tham dự buổi họp hàng tháng của Hội Hoa Lan Quận Cam (Orange County Orchid Society) tại thư viên thành phố Yorba Linda, một thành phố nằm vào phía bắc của khu Tiểu Saigon.  Thành phố này cũng là nơi chôn nhau và an táng của Tổng thống Richard Nixon với tòa bảo tàng viện mà 20 năm qua tuy ở gần chừng một cây số, tôi chưa hề đặt chân tới.  Làm ơn xin đừng hỏi lý do.   Trong Hội Hoa Lan Quận Cam, tôi là người Việt duy nhất.  Vài năm sau đó mới có vài người tham dự nhưng chỉ được vài kỳ rồi không hề trở lai. Hôm đó một vài hội viên mang cây tới bán. Trong đó có cây Cattleya hai lá không có hoa mang tên Porcia ʻCannizaroʼ giá bán $50.  Nhìn cây lan, thân cao ngòng trên nửa thước, tôi ngần ngừ.  Bà Hội Trưởng, Luật sư Dorothy Goldberg ghé vào tai nói nhỏ:  “Ông hãy mua đi, hoa mầu tím hồng rất đẹp! Giá rẻ lắm đó! Trước đây tôi phải mua với giá $100 mà không được tốt như cây này!”           Không chậm trễ, tôi móc tiền ra trả, trước con mắt tỏ vẻ hối tiếc của mấy bà Mỹ già, nhưng ăn diện còn hơn những người còn trẻ.        Mang về nhà, tôi lấy cây ra khỏi chậu vì vật liệu trồng cây đã mục nát.  Cắt sạch rễ thối, rửa cho sạch và ngâm trong thuốc sát trùng.  Tách cây ra làm 2 phần, mấy thân cây già phía sau được tách rời ra cho đỡ choán chỗ.  Phần còn lại gồm 5 thân, tôi đem trồng với vỏ thông và đá pumice loại trung bình.  Mấy thân cây già hãy còn mắt nhỏ nhưng xẹp lép, tuy không có nhiều hy vọng, tôi cũng đem trồng thử xem bản năng sinh tồn của cây lan này tới mức nào.

 Ba tháng trôi qua, những thân phía trước, mọc ra 2 mầm nhỏ và chiếc mầm xẹp lẹp của chậu lan già tính theo thân cây có lẽ đã từ 3-4 năm về trước đã bắt đầu tỉnh dậy sau giấc ngủ triền miên.  Chiếc mầm này dần dần chuyển từ mầu vàng úa sang mầu xanh và hình thể cũng căng phồng lên như cô gái bắt đầu vào tuổi dậy thì.  Những mầm này mỗi ngày một lớn, tròn quay chứ không dẹp như những giống Cattleya khác.   Thời đó Internet hãy còn là những gì mới mẻ và quá xa lạ nên không thể tìm hiểu thêm gì được về cây lan.  Người nói này kẻ nói khác nhưng đa số nói rằng cây này hoa mầu hồng và có tin đồn là 90% bi nhiễm virus.  Viết thơ hỏi Hội Hoa Lan Hoa Kỳ (American Orchid Society) chẳng thấy trả lời.  Có lẽ những vị cao nhân này còn đang mải du hí, tiệc tùng đâu đó, thôi đành chờ đợi xem sao (Wait and see). Tháng ngày trôi qua, cây lan mỗi ngày một cao có lẽ phải trên 8 tấc, cuối mùa thu năm đó cả 3 cây non cùng khai hoa nở nhụy. Tính tổng cộng trên 30 hoa ngang to, khoảng 7-8 phân, mầu tím hồng tuyệt đẹp.  Theo tôi, không có cây Cattleya nào có thể nhiều hoa và đẹp như cây lan này được.  Phải nói là Thiên Hạ Đệ Nhất Mỹ Nhân mới đúng: hương thơm nhè nhẹ chứ không quá nồng nàn, thân hình tròn lẳn như những cô gái chân dài, lá xanh bóng mượt mà và không bút nào tả hết vẻ đẹp của bông hoa.   Nhưng mỹ nhân một đôi khi cũng dễ dàng mệnh yểu. Thân cây non và dò hoa rất ròn, thân gái, đào tơ liễu yếu không chịu được cơn gió phũ phàng.  Quay đi, quay lại  nếu không khéo sẽ thân gẫy, hoa rơi cho nên cần phải cột vào que chống. Ngoài ra khi cây mới lớn thường hay bị đọng nước trong bẹ gây ra bệnh thối cuống, cần phải tước bẹ trên thân cây cho nước dễ dàng thoát ra ngoài.   Những cây C. Porcia ʻCannizaroʼ của tôi phát triển nhanh chóng, cứ một mầm mới sang năm lại nẩy ra 2 cây con.  Cứ thế mà tăng trưởng, nhất là những cây con cháu đều cao hơn bà nội, cây cao nhất lên tới 90 phân. Tiếc rằng những bức hình kỷ niệm với cây lan đó, hiện giờ tuy đang nằm trong máy điện toán của tôi, nhưng không biết ở trong ngõ ngách nào đó với hàng chục ngàn tấm ảnh. Dù rằng tôi đã bỏ ra nhiều thời giờ tìm kiếm đến nỗi chóng mặt, hoa mắt rồi đành chào thua và xin mượn tạm những ảnh của người ngoài vậy.   Mấy năm sau đó, người vợ hiền sau 55 năm cùng tôi chung sống đã bỏ tôi ra đi vì chứng ung thư phổi sau một năm phấn đấu với tử thần.  Tôi chán ngán, bỏ bê vườn lan, không thèm nhìn ngó, phó mặc cho chương trình tưới nước, bón phân tự động. Cho đến 3-4 năm sau, khi nỗi sầu thương đã tạm nguôi ngoai,

No comments:

Post a Comment