NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI Những khác biệt giữa Thiền và YogaTám nhánh YogaSáu loại Thiền.Thiền và Chánh niệm là gì?.
NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN VÀ YOGA [1&2]
Tập Yoga
Nhiều người chưa biết rõ những khác biệt giữa Thiền và Yoga, đôi lúc họ nói, tôi đang Thiền, người khác cho biết tôi đang tập Yoga. Có người nghĩ Thiền và Yoga giống nhau. Người khác nói hai thứ rất khác biệt.
Trước hết, chúng ta nên biết nghĩa hai từ Thiền và Yoga. Tiếp theo là biết căn nguyên hai từ nầy phát xuất từ đâu.
Yoga bắt nguồn từ cổ ngữ Sankrist, có nghĩa là hợp nhất (union). Tức là kết nối giữa linh hồn (soul) và Thần linh (Spirit) hay giữa cá thể (individual) và vũ trụ ( universe). Mặt khác, Yoga không những chỉ có nghĩa là diễn tả trạng thái kết hợp mà còn có nghĩa là đạt được trạng thái kết hợp ấy.
(a) Tập Yoga
Patanjali, một hiền triết cổ đại, được xem là người tạo lập Tám Nhánh của Yoga (the Eight Limbs of Yoga). Gồm có:
1. Yama (Do’s)
[Bước]
2. Niyama (Don’ts) [Lùi]
3. Asanas (Positions) [Đứng]
4. Pranayama (Control of breath or Life Force) [Nín thở]
5. Pratyahara (Sense Withdrawal) [Hủy cảm]
6. Dharana (Concentration) [Tập trung]
7. Dhyana (Meditation) [Trầm tư] and
8. Samadhi (Spiritual Ecstasy) [Xuất thần].
Tám nhánh của Yoga (Eight Limbs) dần dà bị biến thái, nhiều tác giả diễn nghĩa 8 nhánh ít có sự tương hợp với nhau. Tìm trên internet tiếng Anh cũng như tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy nhận định trên. Chú thích cuối trang là một thí dụ [3] .
Nhiều quốc gia Tây phương nhất là Mỹ, cởi mở hơn, theo Thiền nhiều hơn Yoga. Họ ồ ạt đưa Thiền vào bệnh viện, trường học, trại tù, xí nghiệp, và ngay cả bộ Quốc phòng...
Ở Việt Nam, đa số quần chúng nghĩ nhầm rằng, Thiền chỉ giành cho các nhà tu trong chùa. Vì thế, Yoga, hình như, được dân chúng sử dụng nhiều hơn Thiền. Đa số ít biết, ngoài phần luyện tập thể lực, Yoga sử dụng Thiền để đạt được kết quả chữa trị bệnh tật, tăng cường sức đề kháng v.v..
Trên hệ thống điện tử toàn cầu, có liệt kê sơ lược một số lợi ích của Yoga như: giảm căng thẳng, giảm cân, tăng gia năng lực và hệ miễn nhiễm, thể hình tươi đẹp. Đúng ra là có nhiều hơn nữa.
Dần dà nguyên sơ trôi về với dĩ vảng, Yoga phần lớn biến thành thương mãi, nhưng vẫn ít thu hút được người lớn tuổi và thành phần có lợi tức thấp. Mỗi ngày, trung bình các thành viên Yoga tập khoảng hai giờ. Tốn phí từ 500-800 ngàn tiền Việt, tùy theo địa phương.
THIỀN (Meditation)
Một vị Sư đang ngồi thiền dưới cây bồ đề tại vườn Lâm Tỳ Ni
THIỀN (Sanskrit: Dhyana) là tỉnh lặng, là sự tập trung tâm chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ một điều gì khác (Thiền Chỉ), hoặc Tâm dõi theo hơi thở vào, hơi thở ra (Thiền Quán).
Thiền phát xuất từ Phật Thích Ca. Thái tử Tất Đạt Đa (Gô Ta Ma) sáu năm liên tục tu khổ hạnh với các đạo sĩ danh tiếng của Ấn Giáo và Bà La Môn. Thái tử nhận thấy lối tu khổ hạnh và trầm tư để thể nhập với Thần linh, của hai tôn giáo nầy, không thể đưa con người ra khỏi bệnh tật và khổ đau. Do vậy, Ngài rời bỏ các bạn đồng tu, đến một gốc cây đại thụ, tĩnh tọa tham Thiền liên tục 49 ngày đêm và Thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm. Thiền Phật Giáo bắt nguồn từ đó.
Thiền mà Phật dạy cho các đệ tử, có hai giai đoạn chính, tôi tạm gọi là hai loại Thiền; Giai đoạn đầu là Thiền thể nhập với thế gian (Phật pháp bất ly thế gian pháp) để người thực hành đạt được sự an lạc của tâm và mạnh khỏe của thân. Tôi gọi là Thiền Sức Khỏe (Meditation for health), và Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment).
Cách thực hành và ích lợi của Thiền Sức Khỏe được mô tả trong nhiều bộ kinh của đạo Phật như, kinh Tứ Niệm Xứ, kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh An Ban Thủ Ý, v.v.. Thực tế, Tất cả kinh điển của nhà Phật đều quy về một đích điểm là Định trong pháp môn Thiền Định. Thiền Giác Ngộ (Meditation for Enlightenment) thường dành cho những người có trình độ Phật học cao, thường là các nhà Sư. Mục đích của Thiền Giác Ngộ là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Ngày nay khoa học sử dụng các loại máy tân tiến và tìm thấy Thiền trong kinh điển Phật Giáo có vô số diệu dụng. Từ việc giúp chữa trị các bệnh thuộc hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ung thư, sida, hệ thần kinh, mất ngủ, chấn thương sau thời hậu chiến v.v..cho đến những lợi ích làm tăng năng lực, trí nhớ, sắc đẹp, chữa bệnh hiếm muộn, bệnh chợ chưa đi mà tiền đã hết. Hơn thế nữa, Thiền giúp phát triển kinh tế, xí nghiệp, cải tiến nhân sinh, sống đời có hạnh phúc và an lạc hơn.
Có sáu loại Thiền khác nhautùy theo mục đích:
- Thiền Chánh niệm (Mindful meditation)
- Thiền Quán tưởng(Reflective meditation)
- Thiền Niệm chú (Mantra mediation)
- Thiền Chú ý Tập trung (Focused meditation)
- Thiền quán tưởng hình ảnh (Visualisation meditation)
Một ngày có 24 giờ, chúng ta thực hành Thiền chỉ có một giờ. Thời gian Thiền và “thư giản” quá chênh lệch. Ví như một người chống lại 23 người). Để chỉnh đốn điều bất cập ấy, kinh nhà Phật dạy, ngoài giờ Thiền, hành giả luôn sống chánh niệm (mindful living).
Đi đứng nằm ngồi (hành trụ tọa ngọa) trong chánh niệm. Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) cũng gọi là thiền.
Từ là thương. Bi là giúp người nếu có thể. Hỷ là an vui. Xả là bỏ qua không cố chấp. Do vậy ngoài giờ tọa thiền chúng ta sống với Tứ vô lượng tâm. Xa hơn, nếu ta thấy đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, nghề đúng, siêng năng đúng, nhớ nghĩ đúng, Thiền Định đúng (Tám chánh đạo). Đây là một Lối Sống Thiền hoặc Thiền Hành Động (Meditation in action) hay Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation). Và như vậy, chúng ta thực tế là, thiền 24/24 giờ mỗi ngày.
Nhìn Thiền từ lối sống với Tứ vô lượng tâm và Bát chánh đạo như vừa mô tả, và để có thể đạt được sự diệu dụng tối đa của Thiền trong một thế giới mà con người chạy đua giống như máy, nên khoa học gia, tiến sỹ Jon Kabat-Zinn và các đồng nghiệp thực hành và mở nhiều lớp dạy Thiền Chánh Niệm hầu như cùng khắp cả thế giới.
Chánh niệm và Thiền theo định nghĩa của TS Kabat-Zinn.
Chánh niệm là luôn luôn ý thức, nhận biết ý nghĩ và cảm giác của mình cũng như những vật xung quanh với tâm buông xả không phân biệt tốt xấu khen chê. Chánh niệm (mindfulness) cũng có nghĩa là tỉnh thức (awareness). Thí dụ: Lúc ăn chỉ biết đang ăn, lúc thiền hành chi biết thiền hành. Lúc đọc báo chỉ biết đang đọc báo. Chứ không phải vừa đọc báo vừa xem TV.
Thiền là sự thực hành giản dị để làm quen với chính mình và với những tinh chất của chánh niệm. Đó là một cách cung cấp những yếu tố tốt nhất để tâm được nhẹ nhàng, rõ ràng và hòa ái hơn. Thực hành đều đặn, Thiền giúp chúng ta có một đời sống ít bệnh tật và nhiều hạnh phúc. Đó là điều mà các truyền thống Phật Giáo thực hành trong suốt hai ngàn năm qua. Bài báo trên mạng mô tả như thế.
Các chuyên gia thường phát biểu, Thiền mà chúng tôi sử dụng để mang lại lợi ích cho con người là Thiền Phật Giáo. Nhưng chúng tôi lấy nó ra khỏi màu sắc tôn giáo để người khác tín ngưỡng có thể thực hành mà không cảm thấy dị ứng vì khác niềm tin [7] Thiền không cần ngồi xếp chân, không cần bận áo lễ, không phải đốt nhang là Thiền trong thế giới hiện đại, mà ai cũng có thể thực hành, và học qua trực tuyến, qua máy vi tính với thời gian thích hợp. Thực hành các cách nầy chúng ta thấy giảm căng thẳng, gia tăng niềm vui, cuộc sống tươi sáng và hạnh phúc hơn. KẾT LUẬN
Thiền và Yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo để, trong hiện tại thì thoát khỏi tam độc tham sân si làm cho cuộc đời bớt khổ bớt bệnh tật (Thiền Sức khỏe). Tương lai, hành giả hy vọng vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ).
Tất cả các loại thiền tập đều không tốn tiền, không tranh giành với ai, không sợ cạn kiệt nguồn thiền. Mỗi ngày chỉ cần Thiền vài chục phút là có kết quả chữa trị vô số bệnh tật, như khoa học đã chứng minh mà tôi trích dẫn rất nhiều chứng cớ trong tác phẩm nầy. Ngoài ra, đi đứng nằm ngồi, suy nghĩ và hành động luôn luôn chánh niệm (mindfulness) trong tinh thần Tứ vô lượng tâm và Bát chánh đạo như đã trình bày bên trên. Đó là Thiền Chánh Niệm.
Còn Yoga, nguyên thỉ là một lối tu để thể nhập giữa cá nhân với vũ trụ, giữa linh hồn với Thần linh. Hiền triết Patanjali tạo lập Yoga có 8 nhánh. Những động tác trong 8 nhánh nầy như bước tới, lùi, đứng, nín thở, hủy cảm, trầm tư, tập trung và xuất thần, có tác dụng làm cho người thực tập mạnh khỏe và chữa trị được một số bệnh tật. Nhưng hiệu quả thì không thể sánh với Thiền, nhất là Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation). Thêm vào đó, phần tập thể lực thì không thích hợp cho người lớn tuổi, mỗi ngày tập 2 giờ và học phí khoảng từ 500- 800 ngàn đồng mỗi tháng tùy theo vùng.
CHẾT TỐN BAO NHIÊU TIỀN Nguyễn Thượng Chánh
Lời Ban Biên Tập: Thỉnh thoảng chúng tôi có nhận được email của một số độc giả hỏi thăm về vấn đề hậu sự, nhất là về chi phí cho một đám tang người thân. Nhân đó chúng tôi đã chuyển tải bài viết của nhà văn Tràm Cà Mâu và một bài viết khác của bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh nói về vấn đề này. Nay nhân đi dự đám tang của một người thân quen tại nhà quàn Peek Family vùng Little Saigon. Đám tang diễn ra vào sáng Chủ Nhật, trong vòng 4 tiếng đồng hồ, bắt đầu lúc 8:30 sáng với nghi thức phát tang, thăm viếng, di quan và hoả táng. Lễ tang tổ chức theo nghi thức Phật Giáo, tuy đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm với vị chủ lễ là một tu sĩ Phật Giáo. Nhân dịp này, chúng tôi có gặp một viên chức (counselor) quen đang làm việc cho Peek Family và khi được hỏi về chi phí cho một lễ tang như lễ tang này, cô cho hay chi phí khoảng 4500 USD (không kể tiền cúng dường vị tu sĩ Phật Giáo chủ lễ). Xin tường trình để quý độc giả thẩm tường. (Tâm Diệu 14-12-2013)
Chuyện chết chóc ít người muốn nghĩ tới lắm nhưng đây là một sự thật không ai tránh khỏi hết. Người chết thì « khỏe quá» rồi, nhưng người sống và thân nhân mới thật sự là người khổ. Nhiều loại chi phí lắm. Tất cả cũng đều do công ty mai táng đặt ra để tính tiền.Có cái thật vô lý.Có người còn ác mồm gọi kỹ nghệ mai táng là bọn … 3 Video rất hay cần phải xem để biết rõ bộ mặt thật củakỹ nghệ người chết tại Quebec: L’industrie de la mort (nói tiếng Pháp) http://www.dailymotion.com/video/x5xdnb_l-industrie-de-la-mort-1-de-3_news http://www.dailymotion.com/video/x5xcq2_l-industrie-de-la-mort-2-de-3_news#rel-page-2 http://www.dailymotion.com/video/x5xcrn_l-industrie-de-la-mort-3-de-3_news#rel-page-3
***
Kỹ nghệ người chếtđang trên đàphát triển thật nhanh vàthu vào lối 12 tỉ$/năm tại Bắc Mỹ.
Kỹ nghệ nầy không bao giờ bịsuy giảm hoặc biến động như thị trườngtài chánh và chứng khoán.
Số người chết tại Canada ở vào khoảng 375 000 người/năm vàsẻ tăng lên 487 000 người vào năm 2060.
Riêng Quebec tính đến cuối 2011 có thể có vào khoảng 70 000 người viễn du tiên cảnh.
Viễn tượng quá thuân lợi đó (người chết càng nhiều thêm lên mãi)đã thôi thúc một số tài phiệt Hoa Kỳ chạy sang Canada làm ăn trong thập niên 90. Họ trả những giá thật cao để mua lại và làm sở hữu chủ những nhà quàn độc lập. Mục đích chánh của họ lànhằm nắm hết thị trường mai táng đểhốt bạc.Họthu mua hết các đối thủ để khỏi sợbị cạnh tranh chớ không phải nhằm vào mục đích nhân ái giảm giá cho dân chúng được nhờ.
Yve Therrien. Le Soleil 24/5/2011- Le marché funéraire à la hausse. Contrairement aux marchés financiers et boursiers, le marché funéraire ne connaît pas de baisses ou de fluctuations majeures. Au contraire, le marché est à la hausse pour plusieurs années à cause de la progression du nombre des décès, jusqu'en son point culminant en 2060. Au pays, le nombre de décès passerait de 375 400 en 2010 à près de 487 000 en 2060. C'est cette perspective d'une hausse constante du nombre des décès au Québec et au Canada qui a incité des multinationales américaines à venir s'établir au Québec dans les années 90 en achetant à fort prix les maisons funéraires indépendantes. L'objectif était vraisemblablement de faire du profit dans un marché en pleine expansion en achetant les concurrents au lieu de pratiquer une baisse des prix pour occuper le marché Giá biểu dịch vụ mai tángtại Québec
Quảng cáo nghe rất bùi tai : “Quí vị có thể tin tưởng vào sự tiếp đón nồng nhiệt. Luôn lắng nghe những nhu cầu của quí vị, những người cố vấn của chúng tôi sẽ hướng dẫn quí vị trong sự suy nghĩ để có những quyết định sáng suốt ởgiai đoạn quan trọng này của cuộc đời.”(Lời quảng cáo của một Cty mai táng có hạng tại Montreal).
Yves Légaré. Complexes funéraires: “Confiance, sérénité, engagement, amour et respect”( tin cẩn, thanh tịnh, cam kết, tình thương yêu và tôn kính)
Tiền tẩn liệm, tiền phòng thí nghiệm (?) để chuẩn bị xác, tiền mua quan tài (giá từ 800$ đến 8000$ tùy loại), tiền thuê salon 2 ngày để khách đến viếng người quá cố, thuê phòng tiếp tân, tiền café bánh ngọt, tiền muớn người đọc kinh, chi phí hành chánh và chuyên môn, tiền thuê xe cộ, thuê người khiêng hòm, tiền mua đất chôn, tiền thuê người đào, tiền xây mồ, tiền mộ bia (đủ thứ giá biểu), tiền ơi là tiền....và nhớ còn phải trả thêm tiền thuế 15% nữa. Nếu chôn: chi phí căn bản từ 5.000$ đến 20.000$ một đám.
Nếu hỏa thiêu (Crémation) thì rẻ : 600$ tiền thiêu, tiền bình đựng tro từ 200$ đến 700-800$/1 cái, và cũng phải tính thêm những khoảng tiền trưng bày xác và tiếp tân như trên.
Cộng lại tất cả cũng phải lối vài ngàn tùy theo nhà quàn.
Chi phí tùy vào những options (chọn lựa linh tinh) :
Đó là chưa tính những khoản tiền bên lề: lẵng hoa để trên hòm 150$, thiệp cám ơn 200$/100 tấm, tiền đăng cáo phó, cảm tạ trong Journal de Montreal 2 ngày giá 650$.
Đăng trong báo VN như tuần báo Thời Báo Canada thì rẻ hơn báo Tây:
Đăng một trang cáo phó, TB tính 90$ (báo bán) - 100$ (báo biếu) cho một kỳ báo.
Có nơi họ cho mướn thêm một góc phòng để thân nhân trưng bày vài đồ vật cá nhân của người quá cố, chẳng hạn như chiếc xe moto, các dụng cụ đánh golf, cái đàn keyboard, cái laptop, v.v... Giá biểu 150$.
Có nơi họ gắn thêm vài màn ảnh flat screen 32 inch để chiếu DVD, vidéo các kỷ niệm và hình ảnh ngày xưa của người quá cố. Tiền mướn 300$. Sau đó họ bán 20$ một cái DVD cho những khách đến dự đám tang, đem về để cất đi.
Nếu không chôn mà đem quan tài gởi vào trong những Từ lăng (mausoleum), cũng tốn vài ngàn là cái chắc.
Nếu là bình tro (urne) thì phải đem gởi trong những nơi đặc biệt gọi là vườn hài cốt columbarium, tốn 500 – 2.000$. Gởi trong các chùa VN thì giáphải rẻ hơn.
Nói chung giá cả tùy theo các options hay dịch vụ mà tang chủ mua thêm cho nó rậm đám..
Công ty mai táng cũng có dịch vụ đưa xác, đưa hài cốt về Việt Nam nữa.
Có tiền thì cái gì cũng có thể có được hết.
Người ta khuyên, tang chủ nên dẫn theo một người bạn mỗi khi đi tiếp xúc với các người bán dịch vụ cho công ty mai táng.
Lý do để giúp tang chủ trong những quyết định mua hoặc không nên mua thêm dịch vụ nào đó mà người bán ép mua trong áp lực. Họ biết tang chủ đang bối rối vì biến cố gia đình, nên cố khai thác yếu điểm nầy bằng cách gây áp lực và tấn công tới tấp vào tình cảm của tang chủ, tâng bốc lòng hiếu thảo, thương cha thương mẹ của mình với mục đích chánh là để bán thêm dịch vụ càng nhiều càng tốt.
Còn một điểm, nói ra sợđụng chạm, là không ít bà con Việt Nam có tâm lý muốn phô trương lòng hiếu thảo cũng như sự giàu sang vàđịa vị xã hội của họ nên có khuynh hướng làm một cái đám ma cho ra hồn, thật lớn, để cho quan khách và bà con lé mắt chơi. Bảo hiểm tang lễ và chôn cất (Funeral & burial insurance)
Từ 1974 đến nay, bảo hiểm tang lễ và chôn cất bị cấm tại Québec với lý do là để bảo vệ người tiêu thụ.
Đặc biệt là lớp người cao tuổi trong các nhà già dễ bị chiêu dụ vàdễ bị lường gạt nhất.
Nay thì, chánh phủ Québec đang dự trù cho phép bảo hiểm tang tế tái xuất hiện trở lại.
Được biết, các tiểu bang Hoa Kỳ cũng như các tỉnh bang khác của Canada, đều thấy có loại bảo hiểm tang tế và chôn cất từ lâu. Tại Hoa Kỳ, dân nghèo da đen thường là đối tượng của loại bảo hiểm nầy.Có quảng cáo cho biết chỉ cần đóng mỗi tuần có 2$ mà thôi.
Lãnh được bao nhiêu lúc chết khó mà biết trước được.
Theo các công ty mai táng, thì loại bảo hiểm trên rất nguy hiểm. Họđánh vào tâm lý và tình cảm của người già. Không có gì bảo đảm cho các cụ hết, không như hợp đồng chôn cất do nhà quàn quản lý.
Cái khác biệt là đối với hợp đồng chôn cất, các cụ phải trả ngay trọn gói (5 000$-10 000$) lúc ký tên. Còn đối với bảo hiểm tang tế thì mỗi tuần hay mỗi tháng cụ phải trả một số tiền nhỏ nhất định nào đó và trả liên tục trong vòng cả chục năm.
Công ty mai táng cũng có thể bán bảo hiểm chôn cất nhưng họ chỉ được hưởng tiền cò (commission) từ các nhà bảo hiểm lớn mà thôi. Dịch vụ sắp xếp trước việc chôn cất(préarrangement funéraire, pre-paid funeral plans)
Tại Canada, chi phí mai táng là chi phí đắt đỏ đứng hàng thứ ba sau chi phí mua nhà và chi phí mua xe.
Muốn lo hậu sự, thì các bạn lớn tuổi có thể liên lạc với các công ty mai táng để mua một giao kèo sắp xếp trước việc chôn cất khi mình ra đi.
Mua tại đâu thì chỉ được quyền sử dụng tại nơi đó mà thôi.
Giá cả của loại dịch vụ nầy rất đắt và thay đổi tùy theo công ty và cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của mình muốn dược chôn cất như thế nào.
Tâm lý chung của nhiều người là lo xa, thương vợ thương con, cũng như không muốn để gánh nặng lại cho gia đình một khi mình phải ra đi theo ông theo bà.
Lúc đó công ty mai táng sẽ lo chôn cất mình chu đáo đúng theo giao kèo.Gia đình mình khỏi phải trả thêm đồng xu cắc bạc nào hết (?). Nghi quá.
Người gõ không biết bà con mình tại hải ngoại có chuộng cái lối dàn xếp trước nầy hay không chớ 25% dân Quebec chánh gốc đã chuộng phương thức nầy. Giấy tờ phức tạp khó hiểu
Giao kèo sắp xếp việc chôn cất là một văn tự rất chi tiết, vô cùng rắc rối, phức tạp và khó hiểu.
Nhiều điều khoản không cần thiết được họ kê vào để tính thêm tiền.
Cố vấn công ty mai táng thường tỉ tê rất bùi tai. Rồi họ bôm mình lên tận mây xanh, đánh vào đòn tình cảm và lòng hiếu thảo cố hửu của người VN để ép mình chấp nhận mua những dịch vụ mà họ đề nghi ra.
Vậy quý bạn nên đi dọ giá, tham khảo nhiều nơi khác trước khi quyết định mua. Có thể tiết kiệm được 40%. Những điều có lợi của hợp đồng:
- Đỡ phải lo nghĩ, đỡ sợ khi chết không có tiền chôn cất.
- Công ty mai táng giữ 10% tiền mình đóng xem như chi phí ban đầu và 90% số tiền còn lại họ gỡi trong trương mục an toàn và tin cậy gọi là compte en fidéicommis hay trust account, mà không có một ai có thể đụng tới được.
- Tránh được lạm phát làm tăng chi phí mai táng. Trong 15 năm tới mặc dù giá có tăng 50% nhưng mình vẫn trả cái giá ngày hôm nay. Công ty mai táng lấy tiền lời trên số tiền mình đóng để bù đắp vào sự biến động giá cả. Những điều bất lợi:
- Số tiền đóng trước cho công ty mai táng chẳng đem đến cho mình lợi lộc nào cả nếu mình phải chết trong 20 năm tớí.
Nếu dùng số tiền trên để tự mình đem ký thác trong những trương mục khác có lãi suất cao thì có lợi hơn. Đây cũng là cách mình để dành tiền một cách khéo léo để giúp cho con cháu có thể lo hậu sự khi mình ra đi.
- Rắc rối khác là lỡ thình lình mình phải dọn sang tỉnh bang khác để sinh sống. Trường hợp nầy mình sẽ bị phạt 10% cộng thêm tiền lạm phát mỗi năm là 2%. Một số công ty đầu xỏ trong kỹ nghệ mai táng tại Quebec.
Năm 2006 trong tổng số 286 công ty cung cấp dịch vụ mai táng thì có 5 công ty đầu xỏ kiểm soát lối 1/3 thị trường mai táng tại tỉnh bang Québec, Canada.
- Urgel Bourgie/Lépine Cloutier.................6.500 mối mai táng.
- Service Corporation International (SCI).. 6.000 mối
- Magnus Poirier.........................................3.000 mối
- Alfred Dallaire/Memoria..........................2.000 mối
- Alfred Dallaire/Groupe Yves Legaré........ 2.000 mối
(năm 2003 Alfred Dallaire đã tách ra thêm 2 chi nhánh mới). Nên chôn cất hay nên hỏa thiêu?
Câu trả lời là tùy theo mình theo đạo gì và cũng tùy theo ý muốn của mình.
Trước kia thì Công giáo cấm hỏa thiêu, chết thì phải đem chôn. Ngày nay thì giáo hội khoan dung hơn và cho phép tín đồ được phép hỏa thiêu trong những điều kiện nhất định nào đó. Chôn:
- Chôn trên cạn nghĩa là đem quan tài đút vào những hóc (crypte) xây trong vách tường của từ lăng (mausoleum ) nằm trong khu vực của nghĩa địa.. Sau đó xây bít cửa lại.
- Chôn xuống đất thì hơi tốn kém vì phải mướn đất trong mộtthời hạn dài 30 năm , 50 năm v,v…
Sống tại hải ngoại, thực tế cho thấy vấn đề con cái ngày nay có nhớ, có thích và có rảnh rỗi hay cóý muốn hay không để đi viếng mộ ông bà cha mẹ là một chuyện hiếm hoi lắm.
Vậy chúng ta nên suy nghĩ kỹ lại xem có nên chôn hay nên hỏa thiêu. Hỏa thiêu
Hình như tại hải ngoại, giải pháp hỏa thiêu thường được bà con mình ưa chuộng nhiều nhất.
40% dân Quebec chọn hỏa thiêu.
Hỏa thiêu sử dụng nhiệt độ 1.000 độ C trong 1-2 giờ. Khi xong, xác cháy hết chỉ còn lại 1-2 kg tro là cùng.
Răng vàng chảy ra và hòa lẫn vào tro và chất hỏa thiêu. Bởi lý do nầy nhà quàn khuyên nên tháo gỡ nữ trang, nhẫn cưới, vòng đeo tay, tràng chuỗi hạt ra và bỏ vào trong bình sau khi tro hỏa táng đã được đổ vào trước.
Các chất kim loại thuộc các vật dụng y khoa nếu có, chẳng hạng như khớp giả, bị nhiệt độ cao làm méo mó hết.
Trước khi đem xay nhuyễn xương, một khối nam châm cực mạnh sẽ được rà trên đóng tro để lấy ra tất cả các vật dụng như gọng kính, đinh ốc, bản lề quan tài, khoen dây nịt vv…
Xương cũng thay đổi sau hỏa thiêu. Có thể là màu xám sậm, xám trắng hoặc hơi đen đen.
Người da trắng caucasians không nhất thiết cho xương trắng và xương của dân da đen cũng không phải là nâu hay đen.
Chính chất đốt (dầu hay gaz), chất liệu của quan tài, và lượng không khí sử dụng lúc hỏa thiêu đã quyết định màu của xương. Cạnh tranh trong kỹ nghệ người chết
1)Nhà Quàn Maison Funéraire Charron & Fils,Quebec nói rõ thêm về hỏa thiêu.
Có thể hỏa thiêu không hòm hoặc có hòm.
Trường hợp hòm mua, các quai nắm bằng kim loại đều được gỡ ra trước khi đốt. Cả người quá cố và hòm đều được hỏa thiêu.
Trường hợp hòm mướn (loại xịn) để trưng bày. Xác được đổi sang một « hòm dỏm bằng carton hoặc bằng ván» để được hỏa táng.
Lò thiêu được đốt nóng lên ở nhiệt độ 1 800F (982 độ C). Chiều dài của lò là 2.5m (8 ft), ngang 1.2m (4ft) và cao 0.9m (3 ft). Vậy thì chỉđủ chỗ để hỏa thiêu mỗi lần một người mà thôi.
Phải chờ 90 phút để có thể thu lượm lại các đốt xương.
Tất cả được bỏ vào máy nghiền thành bột xương mà người ta thường gọi làTRO.
Nhà quàn Charron& Fils cho phép tang chủ chứng kiến cảnh hỏa thiêu.
Tro được đổ vào một hộp carton, có ghi tên tuổi rõ ràng. Không có một luật lệ nào ngăn cấm tang chủđem rãi tro nơi nào mà họ muốn. Muốn làm gì cũng được.
Câu hỏi thưòng nhất :Đây là tro hòm hay tro thật sự của người chết?
Biết rằng, hòm, quần áo, da thịt đều bị thiêu hủy hết vì phần lớn đều chứa nước. Thật sự, đây là tro có được từ xương được nghiền ra.
Hỏa táng có rẻ hơn chôn không? Chưa chắc. Tất cả đều tùy thuộc các dịch vụ phụ thuộc. Một người quá cố được tẩn liệm, trang sức make upđàng hoàng, chở đến nhà thờ làm lễ. Tất cả dịch vụ nầy làm tăng chi phí hỏa táng.
Nếu chỉ có hỏa thiêu không thôi, không cần tẩn liệm, ướp xác, make up, xe cộ và làm lễ nhà thờ thì chi phí hỏa táng sẽ rẻđi nhiều.
2) Nhà quàn Complexe funéraire Fortinnêu trên internet một giá biểu bình dân trọn gói(forfait économique).
Họ quyết định kéo mức lời xuống còn 100% thay gì 300-400% như những nơi khác.
Thật vậy với số tiền 995$, xác được đưa đi hỏa thiêu ngay lập tức.
Nhà quàn đảm nhận luôn các thủ tục pháp lý. Cùng một công việc như thế, các nơi khác đòi một giá biểu là 3000$.
Nặng nhứt là tiền mướn quan tài để trưng bày xác.
Một đám tang bình thường giá 4995$,bao gồmcác chi phí căn bản, trưng bày xác, người khiêng hòm, người đào huyệt, chôn…
Các giá biểu khác của nhà quàn Fortin:
-bình đựng tro bằng dồng thau 295$
-mộ bia từ 1495- 1595$
-quan tài từ 1995-4500$ (cũng có những model de luxe có thể lên đến 13 500$ một cái)
-giá biểu trưng bày và hỏa thiêu 2504$
-giá biểu hỏa thiêu và làm lễở nhà thờ 1495$
-tiền mua học đựng bình tro hài cốt (columbarium); 250$
3) Nhà Quàn Kane Fetterly
Điạ chỉ: 5301 Decarie Blvd. Montreal QC H3W 3C4 tel 514-481-5301 info@kanefetterly.qc.ca
Tham khảo online: http://www.kanefetterly.qc.ca/calcMX/en/crb/crb.php?id=crb Chi phí hỏa thiêu và thăm viếng cho một ngày: trọn gói lối 5 000$.
Dưới đây là chi tiết gồm có: 1 day visitation. Ceremony in the funeral home chapel. No cortege (ceremony ends at funeral home)
Operational staff and basic professional services( chi phí văn phòng và chuyên môn?)
Registration of death and basic formalities (chi phí thủ tục giấy tờ khai tửcác thứ)
Transfer of deceased from place of death (chi phí chuyên chởxác từ nơi chết)
Holding and care of remains including refrigeration (chi phí gìn giữ xác, phòng lạnh)
Professional embalming (chi phíướp xác, tẩn liệm)
Dressing and casketing (chi phí bận quần áo, để xác vào hòm)
Cosmetology, hairdressing and preparation for viewing(chi phí trang điểm xác cho đẹp lênđể trưng bày)
Use of facilities for visitation or gathering (1 day) (chi phíphòng ốc cho một ngày thăm viếng)
Use of chapel and audio-video equipment for ceremony (if ceremony is held at funeral home) (chi phí phòng cầu nguyện, và các máy móc thính thị)
Personalized guest book (sổ lưu niệm cho khách đến viếng)
Cremation fees(chi phí hỏa thiêu)
Mướn quan tài (rental casket) giá 1400$ (sao mắc quá vậy)
Mua quan tài: giá từ 960$ (hòm gỗ) đến 6 75O$ (hòm xịn, bảo đảm ông cụ nằm êm, không đau lưng.)
Đừng quên là Régie des rentes Quebec bồi hoàn cho tang chủ 2500$ (nếu người quá cố lúc sống cóđi làm và cóđóng góp cho quỹRégie des rentes) Bên Mỹ, chết tốn bao nhiêu tiền?
Cũng phải năm từ 5 000-6000 $ trở lên. How Much? Funeral Costs - a detailed price breakdown August 2009 http://www.thefuneralsite.com/ResourceCenters/Costs/How_much.html The National Funeral Directors Association states that the average cost of a “regular adult funeral” (funeral with embalming, viewing and a metal casket) is now $7,323. This sum is based on data from 2006 and does not including the cemetery plot, grave marker, flowers or obituary notices that are typically part of this type of funeral. With those added expenses and inflation the “regular adult funeral” is more realistically around at least $9,000. There are less expensive options. The least expensive direct cremation we’ve found is $540 offered by a crematory in Los Angeles, California. This includes only the basics – transportation of the body to the crematory, cremation procedure and placement of the ashes (cremains) into a simple container for pick-up. You can invite friends and family over for a private memorial gathering. Bên Pháp chết tốn bao nhiêu?
Trung bình 3900 euros (trên 5000 dollars). Chếtở dâu cũng tốn tiền quá. Mourir coûte trop cher en France : telle est la conclusion d'UFC-Que Choisir, qui dénonce les abus des pompes funèbres et des assurances obsèques dans une enquête publiée à quelques jours de la Toussaint. Tarifs exorbitants souvent injustifiés, manque de concurrence, difficulté à obtenir des devis, contrats d'assurance obscurs... L'organisme de défense des consommateurs tire la sonnette d'alarme. Selon ses calculs, fruit d'une enquête menée dans plus de 80 départements, le coût des obsèques s'élève aujourd'hui à 3.900 euros en moyenne, soit une hausse de 35% en dix ans. Tốn tiền vô ích: chết là khởi điểm cuộc rong chơi cuối đời?
Chết là khởi điểm cuộc rong chơi cuối đời? Nhà văn Tràm Cà Mau rất thực tế trước cái chết. Không nên quá lo. Đàng nào cũng phải chết một lần mà thôi. Hãy vui sống đi. Sống sao cho ra sống, chết là chuyện đương nhiên rồi. Tội lệ gì mà phải lo vì trước sau gì ai ai cũng đều phải ra đi hết.
Chạy đâu mà cho khỏi. Kẻ trước người sau mà thôi.
Hãy hân hoan, mừng cho người đã chết. Biết đâu đó là khởi điểm của cuộc rong chơi của họ.
Nếu có khóc thì khóc cho người còn ở lại. Khỏi cần viếng thăm làm chi lúc người ta đã chết rồi.
Dành thời giờ và tiền bạc để giúp người nghèo khó là đúng cách và có ích lợi hơn là tổ chức tang lễ rình rang không cần thiết.
Sau đây là bài thơ “Sau Khi Tôi Chết” nói lên ước nguyện của nhà văn Tràm Cà Mau. “Khi tôi chết, viếng tang, đừng buồn bã Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa Trong sáu tấm, ắt rằng tôi hả dạ Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa.... Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoãi mái, Viếng thăm chi vài phút có thêm gì? Mắt đã nhắm nghiền, thịt da lạnh ngắt Có bôi son trát phấn cũng thâm chì. Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở ĐÓ ! Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ??? Kẻ trước người sau xếp hàng xuống mộ Biết đâu là khời điểm cuộc rong chơi??? Nếu có khóc, khóc cho người còn lại Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi Cũng mất mát, bóng hình lời ân ái Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời. Đừng đăng báo, phân ưu, lời cáo phó Chuyện thường tình phí giấy có ích chi Gửi mua gạo, giúp người nghèo đói khó Dịu đau buồn, đôi kiếp sống hàn vi”. Trổi nhạc vui cho người người ý thức Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng Khi nằm xuống xuôi tay và nhắm mắt Thì đau buồn, hạnh phúc, cũng hư không. Đừng đắp mộ, khắc bia ghi tên tuổi Vài ba năm hoang phế chẳng ai hoài Vũ Trụ xoay vần Thời Gian tiếp nối Tỷ Tỷ người đã chết tự sơ khai. Khi tôi chết đừng ma chay đình đám Hỏa thiêu tàn, tro xác gói về quê Dẫu bốn biển cũng là nhà, bầu bạn Trong tôi còn tha thiết nỗi hoài hương Thì cũng chất H- C- O - N kết lại Nắm tro xương hay hài cốt khác nhau gì ? Nhưng Đất Mẹ chan hòa tình Thân Ái Cho tôi về, dù cát bụi vô tri” ..... (Tràm Cà Mau) Kết luận
Chết cũng không phải là hết chuyện đâu.
Có khi đám ma vừa xong thì sóng ngầm cũng bắt đầu nổi dậy trong nhiều gia đình vì vấn đề tiền bạc, kẻ có người không, kẻít người nhiều, di chúc không phân minh…
Ôi tham sân si là thế đó.
Người chết rồi thì khỏe cho họ. Chỉ khổ cho người còn ở lại mà thôi.
Mồ mả chưa xanh cỏ thì anh chị em cùng một nhà có khi chẳng ai còn buồn nhìn mặt nhau nữa.
Đời là thế đó! C’est la vie.
Thành kính phân ưu. RIP. Adios! Khi số tận kêu ta dừng bước tiến, Et quand viendra le point de non recevoir, Chỉ là tạm biệt vô thường có không . Se dire qu’au fond, ce n’est qu’un au revoir. NTC
Tục ngữ có câu : Người già đôi chân già trước, giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ.
Các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng :
Trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức khoẻ.
Thí dụ :
Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái sót, đái buốt ...
Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, xát ngón 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.
Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận. Xát gan bàn chân có thể chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng.
Ngón thứ tư có liên quan đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi ...
Thường xuyên xát gan bàn chân không những làm tăng lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi thành mạch máu, mà còn kích thích não bộ trị được chứng nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, mộng mị ... Người già thường xuyên xát chân còn phòng được chứng tê bì, chân tay giá lạnh.
Phương pháp xát chân cụ thể :
Trước tiên ngâm chân vào nước nóng 15 phút, lau sạch.. Ngồi trên giường hoặc ghế, chân nọ gác lên đầu gối chân kia, một tay xoa gan bàn chân, một tay xoa mu bàn chân, xát đi, xát lại khoảng 200 lần là vừa. Đổi chân cũng làm như trên. Xát cho đến khi nóng, người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu là được. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và tối.
8 Lợi ích của đi bộ
Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần.
1. Tốt cho tim
Một nghiên cứu gần đây đưa ra kết luận, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome)- một nhóm các triệu chứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, và đột qụy. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 24 triệu phụ nữ nước này mắc hội chứng chuyển hoá. Không có thời gian để đi bộ nửa giờ mỗi ngày ư ? Một nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng, hoạt động thường xuyên (Kết hợp đi bộ và đi xe đạp) đồng nghĩa với việc giảm 11 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ.
2. Loại bỏ nguy cơ mắc ung thư vú
Đi bộ chỉ cần vài giờ mỗi tuần có ý nghĩa đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú, (theo công bố trên tờ tạp chí của hội y học Mỹ). Đồng thời đi bộ làm giảm béo, tăng khả năng sản sinhestrogen. Kết quả của nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở tuổi mãn kinh (50-79 tuổi) với những người có thể trạng bình thường, nguy cơ mắc ung thư vú giảm đi 30 %, còn những người thừa cân thì chỉ giảm từ 10-20 %. Nghiên cứu trên phụ nữ trẻ hơn cũng đưa đến kết quả tương tự.
3. Giúp ngủ ngon hơn
Đi bộ nhanh vào buổi chiều giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn (Theo lời khuyên của tổ chức Giấc ngủ Quốc tế). Hơn nữa, nhiều ý kiến còn cho rằng, đi bộ làm tăng lượng hormone serotonin giúp cho bạn được thư giãn … Tuy nhiên bạn đừng nên đi bộ 2 giờ trước khi ngủ vì nó quá muộn để cơ thể nghỉ ngơi trở lại.
4. Làm giảm sự đau nhức cơ thể
Hãy đi bộ và bạn sẽ giảm sự đau nhức cơ thể (Đó là lời khuyên của các nhà khoa học, Đặc biệt là môn đi bộ nhanh (Chiwalking- một ý tưởng kết hợp Thái cực quyền, Yoga và Pilates- một môn thể dục mềm dẻo). Nó giống như việc đi bộ thường xuyên nhưng bởi vì bạn thư giãn có ý thức, nó làm cơ thể bạn trở nên cân bằng bao gồm việc vận động cánh tay, làm cho chân không bị stress như khi đi bộ. Kết quả làm giảm đi sự đau nhức. Môn Chiwalking hiện ngày một phổ biến ở Mỹ.
5. Nó làm cho bạn hạnh phúc
Đi bộ có thể làm cho bạn giảm bớt sự buồn chán, lo âu và stress, đó là một hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Chỉ cần 30 phút đi bộ sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên khá hơn. theo nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Texas - Mỹ). Bỏ ra 90 phút đi bộ 5 lần mỗi tuần là bạn sẽ có được tâm trạng tốt nhất (nghiên cứu của đại học Temple). Một giải thích được đưa ra : Đi bộ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin, một hoá chất làm cải thiện tâm trạng tạo cho bạn cảm giác lạc quan, yêu đời hơn. Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể tránh sự tăng cân ở hầu hết những người ít hoạt động tự nhiên. Mặt khác, nếu phụ nữ đi bộ một giờ mỗi ngày và năm lần trong một tuần sẽ tiêu hao 1.500 calo mỗi ngày và giảm khoảng 11 kg cân nặng bị thừa mỗi năm. Việc đi bộ có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn.
7. Duy trì trí nhớ cho người cao tuổi
Một vài nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi chỉ ra rằng đi bộ thậm chí chỉ cần 45 phút mỗi tuần sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer. Đi dạo hoặc tản bộ thông thường cũng đồng nghĩa với việc trí não được luyện tập và trở nên minh mẫn hơn ở tầng lớp người cao tuổi. 8. Bảo vệ xương của bạn Chỉ cần 30 phút đi bộ 3 lần mỗi tuần là cách tuyệt vời để bảo vệ và rèn luyện cho xương của bạn. Giống như một bài tập, khi đi bộ sẽ đòi hỏi người phải sử dụng 95 % hệ cơ, thực tế quá trình này giúp thúc đẩy và khiến cho xương của bạn trở nên khoẻ mạnh và rắn chắc hơn.
Cách vận dụng đôi bàn chân
Bạn vẫn thường nghe nói massage chân giúp máu lưu thông được một cách dễ dàng và luôn tạo cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, nên massage chân như thế nào để đạt hiệu quả cao thì ít ai có thể biết được điều này.
Việc chăm chút đôi bàn chân rất quan trọng và cần thiết, bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ mà còn có những tác động trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Những bí kíp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc đôi bàn chân một cách hoàn hảo và toàn diện nhất.
Trị gót chân nứt nẻ
Thời tiết lạnh giá và khô hanh khiến vùng da ở gót chân trở nên dày cứng và nứt nẻ, thậm chí rớm máu. Gót chân nứt nẻ không chỉ làm mất đi yếu tố thấm mỹ của đôi chân mà còn khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn. Những chiếc “mặt nạ” và các cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
Bạc hà và đường
Thành phần: Một vài giọt dầu bạc hà hoặc một vài nắm lá bạc hà; 4 thìa đường đỏ; 4 thìa dầu quả hạn hoặc dầu ôliu.
Cách làm: Trộn đường đỏ với dầu của quả hạnh hoặc dầu ôliu, sau đó thêm vài giọt dầu bạc hà. Nếu không có dầu bạc hà có thể dùng tay vò nát những nắm lá bạc hà để lấy nước thay thế. Đối với lá bạc hà không nên dùng dao hay chày để giã lấy nước mà hãy dùng tay.
Sau đó dùng hỗn hợp dung dịch bôi lên gót chân, vùng bị khô nẻ, mỗi ngày 1 - 2 lần. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận sự khác biệt.
Dầu ô liu
Lấy dầu ôliu cọ xát vào những chỗ chai sần và những vết khô nẻ. Nên lưu ý mátxa kỹ vùng gót chân, đốt ngón chân và những vùng nhạy cảm sẽ rất dễ bị chai.
Cách làm này sẽ không chỉ giúp bạn khắc phục được những cục chai chân, mà còn giúpmáu dễ lưu thông, tạo cảm giác thoải mái.
Chanh
Dùng vài quả chanh vắt vào một chậu nước ấm, sau đó ngâm chân vào trong chậu nước khoảng 10 phút. Chỉ 1 tuần sau, bạn sẽ bị bất ngờ vì hiệu quả tuyệt vời của nó.
Mặt nạ cho đôi chân
Muối biển
Hòa tan 2 thìa muối biển trong 2 lít nước lạnh để ngâm chân. Bạn có thể dùng những viên đá cuội to, nhẵn để massage nhẹ nhàng từ đầu gối xuống mắt cá chân, dọc mu và lòng bàn chân để tẩy tế bào chết và thanh lọc độc tố hoặc chà hai chân và các ngón chân vào nhau.
Nước muối cũng giúp làm mềm các vết chai chân và sát trùng nếu gót chân có vết nứt nẻ. Sau 20 phút, lau chân khô và bôi kem dưỡng ẩm.
Dầu ô liu
Dầu ôliu chứa nhiều vitamin và dưỡng chất làm mềm da và nuôi dưỡng da tuyệt vời. Vào mùa khô hanh, phết một lớp mặt nạ dầu ôliu mỏng lên da, ủ chân trong vòng 10 phút sẽ cho làn da mềm mượt, bóng mịn.
Mật ong
Mặt nạ mật ong có tác dụng giữ ẩm hoàn hảo cho da chân. Đắp mặt nạ mật ong còn giúp thanh tẩy tế bào chết, làm sạch và sáng da. Phết một
lớp mật ong lên da chân, để chừng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện mỗi tuần một lần sẽ đem lại cho bạn một làn da mềm mại, hồng hào.
Massage đôi bàn chân
Bạn vẫn thường nghe nói massage chân giúp máu lưu thông được một cách dễ dàng và luôn tạo cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, nên massage chân như thế nào để đạt hiệu quả cao thì ít ai có thể biết được điều này.
Cách massage chân không khó như bạn vẫn tưởng. Nó cũng tương tự như việc massage những bộ phận khác trên cơ thể. Bạn hãy thoa lên đôi bàn tay một lớp kem dưỡng da mỏng hay một chút dầu thơm, nên chọn loại có chứa thành phần giúp máu nhanh chóng lưu thông như bạc hà, dầu thông, long não hay lá hương thảo.
Tiếp đó, bắt đầu massage chậm rãi và nhẹ nhàng, từ lòng bàn chân. Dùng các ngón tay cái bấm nhẹ vào lòng bàn chân, rồi đến mặt dưới của các ngón chân sau đó di chuyển xuống phần gót chân. Dùng hai tay siết chặt hai chân sau đó rồi thả lỏng từ từ. Làm từ chân nọ chuyển sang chân kia.
Phòng ngừa bệnh nấm móng chân - Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môi trường sống thích hợp giúp các loại vi khuẩn và nấm phát triển.
- Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm.
- Thay tất mỗi ngày. Không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng. Mồ hôi chân chính là điều kiện thuận lợi giúp các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
- Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, không nên để quá dài.
- Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Do đó bạn hãy hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
- Đeo giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hay đôi giày quá chật sẽ rất dễ bị nấm móng.
- Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng.
Giảm phù nề đôi bàn chân khi mang bầu - Uống nhiều nước: 70% trọng lượng cơ thể bạn là nước, nước được xem như là một loại chất "xúc tác" giúp các phản ứng hóa học trong cơ thểđược thực hiện.
Việc uống đủ lượng nước cho cơ thể trong giai đoạn bầu bí càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình bạn cần uống tối thiểu 6 - 8 cốc nước. Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc những độc tố gây hại.
- Tránh không vận động trong một thời gian dài: Khi đang bầu bì bạn không nên đứng im một chỗ trong một thời gian dài. Bởi lẽ nó sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa đôi chân sẽ càng trở nên phù nề nặng hơn.
- Nhiệt độ cao không tốt trong giai đoạn mang thai: Nhiệt độ cao không có lợi cho bà bầu vì nó sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể.
- Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối với thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mà nó còn giúp bạn giảm nguy cơ bị sưng phù đôi bàn chân. Ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như đậu, bơ, cá, thịt...
Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
Mẹo "trị" chai bàn chân
Chai chân tuy không phải là một bệnh và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng rõ ràng bạn sẽ không thể dễ chịu chút nào với những vết chai cứng nhắc, vướng víu, có khi gây đau đớn.
Các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
- Lấy cùi hay nước ép của trái đu đủ bôi lên vùng da sần.
- Dùng một chiếc khăn mềm hay bông gòn thấm nước cốt chanh rồi sau đó thấm và chà xát nhẹ nhàng lên chỗ sần.
- Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật ong đắp lên chỗ chai.
- Dùng một củ hành sống rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ chai rồi dùng vải buộc lại (nên dùng vải xô, thoáng). Sau một ngày, bỏ chỗ đắp ra rửa sạch, sau đó lại đắp tiếp hành đã giã nát vào vết chai. Mỗi ngày chỉ cần đắp hành vào vết chai một lần.
- Cũng có thể lấy một cây hành (đã bỏ lá), một củ tỏi tím bóc bỏ vỏ
ngoài rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ chai, lấy vải buộc lại. Làm theo
cách này sau 6 - 7 ngày vết chai sẽ biến mất.
- Đi chân trần trên cát có thể làm bong lớp tế bào chết một cách tự nhiên. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên đi bộ trên cát biển để có thể ngăn ngừa chai chân.
Nếu đã thử nhiều cách mà không có kết quả, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Đặc biệt người bị bệnh tiểu đường nếu có chai chân nên đến gặp bác sĩ, không nên tự chữa ở nhà vì có thể có những biến chứng gây nguy hiểm.
Người ta khi đến tuổi già, trong thân thể xuất hiện nhiều biến đổi. Vẻ bề ngoài, tóc bạc, rụng tóc, da nhăn, thô và nháp, mí mắt và da mặt chảy xuống, thị lực kém, thính giác yếu… Nhưng sự già yếu vốn là cả một quá trình biến đổi phức tạp về sinh học trong cơ thể mà con người có thể làm chủ được tốc độ biến đổi đó. Phương pháp dưỡng sinh có nhiều, nhưng trong đó "ăn uống đúng" là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Do đó, đối với người già, dùng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một mặt không thể thiếu được để giảm bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Căn cứ đặc điểm sinh lý của tuổi già, nguyên tắc ăn uống của người già không ngoài việc lấy bổ ngũ tạng, điều hòa âm dương làm chính. Trong thức ăn nên quan tâm đến dinh dưỡng, ăn nhiều loại đậu và các chế phẩm của nó, cá và thịt nạc, nhưng cũng không nên bổ quá, tránh bị béo phì.
Ăn uống đúng là một trong những biện pháp ngăn chặn tuổi già
Người già nên ăn dầu thực vật, ăn hoa quả vì khi đó tì vị yếu kém, thức ăn nên đa dạng và ăn những chất dễ tiêu hóa. Không nên ăn uống vô độ. Về mặt điều hòa âm dương có thể tùy thể chất mà định liệu. Âm hư có thể ăn những thứ bổ âm như: bạch mộc nhĩ, lê, dâu, mía, vừng, đậu phụ, rau chân vịt, vịt, ba ba, hải sâm, mật ong, phổi lợn, vịt trời, đường trắng. Dương hư nên ăn những thức ăn ích khí trợ dương như: hạt sen, đại táo, gạo nếp, thịt bò, dạ dày bò, thịt chó, thịt gà, các diếc, lươn, rùa, dạ dày dê, lạc để điều hòa âm dương cân bằng. Trung Quốc thực liệu học nêu ra 6 nguyên tắc ăn uống cho người già. Xin ghi lại dưới đây để tham khảo: Thứ nhất. Kiêng những thức ăn béo, ngọt, đậm nồng. Những thực phẩm như thế tuy giá trị dinh dưỡng cao, nhưng vì hàm lượng mỡ và đường rất lớn dễ làm cho người già béo, thể trọng tăng, mỡ trong máu tăng. Ngoài ra, ăn thức ăn nhiều mỡ đối với người già vốn đã kém tiêu hóa càng làm cho tiêu hóa không tốt. Dạ dày, ruột bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ bình thường. Thứ hai. Ăn uống phải bảo đảm đa dạng. Ăn uống của người già nên bảo đảm nhiều dạng thực phẩm. Loại nào cũng ăn một ít, không nên ăn lệch hay nghiện một món. Thực phẩm của người già phải đa dạng là để bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng, đưa vào thân thể đủ loại nguyên tố cần thiết để có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ. Ngoài ra không nên ăn mặn quá, chua quá, ngọt quá, đắng quá, cay quá. Đúng như Nội kinh đã nói: "Ăn chua quá tì khí bị diệt, ăn mặn quá tâm khí bị ức nén, ăn ngọt quá tâm khí bị suyễn gấp, ăn đắng quá tì khí bị khô, ăn cay quá hại tinh thần". Cho nên, "ăn uống phải đúng mức, hài hòa ngũ vị", chỉ có thế mới có lợi cho sức khỏe của người già. Thứ ba. Cấm ăn uống vô độ. Ăn uống phải đúng mức, người già ăn uống phải có quy luật, vì sức điều hòa của người già giảm sút, khả năng thích nghi của dạ dày, ruột đã kém, cho nên nhất định phải tránh ăn uống vô chừng mực. Nên ăn ít, ăn nhiều bữa, không đói, nhưng không no quá, phải đúng giờ, đúng số lượng. Còn cần tập thành thói quen nhai kỹ, nuốt chậm, điều đó có lợi rất nhiều cho sức khỏe và tuổi thọ. Thứ tư. Kiêng ăn mặn quá. Ăn uống phải thanh đạm. Vì người già ăn mặn sẽ đưa vào cơ thể lượng muối quá nhiều, dễ tạo thành bệnh cao huyết áp, làm ảnh hưởng tim, thận. Theo điều tra, những người hàng ngày ăn 4g muối trở xuống rất ít mắc bệnh huyết áp, còn những người một ngày ăn 26g muối thì số mắc bệnh huyết áp là 40%. Cho nên có người cho rằng ăn mặn tức là tự sát. Thứ năm. Cấm ăn uống nóng quá hoặc lạnh quá. Thức ăn phải tươi ngon mới dễ tiêu hóa. Vì chức năng tiêu hóa của người già đã yếu, nên ăn nóng quá hoặc lạnh quá dễ kích thích màng nhầy của đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng sự hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra thức ăn phải dễ tiêu hóa. Thực phẩm nên căn nhỏ, nấu nhừ, thịt có thể băm thành thịt viên, rau nên chọn lá non. Nhưng cũng không nên cắt rau bé quá vì độ dài sợi xenlulô thích hợp sẽ có lợi cho thông đường ruột và đại tiện, đồng thời có tác dụng đề phòng xơ hóa động mạch. Nên ăn nhiều rau tươi, hoa quả vì trong đó chứa nhiều loại vitamin và những thành phần dinh dưỡng khác. Thứ sáu. Không uống rượu, hút thuốc. Nghiện những thứ này với người già là điều cấm kỵ.
- Gần đây tôi luôn bị đầy bụng, cứ vài phút lại trung tiện một lần, không biết tại sao, bác sĩ coi giùm. Tuy nhiên, nói nhỏ với bác sĩ điều này, tôi trung tiện không hề có mùi gì cả, cũng không có tiếng, bằng chứng là từ lúc ngồi trước mặt bác sĩ đến giờ, tôi đã đánh cả chục cái rồi đấy.
Ông bác sĩ không nói gì, chỉ đưa bà cụ gói thuốc và giấy hẹn tuần sau tới khám lại.
Sau một tuần, bà cụ sấn sổ tới và mắng ông bác sĩ như tát nước vào mặt:
- Ông chữa kiểu gì mà tôi thấy càng trầm trọng hơn, giờ mỗi lần trung tiện tôi thấy mùi không chịu nổi.
Ông bác sĩ đáp lại nhã nhặn:
- Điều trị vậy là tiến triển tốt đó cụ. Sau một tuần cái mũi của cụ đã ngửi lại được bình thường, lần này tôi sẽ chữa cái tai để cụ nghe được nữa là ổn cả.???
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
Một ngày đầu mùa mưa, có người quen hỏi tôi có phải Phật giáo sẽ lụi tàn trên đất Mỹ sau khi những thế hệ lớn tuổi ra đi, vì tuổi trẻ Việt Nam ở các nước Âu Mỹ bây giờ không cách gì gần gũi được với Phật pháp. Trong môi trường văn hóa Tây phương, việc cầu đạo giải thoát theo quan điểm Phật giáo khó là một nhu cầu quan trọng. Anh phải nhìn ngắm thế giới này từ một góc độ nào đó thiệt Đông phương, qua một kiểu tiếp cận nào đó thiệt Á Châu, mới thấy được con đường suy tư mà Phật đã đề nghị.
Tôi không nói là Tây phương giàu có rồi biếng tu, ngay đến những người nghèo khó trong mấy khu ổ chuột ở Nam Mỹ cũng vậy. Văn hóa Cơ-đốc và hệ thống xã hội (bao gồm nhiều khía cạnh như giáo dục, kiến trúc, thương mại,...) đã dẫn người ta về một góc nhìn khác, rất xa lạ với cái gọi là tâm thức Phật giáo. Tâm thức đó rất cần đến một bối cảnh tương thích, và chính hạnh nghiệp của mỗi người đã đưa ta về một góc trời riêng để có thể sẵn sàng cho một cách nghĩ và kiểu sống nào đó!
Hãy đọc sách Âu Mỹ về Phật giáo, và nếu được, khi tiếp xúc với những người Tây phương có cảm tình với Phật giáo hãy để ý xem, họ xem Phật pháp như một thứ kiến thức thú vị kiểu Yoga của Ấn, Khí công của Tàu, hay cao siêu một tí thì cũng như Kinh Dịch của Tàu, Veda của Ấn. Nghĩa là biết được thì tốt, không biết cũng chẳng sao. Thậm chí những người da trắng có đi xuất gia làm Tăng ni Phật giáo thì cũng có một kiểu học hiểu Phật pháp rất Tây phương. Họ bài bản nhưng máy móc, và như vậy thì gần như không có chỗ cho những nhận thức đột phá.
Họ liên tục bị gò bó trói buộc trong những công thức, nguyên tắc. Họ phân tích giáo lý theo cách mổ xẻ một chiếc xe hơi. Chân lý nào lọt vào não trạng của họ cũng vuông vắn, ngăn nắp, trật tự và lạnh ngắt như những khối thép. Tôi vẫn nghĩ người Tây phương nói chung, khó mà hình dung được cái gọi là tâm thức Phật giáo ở những người Tây Tạng hay Miến Điện chứ khoan nói đến những bậc thánh Đông phương thứ thiệt! Không biết tôi có quá đáng chăng khi cho rằng phải biết tới mấy thứ Bonsai, Sushi, Sake, Ikebana, Origami kiểu Nhật mới hiểu người Nhật; phải biết xì-dầu, bánh bao, tàu hủ thối mới hiểu Tàu; và phải biết ít nhiều về món cà-ri và Yoga mới hiểu Ấn Độ.
Nhiều lúc mất ngủ nằm ngẫm ngợi một mình giữa phòng khuya, tôi chợt thấy ra nhiều chuyện lạ. Chỉ có thứ tâm thức kiểu Châu Á mới là đất sống cho Cơ-đốc giáo, dù món đó là sản phẩm của Tây phương. Có thể vài trăm năm nữa, Chúa chỉ tồn tại ở Châu Á, Châu Phi. Điều kiện kinh tế chỉ là một phần lý do. Người Tây phương không thể cuồng tín kiểu Đông phương, chưa kể những người lợi dụng Chúa cho lý do chính trị hơn là thờ Chúa vì lý tưởng tôn giáo. Các tôn giáo và chính kiến khác cũng thế, cái nào cũng cần đến những mảnh đất thích hợp.
Chẳng hạn dù có mộ Phật đến mấy, tâm thức Việt Nam khó mà chịu được Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh niềm tự hào xem mình là dân tộc lớn rồi xem Khmer, Thái Lan là nhược tiểu kém văn minh, ta còn nhiều lý do văn hóa tâm linh khác để từ chối ngồi lại giở xem từng trang bối diệp mà người ta đã theo đó tu học mấy ngàn năm qua... Người Việt ta có vẻ không chuộng được những tờ lá bối viết chữ theo chiều ngang, chỉ yêu vì những thẻ tre viết chữ theo chiều dọc. Một Thượng tọa Bắc truyền từng có bằng tiến sĩ Ấn Độ đã cho tôi biết một chuyện thú vị khác.
Những Pháp Hoa, Duy-ma của Phật giáo Bắc truyền đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng kỳ thực đó chỉ là những cuộc chơi tư tưởng trong một giai đoạn lịch sử. Trong thế giới tư tưởng của người Ấn hôm nay, những suy diễn nọ kia trong giáo nghĩa Bắc truyền ngày nào, giờ không còn độc đáo ly kỳ nữa. Nếu phải trở về với Phật giáo, người Ấn hiện đại chỉ có thể quay lại với kinh điển Pāḷi. Vai trò lịch sử của những giáo nghĩa hậu thời đã không còn nữa. Ấy vậy mà ở các xứ Tàu, Nhật, Hàn, Việt thiên hạ tiếp tục miệt mài với trò chơi mà người ta đã chối bỏ. Một số quốc gia Nam Mỹ và cả Ấn Độ hôm nay vẫn đang dệt mộng dựng xây một xã hội thiên đường nào đó... Mỗi lần đọc tin về mấy nhóm Maoist ở Nam Mỹ hay Nepal, Ấn Độ thì tôi lại rùng mình.
Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đều có thể ảnh hưởng sâu đậm đến tâm trạng của ta, và tùy theo căn cơ bản thân mà mỗi người lại cũng có một nhận thức khác nhau về chuyện đời. Một người trầm tĩnh đến mấy mà phải ngồi trong một không gian tràn ngập những tia sáng chớp giật và một biển âm thanh om sòm náo nhiệt, thì khó mà không có những khoảnh khắc quên mình để cùng tham dự vào bối cảnh tưng bừng đó. Từ những tâm cảnh khác nhau, ta có những suy nghĩ, những quyết định khác nhau. Tôi muốn gọi đó là hành trang tâm thức.
Chùa Pháp Vân, TP. Pomona,
bang California
Viết lan man, tôi ngẫu nhiên nhớ về một chuyện thú vị. Thì ra mấy ngôi chùa Nam tông của người Việt ở Mỹ cũng là một minh họa cho những điều tôi vừa thưa. Đó là một Pháp Vân ở California qua mấy chục năm trời vẫn giữ nguyên cái hơi hướng của một ngôi chùa Việt Nam trong nước với dãy cốc mái liền mái và vách liền vách như để nối liền cái đạo tình cần có của một tăng chúng đồng trú. Khuôn sân nằm giữa chùa cứ làm người ta nghĩ đến những trang viện hay một kiểu gia trang tam đại đồng đường của những gia tộc Hoa-Việt truyền thống. Kiểu chùa cũng là cách thể hiện tâm tình của Hòa thượng viện chủ, một người vẫn nặng tình với huynh đệ, coi trọng chuyện họp mặt thân tình hơn cả việc chăm chút vẻ ngoài của ngôi chùa. Đó cũng là một Thích-ca Thiền Viện, cũng ở California, đáng xem là chốn già-lam kiểu mẫu với một vườn tượng đá trắng hoành tráng và những lương đình u nhã thiền vị với từng khóm hoa bụi kiểng được coi sóc từng tấc vuông, phản ảnh phần nào cái cõi tâm thức ngăn nắp và bài bản của vị phương trượng là một thiền sư nức tiếng.
Đó cũng là một ngôi phạm vũ Liên Hoa ở Irvin, Dallas của Hòa thượng phó tăng thống đường hoàng một cõi với dãy lầu thênh thang, đáng mặt một trụ sở hành chính. Nhìn cảnh thấy người là vậy. Ngài viện chủ nghiêm túc nhưng hiếu khách, đường bệ nhưng nhẹ nhàng. Đó là một tòng lâm Đạo Quang ở Arlington, Dallas dễ khiến người ta nhớ về những tự viện ở Bangkok, gần như không màng tới những làn ranh giữa đạo với đời. Với tâm tình nào anh cũng có thể ghé lại đó: Tu niệm cũng tốt, tham quan không tệ, khoái chuyện bái sám lễ nghi càng hay. Chùa có một rừng tượng đá và phù điêu có lẽ phong phú nhất nhì xứ Mỹ. Tôi đã nhìn thấy chân dung của ngài viện chủ qua vẻ ngoài của ngôi tự viện: Dấn thân, xuề xoà và rất tâm linh.
Chùa Hương Đạo, TP. Fort Worth
bang Texas
Chùa Hương Đạo, TP. Fort Worth bang Texas. Đó cũng là một Hương Đạo ở Forth Worth đẹp như tên chùa. Nhiều năm chưa có dịp về lại, giờ nhìn thấy hình ảnh trên Internet tôi nghĩ mình đã không lầm khi từng có những cảm nhận về Thượng tọa phương trượng ở đây. Chùa ở Mỹ mà tôi vẫn nghe thấy ở đó cái hồn hậu của một quê xa. Tôi như nếm được ở đó cái vị ngọt của một giếng nước đá ong nằm cạnh một rào trúc và giàn mướp hoa vàng, dẫu kinh phí xây dựng ngôi đại tự này hiện đã không dưới một triệu Mỹ kim. Một chút tâm tư của thầy trụ trì đã bày ra đó. Người Nam Bộ mà yêu xứ Huế đến nồng nàn. Cái tâm Huế và tình Huế đã thổi vào kiến trúc chùa những dáng dấp đó.
Đó là một Bửu Môn ở Port Arthur ngan ngát tím một rừng sen bên cạnh bóng mát đổ dài của một ngôi đại viện trầm mặc một màu gạch đỏ nhuốm tí rêu phong. Nhiều lần về thăm nơi đây, tôi cứ tần ngần ở ngõ vào vì mãi ngẩn ngơ với những dây hoa leo và từng bụi tre ngà kẽo kẹt trong gió trưa. Thương lắm, đó là cả một cõi tâm cõi tình chân chất của một người con xứ Quảng là Hòa thượng trụ trì. Lòng ngài như cây trúc, tiết trực tâm hư, nghĩ sao nói vậy, lắm lúc trực ngôn nhưng cái đạo tình thì thâm hậu vô bờ.
Đó cũng là một Pháp Luân ở Houston với nhiều nét đặc thù: Kiến trúc đẹp nhưng rõ ràng cho người đi nhiều hơn kẻ ở.Thầy phương trượng vốn người tám cõi nên ai ghé chùa cũng dễ thấy bàng bạc đây kia cái bóng dáng của muôn phương. Một chút hoa văn rất Á nhưng cứ làm người ta nghĩ đến một cõi La Hy ngàn trùng nào đó. Versace của Ý hay Spode của Hi Lạp? Một bệ thờ, một mái chùa chút nọ chút kia gom hết những nét riêng của Thái hay một Bhutan, Tây Tạng nào đó. Thầy phương trượng đi muôn phương và mang theo về cả những cơn gió lạ tự nghìn trùng. Thầy về rồi thì lại đi. Chùa từ đó như một tự viện trên Con Đường Tơ Lụa – gạch nối Đông-Tây, để kẻ về thăm hay người thường trụ đều có thể tự cho mình cái quyền tham dự bầu không khí chẳng ai là chủ. Chùa cũng là một trang kinh.
Và độc đáo một nét riêng, có lẽ là chốn đạo tràng Phật pháp ở Saint Petersburg, Florida, một bang duyên hải thơ mộng nhất nhì Hoa Kỳ. Nhiều người chưa biết chùa, hỏi tôi, tôi vẫn trả lời bằng một cách nói dễ hiểu lầm. Đó là một kiểu chùa lộn ruột, những thứ hay nhất đẹp nhất hầu như đều nằm cả ngoài sân. Đó cũng là phong cách sống của thầy trụ trì chăng, trải lòng ra mà sống với người. Chùa mới và nghèo nhưng cái đổ ra cho người xa luôn là phần lớn. Có lẽ nhờ vậy, dù tăng thường trụ chỉ có vài ba, nhưng bán thường trụ thì cứ cần là có, không sao đếm hết.
Đêm qua, tôi có một giấc mơ lạ lùng và đẹp. Tôi thấy mình lạc bước vào một khu vườn bỏ hoang ở đâu đó, nơi có hàng ngàn bức tượng những vị tỷ-kheo ngồi quanh một pho tượng Phật thật lớn. Tượng nào cũng rêu phong, và đặc biệt nhất là mỗi tượng một nét mặt, không tượng nào giống tượng nào. Tôi giật mình tỉnh giấc giữa đêm và nhớ về khu Binh Mã Dũng ở Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi có những bức tượng lính đất nung của vua Tần. Tôi ngậm ngùi tự hỏi biết đâu ở một nơi nào đó, dưới lòng đất hay trên núi cao, Phật giáo cũng có một vườn tượng mênh mông như thế với những bức tượng của 1250 tỷ-kheo từng theo hầu Phật ngày xưa.
Ngoại cảnh là biểu tượng của nội tâm, nội tâm chính là chân dung của mỗi con người. Cõi đất nội tâm chính là nơi chốn anh sống và suy tư bằng chính những gì anh vẫn là!
Một trong những mâu thuẫn tồn tại trong các gia đình là người trẻ chê người già gàn dở, trái tính trái nết, còn người già thì lại cho rằng người trẻ chỉ mải lo tìm hạnh phúc cá nhân mà bỏ rơi họ, vô ơn họ. Câu chuyện của cái tivi Do điều kiện kinh tế không khá giả nên nhà cả gia đình anh Hoàng gồm ba thế hệ chung sống chỉ có một cái tivi và bộ giàn đặt ở phòng khách. Nơi đó là điểm sinh hoạt văn hoá chung của cả nhà nhưng lại xuất hiện những mâu thuẫn tuy nhỏ nhưng lại làm cho không khí luôn trong trạng thái ức chế.
Anh Hoàng kể: Do cả nhà có một cái tivi nên hiếm khi vợ chồng anh được xem một chương trình mà mình yêu thích. Việc phân xử “cả hai đứa nhỏ và ông bà “giành nhau” xem chương trình nhiều khi làm cho vợ chồng anh phát mệt. Trẻ con thì thích các chương trình thể thao, phim, ông bà thì thích các chương trình của người cao tuổi. Trẻ con thì không nhường nhịn, ông bà thì hay cả nghĩ. Thế là nhiều hôm đi làm về, mệt mỏi đã đành lại còn phải ngồi phân tích giảng giải cho con, lắm khi phát tức. Mâu thuẫn không chỉ dừng lại ở đó. Ngày Tết, ông bà không có điều kiện đi chơi nên suốt ngày chỉ quanh quẩn nơi chiếc ti vi, khi đứa cháu về nhà nó lại giành chương trình để mở các loại nhạc tây ầm ỹ với lí do là ngày Tết mở như vậy cho vui cửa vui nhà. Ông bà dỗi bỏ vào phòng, không đôi co với thằng bé rồi đâm ra mặc cảm, cho rằng nó không tôn trọng ông bà. Sau bữa đó, anh Hoàng quyết định dùng khoản tiền mà hai vợ chồng định dành dụm để sửa trần nhà mua thêm một cái tivi mới. Mấy đứa con thì hoan hỉ ra mặt thế nhưng bố mẹ anh thì không hẳn thế. Anh kể tiếp: Mấy hôm sau, má gọi tôi vào phòng nói rằng vì cái tivi mà ba tôi không ngủ được, rằng cách “chữa cháy” của tôi không chỉ làm cho vấn đề thêm trầm trọng mà còn làm cho tình cảm của các thành viên trong gia đình thêm xa cách. Sinh hoạt đảo lộn vì bố mẹ ở quê lên Nhà anh Hoài vừa đón bố mẹ ở quê lên, thế là những sinh hoạt trong gia đình bỗng chốc đảo lộn. Ông bà quen nếp sống ở quê, không ngăn nắp như sống ở thành phố. Khi ăn trầu thì cả một nền gạch tráng men loang lổ. Ông lại có tính hút thuốc lào, cái mùi vừa khai vừa khắt này khiến vợ anh không chịu nổi. Anh chị khuyên cụ nên hút ở hành lang, trong phòng nên giữ vệ sinh sạch sẽ hơn, nhưng ông cụ lại tự ái, cho là con cái khinh mình. Trong bữa ăn, ông bà thích ăn cơm nấu nhiều nước, mấy thằng nhỏ thì lại thích ăn cơm khô, nên ít khi chiều ông bà. Ông đi lại mắt kém, tai nghễng ngãng, khi bạn bè đến chơi chào ông thì bà phải ra đỡ lời hộ, chúng nó cho là ông không quan tâm… Những việc như thế cứ khiến vợ chồng anh chị luôn đau đầu, không khí trong nhà không khi nào thoải mái. Anh Hoài tâm sự: “Bố tôi tuổi già tính khí thất thường, làm mếch lòng thì mình đâu có phải đạo làm con. Được một thời gian hai cụ đòi về quê, dẫu thương bố mẹ nhưng tôi cũng không còn cách nào khác đành tự dặn lòng mình sẽ tìm cách bù đắp cho bố mẹ”. Anh Minh là giám đốc một bệnh viện ở huyện, thường kêu ca với mọi người rằng “mình bất lực trước người bố trái tính trái nết”. Anh kể: “Bố tôi là người gia trưởng nhưng cũng rất dở tính, ông cụ chẳng chịu nghe lời ai bao giờ. Trách nhiệm con trai cả nên tôi đón cụ về rồi xây cho một căn nhà trong cùng một mảnh vườn để tiện chăm sóc. Anh em chúng tôi cố gắng lo cho cụ các vật dụng trong nhà không thiếu thứ gì. Khi ốm đau, chúng tôi luôn túc trực bên cạnh để chăm sóc. Thế nhưng trong những ngày giỗ tết, tiệc tùng, bản thân tôi đã nhiều lần phát khổ vì bố. Khách khứa đến nhà chơi, vợ tôi làm cơm, chúng tôi mời bố sang ăn cùng vừa là tôn trọng bố, vừa là giữ thể diện cho gia đình. Thế nhưng mỗi khi có chút rượu vào là bố tôi nói lung tung hết cả lên, chuyện gì cũng tham gia, đặc biệt là hay kể tội con cái trước mặt khách. Rồi khi ăn thì ho sặc sụa, cơm vung vãi hết cả mâm khiến khách đến nhà rất khó chịu. Rút kinh nghiệm, lần sau, khi thấy bố đã ngà ngà say tôi ý tứ bảo con đưa ông về trước nói là để ông nghỉ ngơi. Bố tôi không hiểu mà cứ làm toáng lên rằng tôi không cho cụ ăn, rằng tôi là đứa con bất hiếu… Tết năm ngoái có mấy người bạn ở Hà Nội về, vì muốn ngồi hàn huyên lâu vả lại tôi đã rút kinh nghiệm từ những lần “va chạm” trước nên tôi bảo con mang thức ăn sang cho ông bà chứ không mời sang ăn cùng. Khi chúng tôi đang dở cuộc rượu thì bố tôi xuất hiện từ ngoài sân, vừa đi vừa chửi : “Nó không cho bố ăn, nó chỉ biết thết đãi người ngoài chứ không bao giờ nghĩ đến bố mẹ, một thằng đạo đức giả…”. Sự khác biệt giữa hai thế hệ Sự khác biệt giữa già và trẻ là tất yếu vì người già phải đối mặt với quá trình suy thoái nhanh về mặt tự nhiên cả tâm lí lẫn sinh lí. Đi đứng chậm chạp, hay quên, khi ăn dễ ho sặc sụa, nói năng nhiều khi không làm chủ được mình. Những trạng thái tâm lí đó hoàn toàn dễ được thông cảm . Nếu chúng ta biết rõ đặc điểm của người già là vị giác kém nên ăn cay, mặn hơn bình thường chứ không phải là một sự tham ăn tục uống; khi ăn hay ho, sặc suạ, nghẹn là do dây chằng trong hầu họng, miệng và lưỡi phối hợp kém chứ không phải là người già mất lịch sự; mắt người già không nhìn thấy rõ nên rất dễ hiểu nhầm là khinh người…thì cách ứng xử sẽ có cái nhìn thông cảm và độ lượng hơn. Người già thường chóng quên những điều xảy ra từ hiện tại chỉ nhớ dai những gì xảy ra từ trong quá khứ. Do sống trong cảnh nghèo khó của thời trước nên dễ nẩy sinh tính tiết kiệm, thấy hoang phí là xót xa. Tuy nhiên tình thương yêu con cháu lại là những giá trị vô bờ mà người già đã mang lại cho cuộc sống. Nếu trong gia đình bạn có những mâu thuẫn trong cách sống của hai thế hệ đến độ rất khó khăn để giải quyết thì cần phải cân nhắc khi lựa chọn giải pháp cuối cùng. Cần phải thống nhất rằng gia đình phải là nơi sống vui vẻ và hoà thuận, không nên ra ngoài ở riêng nếu chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường. Nếu như người già thấy việc ăn uống không hợp khẩu vị thì cần cho họ ăn theo chế độ riêng. Người già sống phụ thuộc vào con cái thì cũng đừng nên mặc cảm vì điều này cũng là lẽ bình thường: Trẻ cậy cha già cậy con. Chẳng may phải ra sống riêng thì người già nên sống ở gần con cháu để khi ốm đau dễ có người chăm sóc và liên lạc. Nếu vì một lí do nào đấy mà người già phải sống đơn độc thì cần phải có kế hoạch dự phòng khi còn trẻ bằng việc tích cóp một khoản tiền dự phòng.
(Theo Giadinhnet)
Xem tranh
Trang thơ Quang Dũng
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Sau khi học Trường sư phạm tại Hà Nội, ông làm nhạc công gánh hát rong và làm gia sư tại Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông chiến đấu trên hai mặt trận: vừa là người cầm bút nhưng cũng vừa là người cầm súng chiến đấu. Năm 1947 ông từng là đại đội trưởng của Trung Đoàn Thủ Đô. Ông cũng hoạt động văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến, từng là trưởng phòng văn nghệ Liên khu.
Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến.
Sau 1954, ông làm biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.
Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng “tiểu tư sản”, thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh… ông mai một và mất đi trong âm thầm.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Mắt người Sơn Tây), Kẻ Ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Không đề được đến 3 nhạc sĩ Việt Dzũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương cùng phổ nhạc. Các bài thơ nổi tiếng:
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Ngày nay ngày nay
Chuyện đẹp qua đi
Thời gian gấp ruổi
Còn lại chúng ta
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp
Ơi! Con đường xưa
Những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi
Cổng cũ rêu phong
Ý đợi người
Ơi! Con đường xưa
Men vườn ổi thơm
Em tuổi hai mươi
Yêu anh hào hiệp
Bỏ em anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly
Có những vợ chồng
Không là trăm năm
Mà tình thương yêu …
Sông ơi! Dài sao
Rộng ơi! Biển cả
Thôi em nước mắt
Đừng rơi lã chã
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp
Thuốc trong rau
Kinh giới
Kinh giới - Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. (E. cristata Willd.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn (quả bế tư).
Cây ra hoa vào mùa hạ, mùa thu.
Bộ phận dùng: Thân cây trên mặt đất - Herba Elsholtziae Ciliatae.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu Á ôn đới, thường được trồng ở khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn. Trồng bằng hạt. Chọn hạt ở những cây khoẻ tốt, đem trộn đều với tro rồi gieo. Nó thích hợp với đất nhiều mùn, khô ráo, có nhiều ánh sáng. Cần phủ rơm rạ và tưới nước đều. Độ 3-4 tháng sau khi trồng đã có thể thu hoạch. Cắt cành lá của những cây đang ra hoa, chặt ngắn, phơi hay sấy nhẹ tới khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: Trong cành lá có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là elsholtzia keton.
Tính vị, tác dụng: Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng; có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa. Nếu sao đen thì chỉ huyết.
Công dụng: Thường dùng trị 1. Cảm cúm mùa hè, say nóng, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu; 2. Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng; 3. Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình; 4. Giảm niệu. Cũng còn được dùng chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Liều dùng 3-10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cành lá tươi đắp trị viêm mủ da, mụn nhọt.
Đơn thuốc:
1. Chữa cảm mạo, phong hàn phát sốt, nhức đầu ê ẩm, đau mình, không có mồ hôi, hay đổ mồ hôi khi gặp gió lạnh, trẻ em lên sởi, lở ngứa: Dùng Kinh giới cả hoa cành 20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
2. Chữa cảm gió lạnh nhức đầu, chảy nước mũi: Dùng hoa Kinh giới khô (Kinh giới tuệ), Bạch chỉ, hai vị bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè nóng, cho ra mồ hôi.
3. Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi 50g, Gừng sống 10g, giã vắt lấy nước uống còn bã đánh dọc sống lưng. Hoặc dùng Kinh giới 20g, Tía tô 10g, sắc nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.
4. Chữa cảm thể nóng: Dùng Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.
5. Xuất huyết (Chảy máu cam, băng huyết...): Dùng Kinh giới tuệ sao đen 15g sắc nước uống.
6. Mẩn ngứa ngoài da do dị ứng: Hoa Kinh giới 12g, Hoa Húng quế 12g, lá Đơn đỏ 12g sắc nước uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.
7. Viêm mũi dị ứng: Dùng hoa Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, hoa Húng quế 8g, Cây cứt lợn 12g, lá Cối xay 12g, sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày.
8. Chữa trẻ em lên sởi và các chứng lở ngứa: Dùng Kinh giới và Kim ngân hoa (cả hoa, lá, cành) mỗi vị 15-20g sắc uống.