Thuốc trong rau
Rau muống
Chờ anh em hết sức chờ... Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông! Cuối thu trồng cải, trồng cần, Ăn rong sáu tháng, cuối xuân thời tàn. Bấy giờ rau muống đã lan, Lại ăn cho đến thu tàn mới thôi ! Nhà em có vại cà đầy, Có ao rau muống, có đầy chum tương... Còn trời, còn đất, còn mây, Còn ao rau muống, còn đầy chum tương. (Ca dao) Tên Việt: rau muống, rau muống đồng Tên Hoa: 蕹菜(ung thái), 空心菜(không tâm thái) Tên Anh: water spinach, swamp morning-glory Tên Pháp: liseron d'eau Tên khoa học: Ipomoea aquatica Forsk. [I. reptans] Họ: Convolvulaceae * khoai lang (I. batatas) * bìm bìm (I. bimbim) | |
| |
© image Albert Perdeck Texas A&M Bioinformatics Working Group, A&M University | |
蕹 ung [yong1] 19 (6/13), 8579 bộ thảo (艸) 1. Họp. 2. Rau ung, ruột nó rỗng nên gọi là không tâm thái 空心菜. 菜 [cai4] (thái) 33756 83DC 14(6/8), bộ thảo (艸) 1 : Rau. Thứ rau cỏ nào ăn được đều gọi là thái. Người đói phải ăn rau trừ bữa nên gọi là thái sắc 菜色. 2 : Tục gọi các đồ ăn cơm là thái.Rau muống, vị thuốc dân giã
Mùa hè có nhiều loại rau khác nhau, nhưng rau muống vẫn là loại rau dân giã, dễ chế biến, dễ ăn và có thể thu hái quanh năm nhưng hễ vào dịp hè thì vẫn là loại rau thích hợp hơn cả.
Là loại rau sống thuộc vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Ngoài tên gọi là rau muống còn nhiều tên Hán tự gọi khác nhau như Vô tâm thái hay Ung thái hoặc Uông thái, Thông thái, Không tâm thái…Tên khoa học của rau muống là lpomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím tùy theo từng giống rau muống. Quả nang, chứa 4 hạt có lông màu hung. Đông y cho rằng, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm), đi vào các kinh Tâm, Can, Tiểu trường, Đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn… Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiểu chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai chóng mặt, đau đầu do huyết áp cao, đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, say hay ngộ độc sắn, giải độc do ngộ độc thức ăn, các chứng chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, tiểu tiện đục hay ra máu, trĩ, lỵ…), sản phụ khó sinh, khí hư, bạch đới, phù thũng toàn thân do thận, bí đái, tiểu đường, quai bị, chứng đẹn trong miệng ở trẻ, lở ngứa, loét da, Zona (giời leo), rôm sảy, sởi thủy đậu ở trẻ em, ong đốt, rắn giun cắn…
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
|
No comments:
Post a Comment