Monday, April 25, 2016

Thuốc trong rau

Mùng tơi


Gần nhà mà chẳng sang chơi
Ðể anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu...
Bắc cầu em chẳng sang đâu
Chàng về mua chỉ bắc cầu em sang.
Chỉ xanh chỉ tím chỉ vàng
Đủ ba thứ chỉ em sang được cầu...
...
Mồng tơi chẳng bắc được cầu
Ðể em trải yếm bắc cầu anh sang
(Ca Dao)

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn...
Cô Hàng Xóm - Nguyễn Bính

Tên Việt: mùng tơi Tên Hoa: 落葵(lạc quỳ) Tên Anh: red vine spinach, Ceylon spinach Tên Pháp: poi(nom indien) Tên khoa học: Basella rubra Linn. Họ: Basellaceae
© more images from Shigenobu AOKI's "Botanical Garden"
葵 [kui2] (quỳ) 33909 8475 15(6/9), bộ thảo (艸) 1 : Rau quỳ. 2 : Hướng nhật quỳ 向日葵 (Helianthus annuus L.) một giống quỳ một rò (nhánh) mọc thẳng, vào khoảng cuối thu đầu hạ nở hoa vàng. Tính nó thường cứ triều hướng về mặt trời, nên gọi là hướng nhật quỳ. Người ta thường dùng làm tiếng để tỏ lòng kẻ dưới hướng mộ người trên. 3 : Thục quỳ 蜀葵 (Althaea rosea L.) hoa nhiều màu, thứ hoa nhỏ gọi là cẩm quỳ 錦葵 (Malva silvestris L). 4 : Thu quỳ 秋葵 (Abelmoschus moschatus L.) thứ quỳ nở về mùa hè, hoa vàng phớt có năm cánh, giữa tím. 5 : Bồ quỳ 蒲葵 (Livistona chinensis (Jacquin) R. Brown ex Martius) một thứ cây lớn thường xanh, lá giống như lá móc lá cọ, dùng làm quạt gọi là quỳ phiến 葵扇. Màu Tím Mồng Tơi. Hồ Trường An, Quán Văn.

Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng Không chỉ là thực phẩm lý tưởng cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc... Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi: Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mồng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua... Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần. Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt. Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50 - 100g, móng chân giò vài cái, hầm với nước có ít rượu ăn với cơm hằng ngày. Tráng dương, chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi thứ một nắm, một bộ lòng gà hay vịt, nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm, tuần vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn. Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng. Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu. Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón. Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.

BS. Phó Thuần Phương

No comments:

Post a Comment