Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi. Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao? Cô lái mỉm cười: - Vì Thầy nhìn em… Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0o
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba.
Nhà sư hỏi vì sao? Cô lái cười bảo: - Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước. Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0o
Lần khác nhà sư lại qua sông.
Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần. Nhà sư hỏi vì sao? Cô lái đáp: - Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em. Nhà sư trả tiền và lên bờ.
o0o
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu? Cô lái đáp: - Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền. Thiền sư hỏi: - Vì sao vậy? Cô lái cười đáp: - Thầy nhìn em, nghĩ đến tiền, mà không còn nghĩ tới em nữa… Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
o0o
Vài năm sau đó có một Việt kiều trở về thăm quê hương.
Cô lái đò đưa khách qua sông. Thuyền ra giữa dòng, khách nhìn cô lái đăm đăm. Cô lái cũng chợt nhận ra khách ... là vị thiền sư năm xưa, bây giờ đã đổi khác ... Mái tóc để dài, bộ quần áo thời trang thay cho bộ nâu sòng ngày cũ. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Khách là người cuối cùng rời đò. Cô lái đòi tiền gấp mười. Khách hỏi vì sao ?
Cô lái trả lời tỉnh queo:
- Đó là ...
Ba điều sung sướng nhất
Ngày xưa, có ông lão cứ vui cười ca hát suốt ngày.
Thấy lạ, có người hỏi:
- Tại sao ông vui tươi mãi như thế?
Ông lão đáp:
-Trời sinh ra muôn loài muôn vật, trâu chó dê ngựa… Người là sinh vật cao nhất,
“Tối linh ư vạn vật”. Ta được làm người. Ấy là điều sướng thứ nhất.
-Trời sinh có người tàn tật, đui què. Ta được lành lặn, ấy là điều sướng thứ hai
-Người đời thường vì sự giàu có, danh vọng mà phải gian khổ. Ta có ăn đủ một ngày ba bữa,
không lo lắng gì cả. Ấy là điều sướng thứ ba - Còn như sinh lão bệnh tử là điều không ai
tránh được. Ta cũng như mọi người, việc gì phải buồn.
- Nghĩ tới ba điều sướng ta có được, ta vui ca cũng là chuyện thường tình, mắc mớ chi phải hỏi.
PHAN KHÔI VỚI “TÌNH GIÀ” (Phan Khôi- ông Tổ thơ mới) Nguyễn Khôi Biên Soạn
Phan Khôi (1887-1959) ,hiệu Chương Dân, quê làng Bảo An,huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, xuất thân từ gia đình vọng tộc ( cha là Tri phủ Điện Bàn, mẹ là con gái Tổng đốc Hà Nội-anh hùng dân tộc Hoàng Diệu), năm 18 tuổi đỗ Tú tài Hán học (1905)., sau chuyển sang Tây học…lâu nay được suy tôn là “Ông Tổ thơ mới” với khởi thủy là bài thơ “Tình già” được in trên Tạp chí “Phụ nữ tân văn”, số 122 ngày 10/3/1932- số cuối xuân Nhâm Thân- đến nay sắp tròn 80 năm.Thơ Việt Nam ta, nếu tính từ Vạn Hạnh thiền sư (?-1018) đến Tú Xương (1870-1894) tới Tản Đà là ngót 900 năm : ông cha ta vẫn làm theo những vần điệu thơ cũ (niêm luật gò bó).thì sự ra đời của bài thơ “Tình già” là một sự đột khởi,trên thi đàn Việt Nam như một làn gió mới xô đổ bức tường thành nghìn năm Phong kiến (theo các thể thơ Trung Hoa làm khuôn vàng ,thước ngọc dùng để Thi cử ra làmQuan cai trị).
Phan Khôi với sứ mệnh một Nhà văn -ngự sử văn đàn đường thời đã đứng lên hô hào một lối thơ mới : thơ phá thể (được nhiều người tán thưởng cũng như chống lại) mở màn cho sự Đổi mới nền thi ca dân tộc (cả về hình thức cũng như nội dung).
TÌNH GIÀ
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa, Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở : “Ôi đôi ta, thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng; Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau !” – “Hay, nói mới bạc làm sao chớ ! buông nhau làm sao nỡ ? Thương được chừng nào hay chừng ấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy ! Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng mà tính việc thủy chung !”. … Hai mươi năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau Đôi cái đầu đều bạc, Nếu chẳng quen lung, đố ai nhìn ra được ? Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi. PHAN KHÔI
XUẤT XỨ BÀI THƠ : Theo một số Nhà Nghiên cứu thì đây là thiên tình sử não nùng mà Cậu Tú Phan Khôi bị tình yêu sét đánh của một mệnh phụ phu nhân (vợ trẻ của viên Quan tứ phẩm quản lý Nhà tù Quảng Nam) xảy ra hồi cuối năm 1907 (21 tuổi) PK do tham gia phong trào “xin xâu” (yêu nước chống Pháp) trong khi gia đình người vợ chưa cưới tuyên bố thoái hôn vì Chàng rể lâm vào vòng lao lý ! Số là hồi tết năm ấy, viên Quan coi ngục chọn đưa “tên tù viết chữ đẹp” (PK) về nhà viết Câu đối Tết cho Quan…thế là một cuộc kiến diện giữa Chàng trai tài hoa (tù nhân vì yêu nước) với người đẹp cùng trang lứa (người trắng trẻo, mặt trái xoan duyên dáng…) để ” Bà thấy Thầy thì thương lắm…” Rồi thư đi tin lại cùng đôi lần gặp gỡ vụng trộm…Rồi không thể vượt được rào cản : Nàng ốm và qua đời… , mối tình đẹp và buồn thời trai trẻ trong cảnh ngộ trớ trêu trên đã để lại trong tâm tưởng Phan Khôi không bao giờ phai nhạt , và 24 năm sau dư vị của nó để chàng “hòai niệm” xuất thần bài thơ “Tình già” bất hủ, chỉ có khác là (ở trong thơ) hai người còn sống, đôi mái đầu đều bạc đến nỗi nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được ? Họ chỉ ôn chuyện tình cũ rồi xa nhau, vẫn còn ám ảnh mãi là nỗi thèm khát được nhìn nhau- vì chưa bao giờ được nhìn no nê ,con mắt còn có đuôi là thế (theo Lại Nguyên Ân).
Về Nghệ thuật : “Tình già” không phải là kiệt tác, thơ viết theo kiểu “thơ văn xuôi” ( tự do có vần ,có nhạc điệu, lời nói choán hình tượng thơ…dễ cảm nhận như một bài “văn biền ngẫu” trữ tình). Tuy nhiên, cái giá trị của nó là phát súng khai hỏa mở màn cho một trận đánh sinh tử gữa thơ Cũ/ Mới…để tiếp đó xuất hiện những Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Vỹ, Bàng Bá Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc tử, Bích Khê …với nhiều thi phẩm tuyệt tác…kết cục là Thơ Mới toàn thắng : một nền thơ Việt tầm cỡ (đầy hồn Việt với một nghệ thuật cao) ra đời, tạo ra một Thời đại mới của thơ ca Việt Nam, phát triển -hội nhập ra Thế giới với tư thế là một Quốc gia Thơ có tầm cỡ Quốc tế hiện đại.
Góc Thành Nam Hà Nôi 3-2-2012 Viết để kỷ niệm 80 năm bài thơ “Tình già” Nguyễn Khôi
Những thác nước đẹp nhất trên thế giới
Thác nước Helmcken tại British Columbia, Canada hớp hồn bởi vẻ đẹp như chốn bồng lai
Thác nước tại khu rừng Romania lại gây ấn tượng bởi vẻ độc đáo của từng làn nước
Thác Corkscrew tại Hocking Hills, Ohio hiểm trở với những vách đá rêu xanh
Một cảnh tượng không thể kỳ vĩ hơn tại thác nước Geiranger Fjord, Norway
Một cảm giác thật Yomost khi được ngồi đối diện với thác nước hoành tráng tại rừng Dupont State phía Bắc Carolina
Vẻ đẹp xanh ngút ngàn tại thác nước Molokai, Hawaii
Vẻ đẹp của thác nước tại công viên Plitvice National Park, Croatia khi chụp từ trên cao
Thác Proxy ở Oregon với vẻ đẹp huyền thoại
Màu trắng của thác nước tại Skogafoss, Iceland hòa quyện tuyệt đối với cánh đồng hoa vàng phía dưới
Thác nước Pearl Waterfall dữ dội mạnh mẽ – niềm tự hào của đất nước Trung Hoa
Thác Victoria tại Châu Phi được liên tưởng như phần kem trắng của chiếc bánh ngọt khổng lồ bị cắt đôi
Dòng chảy của một thác nước tại Gorge, Cullowhee, NC cũng đã được nhiếp ảnh gia ghi lại
Hoàng hôn buồn không đủ làm dịu đi sự kỳ vĩ của thác nước tại công viên Yellowstone National Park
Khi nhắc đến những thác nước hoành tráng nhất trên thế giới, không thể quên được cái tên của “người khổng lồ” Niagara
Thor’s Well – thác nước tại Cape Perpetua, Oregon, Mỹ luôn đem lại cảm giác hoang sơ cho người thưởng ngoạn
Thác nước Nuorilang Waterfalls, một thắng cảnh đẹp khác tại Trung Quốc
Thác Ebor Falls tại New South Wales, Australia lại thu hút bởi kết cấu từng tầng từng lớp
Toàn cảnh từ trên nhìn xuống của thác Litlanesfoss ở Iceland
KHÓ KHĂN KHI TỰ MINH GỌI CẤP CỨU
Tôi không biết chính xác là tôi bị vỡ mạch máu loại nào, nhưng chỉ biết là mạch máu đang vỡ từ bán cầu não Trái và máu đang đổ ra từng khối lượng lớn.
Khi máu tràn ngập qua vùng suy nghĩ những vấn đề phức tạp ở vỏ não Trái, tôi bắt đầu mất khả năng nhận thức về các sự kiện này. Tôi chỉ còn có thể nhớ được một điều là lúc bấy giờ phải làm sao đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhưng gọi cấp cứu để được đưa đến bệnh viện là cả một vấn đề. Bởi vì tôi không còn khả năng tập trung ý thức vào công việc nào được nữa. Cái ý nghĩ “Phải gọi bệnh viện cấp cứu” cứ nhảy ra nhảy vô, lúc biến lúc hiện trong đầu tôi, khiến tôi không biết đó có phải là “mệnh lệnh” nên làm hay không. Hai bán cầu não làm việc chung nhau bấy lâu nay như một dàn nhạc hợp tấu rất hài hòa, khiến tôi có thể sinh hoạt bình thường trong thế giới này. Nhưng bây giờ, do vì sự khác biệt phần hành giữa hai bán cầu, tôi cảm thấy khả năng ngôn ngữ và tính toán của bán cầu Trái không còn nữa. Tôi không còn biết số nào là số điện thoại để gọi và gọi thì sẽ nói gì. Thay vào đó, tôi lại có cảm giác “an lành” len lỏi khắp người tôi, phát sinh từ bán cầu Phải.
Không còn cái biết “theo đường thẳng” (đã qua, bây giờ, sắp tới) và sự chỉ dẫn của bán cầu não Trái, tôi như phải vật lộn để tìm hiểu thế giới bên ngoài. Tôi không còn phân biệt điều gì là quá khứ, hiện tại hay vị lai, mà chỉ thấy tất cả là những sự kiện riêng lẻ, biệt lập trong hiện tại, chẳng dính dáng gì đến nhau. Tôi cố gắng trong tuyệt vọng để lập lại sự hiểu biết thường ngày, để nối kết những sự kiện rời rạc thành một chuỗi tiến trình có ý nghĩa.
Trong đầu lúc này tôi chỉ còn lặp đi lặp lại ý nghĩ: ‘Tôi đang cố gắng làm gì đây? Gọi cấp cứu! Tôi đang thảo một phương án gọi cấp cứu! Tôi đang làm gì đây? Tôi phải soạn cho được một kế hoạch gọi cấp cứu. Được rồi. Tôi phải gọi cấp cứu”. Trước buôi sáng bị xuất huyết não này, bộ óc tôi biết phân loại, sắp xếp các dữ kiện đưa vào từ bên ngoài như sau: Tưởng tượng như tôi đang ngồi giữa bộ óc với những tủ đựng “hồ sơ” xếp thành hàng dài. Khi tôi muốn tìm một ý nghĩ, ý tưỏng, hay một điều gì trong quá khứ, tôi sẽ nhìn qua các tủ “hồ sơ” xem nó nằm ngăn nào. Khi đã tìm đúng tủ rồi, thì tôi biết tất cả “dữ kiện“ đều nằm trong đó và mở ra sử dụng. Nếu nhìn lần đầu mà không thấy ngăn tủ muốn tìm, tôi sẽ lặp lại lần nữa cho đến khi có mới thôi.
Nhưng buổi sáng này thì khác. Các ngăn đựng “hồ sơ” như bị đóng chặt và bị đẩy xa ra khỏi sự kiểm soát của tầm tay tôi. Tôi biết tất cả kiến thức của tôi nằm trong đó, nhưng không phân biệt được chúng đang ở ngăn nào. Tôi không biết làm sao nối kết lại với khả năng ngôn ngữ, kiến thức về đời sống, về những năm dài học hỏi. Tự nhiên tôi hơi buồn vì không biết mình có thể trở lại bình thường được hay không.
Không còn khả năng ngôn ngữ và sự phân định thời gian, tôi như bị tách rời khỏi cuộc sống và mọi sinh hoạt bình thường. Không còn ký ức, không còn khả năng phân tích và phê phán của não thùy Trái, tôi như người mà đầu óc bị che phủ bỏi một màn đen lớn, không biết mình là ai và có mặt trong đời này để làm gì!
Trong khi đó, nhịp máu đập ở đầu vẫn tiếp tục như búa bổ.
Và bây giờ, khi không còn liên hệ được với mọi vật quanh mình nữa, tôi có cảm tưỏng thân xác tôi đã tan chảy ra như chất loảng và hòa vào vũ trụ mênh mông.
Khi sự xuất huyết càng lúc càng trầm trọng thì sinh hoạt của não thùy Trái cũng ngừng bặt. Tôi không còn nhận thức gì được về các chi tiết và sự phân loại dữ kiện bên ngoài. Bán cầu não Phải giờ không còn bị bán cầu não Trái chi phối nữa, nên đã tự do hoạt động. Như được giải thoát khỏi những lo âu, toan tính, phân tích, phê phán hằng ngày, bán cầu não Phải đã đưa nhận thức tôi đến một vùng trời kỳ diệu của làn sóng ngắn “theta", và tôi cảm thấy an lạc vô cùng. Tôi không phải là Phật tử và cũng không biết gì về Phật Pháp, nhưng tôi có cảm tưỏng là tôi đã đạt tới cảnh giới mà người Phật giáo gọi là Niết Bàn, nơi mà tâm ý không còn bận rộn và mơ ước một điều gì nữa. Nơi đây, cảm giác của tôi là không còn toan tính, tranh đua, hơn thiệt; mà chỉ thấy thật thanh tịnh, bình an, đủ đầy phước báu và hòa làm một với vạn vật.
Và hiển nhiên, một phần của con người tôi đang thích thú với cảm giác này. Nhưng còn phần khác trong tâm thức vẫn thúc giục tôi Phải kêu gọi cấp cứu vì cảm giác đau nhức ỏ đầu vẫn còn dữ dội. Nhờ sự thôi thúc không ngừng này mà cuối cùng tôi đã được giải cứu.
Tại sao tôi không nhấc điện thoại lên và gọi số cấp cứu 9-1-1 ? Vì phần não Trái liên hệ tới những con số đã bị máu tràn ngập. Các tế bào ở đây đã bị ngập máu nên ý niệm về con số đã không còn hiện hữu. Tại sao tôi không khập khểnh bước ra đường, ngoắc một người lạ và nhờ họ gọi cấp cứu ? Ý tưỏng này không thể có được vì não thùy Trái đã bị tê liệt. Trong tình trạng bất lực này, tôi chỉ còn một ý tưỏng mơ hồ là phải làm sao để gọi cấp cứu!
Những gì tôi có thể làm bấy giờ là ngồi đó và đợi, ngồi kiên nhẫn với cái điện thoại bên cạnh và kiên nhẫn trong im lặng. Tôi ngồi đó một mình cô đơn trong ngôi nhà rộng với những ý tưởng lạ lùng xâm chiếm tôi. Chúng thoắt hiện thoắt biến như trêu chọc. Tôi ngồi đó đợi chờ một giây phút tâm trí trở lại rõ ràng hơn, để tôi có thể nối kết hai ý nghĩ thành ý tưởng cụ thể để có thể thực hiện kế hoạch cấp cứu. Tôi vẫn tiếp tục im lặng và tự hỏi “Tôi đang làm gì? Gọi cấp cứu. Gọi cấp cứu. Tôi đang cố gắng gọi cấp cứu đây!
Trong hi vọng đợi chờ phút “tâm trí rõ ràng” sẽ đến, tôi để cái điện thoại trên bàn viết trước mặt và chăm chăm ngó vào các con số. Ráng nhớ lại xem phải gọi những số nào. Tôi cảm thấy não Trái tôi trống không và trên đầu rất đau khi tôi chăm chú muốn tìm cách nhớ lại. Mạch máu bên đầu giựt liên hồi... “Chúa ơi! Con đau đầu quá!”.
Thình lình, một số điện thoại loáng hiện lên. Đó là số của Mẹ tôi. Tôi mừng run vì đã có thể nhớ được số của bà. Thật là tuyệt diệu vì trí tôi đã có thể nhớ được số điện thoại, mà còn biết là của ai nữa. Nhưng cũng thật là vô dụng trong tình trạng khẩn cấp này. Nhà mẹ tôi cách đây mấy tiểu bang và xa hơn ngàn dặm; gọi bà vào lúc này và nói rằng tôi bị xuất huyết não, thì chắc bà phải ngã ra bất tỉnh. “Tôi Phải tìm ra một kế hoạch nào khác!”. Rồi tôi nhớ đến văn phòng tôi ở trường Harvard. Phải rồi, tôi đã làm việc ở
phòng Nghiên cúu Não bộ của Đại học Harvard từ nhiều năm. Những khi đi khắp các tiểu bang diễn thuyết và kêu gọi mọi người hãy đóng góp bộ óc người chết cho Ngân hàng Não ở đây để dùng vào việc nghiên cứu, thì tôi bảo họ cứ gọi số miễn phí 1-800-... của trường. Nhưng buổi sáng này tôi không thể nhớ được gì rõ ràng cả! Tôi chỉ mơ hồ biết tôi là ai và đang muốn làm gì. Một màn sương phủ kín trí óc tôi. Tôi cố gắng nhớ số điện thoại văn phòng. “Tôi phải gọi bạn ở văn phòng. Nhưng... số mấy?”.
Nơi làm việc, muốn liên lạc với nhau không bao giờ phải gọi nguyên số. Chỉ cần bấm 4 con số chót. Thành ra trong bộ nhớ của óc tôi không bao giờ có nguyên số điện thoại của bất kỳ đồng nghiệp nào. Bỗng tôi nhận ra các danh thiếp để trên bàn. Ồ, đây là danh thiếp của trường Harvard, vì nó có dấu hiệu đặc biệt. Cầm lên, tôi biết là danh thiếp của người bạn mà văn phòng sát bên tôi. Nhưng tôi không đọc được số điện thoại. Các con số bây giò, dưới mắt tôi, chỉ là những vệt đen vô nghĩa. Tên của người bạn, giáo sư tiến sĩ Stephen Vincent, cũng vậy. Tôi không còn khả năng nhận diện chữ nghĩa nữa.
Cuối cùng, sau gần một tiếng đồng hồ cố gắng trong mệt mỏi và đau nhức, với những chớp lóe sáng ngắn ngủi trong đầu, tôi đã bấm được mấy số trên điện thoại mà có hình dạng giống như số trên danh thiếp. Cầm ống nghe lên tai, tiếng nói quen thuộc của Vincent - đồng nghiệp ngồi sát văn phòng tôi - sao nghe như tiếng của một con dã nhân, tôi không hiểu gì cả. Và tôi cũng lên tiếng, nhưng không ra tiếng. Tôi cố dùng hết hơi sức từ trong buồng phổi hét lớn: “Tôi là Jille. Tôi cần giúp đỡ”, Về sau, Vincent kể lại là anh ta cũng chẳng nghe tôi nói được gì, chỉ nghe tiếng “gầm gừ‘ của dã thú; nhưng Vincent nhận ra giọng của tôi và thấy tôi trể hơn nửa giờ rồi, biết là tôi có chuyện nên đã vội mang xe đến đón. Thì ra tôi đã không còn khả năng ngôn ngữ đọc, viết, nói... gì nữa, sau khi các tế bào não Trái bị tràn ngập trong vũng máu. Nhờ vào não bộ Phải, tuy tôi không hiểu Vincent nói gì, nhưng nghe ra “cách nói” nhẹ nhàng và quan tâm của anh, tôi yên trí anh hiểu tôi nói gì và sẽ đến giúp. Cho nên lúc ấy tôi thấy an tâm. Tôi đã làm hết sức mình một công tác thật “khó khăn” và tôi đã thành công.
Vua Sở mất cung
Thời Xuân Thu, vị vua thứ 26 của nước Sở, chư hầu nhà Chu là Sở Cộng Vương rất yêu thích săn bắn thú rừng. Có một lần, Sở Cộng Vương đang cưỡi ngựa đi săn thì phát hiện thấy một vài con thú rừng đang chạy, ông liền liều mạng đuổi theo. Ông phi ngựa qua một đoạn đường rất dài và khi sắp đuổi kịp những con thú này thì muốn dùng cung tên để bắn chúng. Ông vừa phi ngựa vừa đưa tay về bên hông để tìm nhưng chẳng biết cung tên đã rơi mất từ khi nào. Nguyên lai là bởi vì ông cưỡi ngựa chạy quá nhanh nên cung tên kia đã rơi mất mà không hay biết. Đây là bộ cung tên được chế tạo rất tinh xảo và đẹp vô cùng, hiếm có trong thiên hạ. Đám tùy tùng theo hầu Sở Cộng Vương, ai nấy đều thở dài tiếc nuối. Cuối cùng họ đồng thanh tâu với Sở Cộng Vương: “Xin Bệ hạ cho chúng thần quay lại để tìm kiếm bộ cung tên ấy!” Sở Cộng Vương lập tức ngăn cản và nói: “Không cần tìm. Ta là người nước Sở, cung tên này hãy để người nước Sở nhặt đi. Dù sao thì cũng vẫn nằm trong tay người nước Sở mà! “Sở nhân thất, Sở nhân đắc” – Một người nước Sở mất cung, một người nước Sở khác nhặt được, sao phải đi tìm làm gì?” Khổng Tử sau khi nghe được câu chuyện này liền nói: “Từ lời nói của Sở Cộng Vương có thể thấy ông là người rất có ý chí, nhưng ông vẫn chưa đủ quảng đại, rộng lớn. Hẳn là nên nói rằng: “Nhân thất chi, nhân đắc chi” – Một người bị mất cung, một người khác nhặt được. Vì cái gì mà cứ nhất định phải là người nước Sở đây?” Lão Tử sau khi nghe được câu chuyện, bèn nói: “Bỏ chữ “nhân” ấy đi cũng được!” Ý của Lão Từ là ngay cả chữ “nhân” cũng không nhất thiết phải khăng khăng giữ làm gì, chỉ cần nói: “Thất chi, đắc chi” – Mất cung, được cung” là được rồi! Có người đánh giá rằng, Sở Cộng Vương là người quảng đại nhưng vẫn chỉ ở trong phạm vi đất nước mình, người trong nước mình mà thôi. Khổng Tử lại quảng đại hơn, có thể nghĩ đến tất cả mọi người, nghĩ đến toàn nhân loại. Nhưng Lão Tử thì lại vô cùng quảng đại, rộng lớn, ông nghĩ đến vạn vật, nghĩ đến cả vũ trụ bao la này chứ không chỉ độc con người mà thôi.
Thursday, September 28, 2017
BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Cuộc sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.
Cuộc sống này đang làm “trẻ hóa” bệnh Tai biến mạch máu não, không còn chỉ những cụ ông, cụ bà 50-60 tuổi phải nhập viện, những bệnh nhân trẻ tuổi hơn rất nhiều cũng lần lượtxuất hiện. Số bệnh nhân nội trú vì bệnh Tai biến mạch máu não tăng 1.7 – 2.5% mỗi năm trong 3 năm trở lại đây.
Tai biến mạch máu não vẫn luôn là vấn đề lớn của ngành Thần kinh học Việt Nam do số lượng tử vong do bệnh này luôn ở mức cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não để cùng phòng và tránh.
1. Tai biến mạch não là gì?
Tai biến mạch não hay đột quỵ (stroke) là bệnh lý có các biểu hiện: Rối loạn về chức năngthần kinh như hôn mê, liệt nữa người, nói đớ, nuốt bị sặc… xuất hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạnchức năng này thường tồn tại quá 24 giờ.
Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn thương sọ não.
Thuật ngữtai biến mạch máu não theo chuyên môn dùng chỉ các bệnh mạch máu não như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra. Ở vùng não bị thiếu máu, chảy máu tế bào thần kinhbị thươngtổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, mất nói, ỉa đái không tự chủ,v.v…
Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó khoảng 1000 người chết. Số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất cao, với những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội trong sinh sống, chăm nom, chữa trị. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.
Diễn biến của tai biến mạch máu não:
1. Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay coi là yếu tố nguy hiểm, không phải là tai biến mạch máu não thực sự. 2. Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt gọi là thiếu máu não có hồi phục. 3. Khỏi một phần và di chứng kéo dài. 4. Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục. 5. Tử vong.
Phục hồichức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não:
Mục tiêu: chống teo cơ và cứng khớp giúp tăng phần nào sức cơ.
- Trong trường hợp liệt nặng hoàn toàn nên tập thụ động tại giuờng. Tập tất cả các khớp từ khớp ở ngón tay, ngón chân đến các khớp lớn như khớp vai, khớp háng. Tập mỗi lần 15 – 30 phút ngày 2-3 lần.
- Trong trường hợp liệt bán phần người bệnh còn cử động được nhưng khó khăn thì cần tập trợ giúp nghĩa là cho người bệnh tập bình thường khi thấy động tác nào khó khăn thì giúp cho người bệnh cử động hết tầm hoạt động của khớp.
- Còn nếu liệt nhẹ người bệnh còn tự sinh hoạt được có thể tự tập luyện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lýtrị liệu.
2. Các triệu chứng thường thấy khi gặp tai biến
Tai biến mạch máu não có biểu hiện gì:
- Rối loạn về tri giác: có nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số là có tri giác giảm sút như: lơ mơ, ngủ gà đôi khi là hôn mê.
- Rối loạn về vận động như: liệt nữa người, liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn khi ăn uống dễ bị sặc. Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiêu tiểu cũng có thể không điều khiển được.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG C. N. G.
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G. C. Yêu cầu người đó Cười N. Yêu cầu người đó Nói G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nghẽn tắc mạch do xơ vữa động mạch Là căn nguyên thông thường nhất của đột quỵ (stroke) thường có các triệu chứng: nhìn mờ, mất thị giác tạm thời một mắt, nói khó nói lắp, tê bại, ỉa đái không tự chủ, được quy thành 4 hội chứng sau: - Tê bại (nhẹ) hoặc liệt nửa người 66% - Rối loạnngôn ngữ (nói khó nói lắp), tay chân lóng ngóng 20%
- Chỉ có các rối loạncảm giác: tê, bỏng…10% - Hội chứng thất điều nửa người (tay chân một bên rối loạn hiệp điều khi vận động đi lại, cầm nắm) 4% Chảy máu não (Hemorrhagia) Đau đầu và đau sau hố mắt dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, co hoặc giãn đồng tử, liệt nửa người và nhanh chóng đi vàohôn mê. Bằng cách thăm khám hệ thống về thần kinh, các thày thuốc lâm sàng chuyên khoa sẽ xác định được vị trí nơi chảy máu.
3. Nguyên nhân gây tai biến
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý của lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ TBMMN, tuổi càng cao thì tỷ lệ TBMMN càng cao, ở nam giới sẽ dễ bị hơn ở nữ giới. Những người có các yếu tố nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn là: - Người bị huyết áp cao - Người có các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ - Người bị đái tháo đường - Người béo phì tăng cân, rối loạnchuyển hóa, tăng mỡ máu - Nghiện hút (cả thuốc lá, bia rượu) - Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai - Làm việc dưới áp lực cao vê tinh thầnthể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.
4. Các giải pháp cho TBMMN
Như đối với các bệnh thường gặp theo lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ chưa bị bệnh béo phì thì chủ động dự phòng, nếu có bệnh phải được chẩn đoánđiều trị nhanh chóng kịp thời. Các chuyên gia về bệnh học thần kinh đã đề xuất các giải pháp rất cụ thể có hiệu quả đối với TBMMN. Phòng ngừatai biến mạch máu não bằng cách: - Điều trị tốt bệnh tăng huyết áp. - Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não. - Điều trịtình trạngrối loạn mỡ trong máu. - Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ. - Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu. - Ngừng hút thuốc lá. - Không uống quá nhiều rượu. - Tập thể dục chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp. - Chống béo phì tăng cân.
Điều trịdự phòng:
Sử dụng các thuốc bảo vệ và dinh dưỡng toàn hệ thần kinh mạch máu:
- Các thuốc bổ sung cơ chất (làm tăng tính đàn hồi thành mạch và lưu thông máu) như các chế phẩm ngân hạnh, bạch quả, đậu tương là tânkan, natopes, cerebrolysin…
- Các thuốc tác động qua cơ chế tuần hoàn (mà y học dân tộc gọi là bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch, tán ứ) như sibelium, caviton, stugeron…
- Các thuốc chống đông máu, chống kết dính tiểu cầu và tiểu sợi huyết như aspirin, clopidogrel. Trong nhóm thuốc này hiện có Panax notoginseng saponin dạng bột pha tiêm và viên nang được tách chiết từ nhân sâm.
- Các thuốc điều hòa lưu thông máu (Haemorrheologicals) như pentoxifylline, naftidrofuryl oxalate, viên bổ khí huyết, viên tỏi nghệ trà dogarlic đã được giới thiệu trong cẩm nang sử dụng thuốc MIMS lưu hành trong những năm gần đây.
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não:
- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biếnhít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay trở được và tình trạngtai biến làm rối loạnthần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
- Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2 vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
- Đau khớp vai bên bị liệt: khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.
Mỗi ngày một nụ cười
Mỗi ngày một bông hoa
Hoa cúc
Tên Việt: hoa cúc Tên Hoa: 黃花(hoàng hoa), 菊花(cúc hoa) Tên Anh: mum, chrysanthemum Tên Pháp: chrysanthème, marguerite Tên khoa học:Chrysanthemum sp.*
Họ: Asteraceae
Người già thấm thoắt, trời già khó, Bao tiết trùng dương, Nay lại trùng dương, Chiến địa hoa vàng tỏa ngát hương. Mỗi năm một độ thu thêm gió, Chẳng giống xuân quang, Hơn hẳn xuân quang, Trời nước mênh mang ngàn dặm sương. (lxt dịch, maihoatrang) Hiên Cúc Vàng - Khánh Ly - nhạc Nguyễn Đình Tòan
Tháng Mười Hoa Cúc - Thùy An - nhạc Phạm Anh Dũng - thơ Trần Mộng Tú
Bài Thơ Mùa Thu - Mai Hương - nhạc Phạm Anh Dũng - thơ Bích Huyền
Thu - Xuân Diệu
Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu.
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.
Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa.
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà.
Buồn ở sông xanh nghe đã lại,
Mơ hồ trong một tiếng chim qua.
Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.
Trẻ thơ đùm bọc lẫn nhau
Có thể bạn may mắn sinh ra trong một gia đình đầy đủ vật chất và tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Ngoài kia còn có những đứa trẻ phải sống cuộc sống bất hạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh túng quẫn nhất của cuộc sống thì tình yêu thương, sự sẻ chia vẫn luôn tồn tại. Những đứa trẻ trong các bức ảnh dưới đây, dù cuộc sống vật chất thiếu thốn, cũng thiếu luôn cả sự chăm sóc của cha mẹ, nhưng chúng đã tự biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ của những đứa trẻ này phải đầu tắt mặt tối, làm việc vất vả ngoài đồng hoặc tại các thành phố xa, họ buộc phải để lại những đứa con của mình ở vùng nông thôn, để chúng tự chăm sóc cho nhau.
Hình ảnh bé gái mặt mũi lấm lem, trước ngực địu cả em mới 8 tháng tuổi ngay trong lớp học . Trước mặt em, trang sách nhàu nát vẫn đang mở ra theo bài giảng của thầy giáo.
Một bé gái hằng ngày phải địu em để cha mẹ lên nương rẫy. Em không được đến trường như bao đứa trẻ khác.
Cậu bé khoảng 6-7 tuổi, đi chân trần, vừa học bài vừa địu em nhỏ khoảng 1-2 tuổi sau lưng. Trên tấm lưng nhỏ bé của người anh, đứa bé vẫn ngủ ngon lành.
Ảnh một em bé cõng theo đứa em trai và một bó sậy . Em bé khoảng hơn 4 tuổi, nhưng đã biết giúp đỡ gia đình.
Khi cha mẹ không có nhà, người chị đóng vai trò như một người mẹ, chăm sóc cho em từng miếng ăn giấc ngủ.
Hai chị em đang cùng nhau thưởng thức thân cây ngô, tuy không được ngọt ngon như mía, nhưng mùi vị của nó cũng rất tuyệt.
Đứa trẻ nằm ngủ ngon lành trên chiếc nôi của chị. Em còn quá nhỏ để biết số phận mình đang mang.
Đứa trẻ cùng em dong duổi trên đường để bán những món đồ phụ gia đình. Ở tuổi của em, đúng ra em sẽ được đến trường, được yêu thương, được ăn uống và chăm sóc. Tuy nhiên, thay vì thế cuộc sống của các em chỉ xoay quanh bụi đường và nắng cháy.
Em gái trên hiện vừa tròn 10 tuổi. Trong khi đó, cậu em trai chỉ mới 2 tuổi và bị thiếu dinh dưỡng. Do cha mẹ và cả những đứa em họ đều đi làm ở xa nên ông bà buộc phải một mình chăm 8 đứa cháu. Vì sức khỏe của ông bà cũng trở nên yếu dần nên những đứa trẻ này buộc phải tự chăm sóc và đỡ đần lẫn nhau.
“Đừng khóc… Có anh ở đây rồi!”. Dù vòng tay anh trai có nhỏ bé, nhưng đó lại là cả bầu trời của em gái nhỏ.
Rượu vang và sức khoẻ
Võ Quang Yến
Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua Nguyễn Khuyễn
Khoảng hai mươi năm về trước, nhân về Sài Gòn, tôi được anh Trịnh Công Sơn mời lại nhà ăn cơm. Biết anh thích uống rượu, tôi hỏi quanh tôi rượu gì ngon nhất đểđem biếu và tôi mang lại hai chai ruợu trắng thượng hạng. Sau nầy mới biết tôi bị lố : nhạc sĩ họ Trịnh chỉ uống rượu vang (Pháp : vin, Anh Mỹ : wine ; Đức: wein), còn gọi rượu chát, khác với rượu trắng, rượu đế, rượu bia, rượu cồn! Gần đây hơn, nhân đi ăn ở Đà Nẵng với bạn quen, một anh đem đến một chai Bordeaux, hỏi tôi và nhà tôi quen sống ở Pháp thì nghĩ gì về nhãn rượu nầy vì có ý định cho nhập cảng. Ngày nay thấy rượu vang đã có mặt nhiều trong các quán ăn cho là sang vì phần đông người nước ta còn đang quen uống bia rất phổ biến nhất là từ ngày có những nhãn hiệu ngoại quốc chế biến ngay trong nước. So với rượu trắng của ta, rượu vang có phần nhẹ hơn (11-13 độ) và có thể uống nhiều hơn, nhưng ở Pháp là nước có truyền thống “rượu vang – phó mát” lâu đời thì câu hỏi là có thể uống bao nhiêu để khỏi tai hại cho cơ thể. Người Mỹ thường nói đến một cái nghịch lý ở Pháp (paradoce français, french paradox): nhiều vùng trong nước uống nhiều rượu vang mà thức ăn lại chứa nhiều mỡ lại có ít bệnh tim mạch hơn các vùng khác. Người đặt danh từ nghịch lý kia và cũng là người đưa ra giải thích trước tiên là Serge Renaud (Viện Đại học Bordeaux) : chính rượu đã ức chế sự kết tụ những tiểu cầu có khả năng nghẽn tắc động mạch (xơ vữa động mạch) nguyên do các chứng bệnh tim mạch. Bên phần giáo sư sinh vật học Joseph Kanner ở Israël thì tin những hợp chất phenol nhờ các tính chất chống oxy hóa đã đóng một vai trò quan trọng vì tác dụng thay đổi cấu tạo các lipoprotein LDL chuyên chở cholesterol.
Thức ăn của ta chứa đựng nhiều chất mỡ trong ấy có cholesterol cần thiết cho cuộc vận dụng các tế bào. Số lượng cholesterol ấy chỉ chiếm 15% tổng số, 85% còn lại được chế tạo trong cơ thể từ các chất mỡ khác gọi là triglycerid. Cholesterol không tan hòa trong máu nên phải cần những lipoprotein chuyên chở : các lipoprotein tỷ trọng lớn HDL chở cholesterol về gan đểđược hủy hoại và loại thải vào mật (cholesterol tốt), các lipoprotein tỷ trọng nhỏ LDL chở cholesterol lại các tế bào dùng làm thành màng hay nguyên liệu chế tạo những phân tử như vitamin, steroid. Khi nào số lượng quá lớn, các cholesterol LDL nầy (cholesterol xấu) tích tụ trong các mạch máu thành chất lắng dẫn đường đến xơ vữa động mạch. Hơn nữa, những LDL có thể bị oxy hóa, biến dạng, không còn được các tế bào nhìn nhận, hết còn bị hủy hoại và càng tích tụ thêm trong các mạch máu. Cuộc oxy hóa nầy tăng gia với số lượng mỡ hấp thụ. Đằng khác, sự hủy hoại các triglerid cho phát sinh những chất có tính chất oxy hóa như malondialdehyd MDA góp phần vào cuộc oxy hóa hay thay đổi LDL. Ở trong bao tử, chính những polyphenol của rượu ngăn cản MDA tác động oxy hóa LDL
Muốn làm rượu vang, người ta ép trái nho cả vỏ và hột thành nước hèm gồm có nước (85-90%) và những chất đường mà thành phần và số lượng phụ thuộc gốc cây nho và miền đất trồng. Cho lên men nước hèm với những vi khuẩn và nấm men, đường biến hóa thành khoảng một ngàn hóa chất mà chất nổi trội là ethanol (7-10%), một phân tử nhỏ, độc vì gây xơ gan, ung thư, nhiễu loạn tâm thần, có thể chuyển từ bụng mẹ qua bào thai, tỷ lệ phụ thuộc hàm lượng các chất đường. Trong thời gian lên men còn được cấu tạo một số acid : tartric (0,2-0,5% được gọi là acid của nho), malic, lactic (0,1-0,5%), succinic (0,5-1,5%), acetic, oxalic, ascorbic (có mặt lúc ban đầu nhưng mất dần), citric (rất ít, có khi không), 20 amin acid như trong cơ thể con người, những hợp chất nitơ (0,2-0,4%), …. chất glycerol cống hiến vị ngọt trong số những polyol, cùng những những hợp chất phenol (0,01-0,5%) là những chất thơm tuy đã có sẵn trong trái nho lại tăng thêm qua sự chuyển hóa của các nấm men. Những chất thơm nầy tiếp tục tăng thêm sau nầy, qua quá trình thành thục trong thùng gỗ hay trong chai. Trong rượu cũng có nhiều chất vô cơ : Ca, Mg, Na, Fe, P, đặc biệt muối K, sulfat là những chất kích thích bài niệu. Về mặt dược liệu, rượu chứa chút ít vitamin B, đặc biệt vitamin P cũng cố màng huyết quản, chống xuất huyết và bệnh phù. Quan trọng trong rượu van còn là những polyphenol, những chất chống oxy hóa mãnh liệt, có khả năng ngăn chận cuộc cấu tạo những gốc tự do thường phá hoại các tế bào, hậu quả là làm cho cơ thể chóng già. Trong các thức ăn có ít nhất cũng năm trăm chất polyphenol. Trong rượu vang, polyphenol được chia làm hai loại : loại flavonoid mang phân tử flavonol và loại không-flavonoid. Theo một công trình của Augustin Scalbert ở Viện Quốc Gia khảo cứu Nông học INRA tại Chermont-Ferrand, trong mỗi 100ml, rượu đỏ chứa đựng polyphenol (107mg, 11 chất) mười lần nhiều hơn rươu hồng (10mg, 6 chất) và rượu trắng / sâm banh (10,4mg, 12 chất) vì trong quá trình ngâm rượu hồng và trắng, vỏ trái và hột nho đã bị thải. Trong rượu đỏ, số lượng flavonoid cũng nhiều hơn, đứng đầu là những flavonol (47mg/100ml) đặc biệt gồm có delphinidin là chất sắc anthocyan (22mg/100ml) nhuộm đỏ rượu. Trong số ít những chất không-flavonoid có những stilben mà nổi tiếng nhất là chất resveratrol (3,42mg/100ml) một lúc đã được xem như là “chất bổ” của rượu vì cũng là một chất chống oxy hóa, tất nhiên chống ung thư, ngăn cản những gốc tự do tác dụng lên cơ thể đưa đến già nua. Ngày nay, “chất bổ ” nầy nói riêng, lợi hại nói chung của rượu đang là một đề tài tranh luận. Một nhóm ở Viện Quốc gia Khảo cứu Y khoa INSERM tin ở khả năng delphinidin trong các bệnh tim mạch vì đã xác định được cơ chế tác dụng gây giãn mạch củanó : họ chứng minh trên chuột chất ấy hoạt hóa một điểm nhận cảm thường khích thích sự cấu tạo ni tơ oxyd của một gốc tự do gây giản mạch. Giả thuyết không được xác thực vì không chỉ có rượu chứa đựng polyphenol : những chất nầy có mặt còn nhiều hơn (mg/số polyphenol) trong 100g bột cacao (549/7), sô cô la đen (262/4), cà phê (215/5), trà xanh (89/4),… Trong nước nho ép chỉ có 1mg 1 polyphenol, chứng minh nước nho ép chỉ là nước đường. Đồng thời french paradox cũng hết còn có giá trị. Một công trình khảo cứu ở Viện Đại học Wake Forest bên Hoa Kỳ thực hiện trên 3000 người bắt đầu từ 75 tuổi cho biết uống mỗi ngày 1-2 ly rượu vang giảm hạ 40% nguy cơ nhiễuloạn tri giác, chứng minh rượu có khả năng phòng ngừa bệnh Alzheimer, tuy chưa biết rõ cơ chế tác dụng. Bác sĩ Luc Letennneur ở Viện Sức khoẻ, Dịch tể học và Phát triển ISPED, cho kết quả nầy không chính xác, vì không cho biết nên uống ít hay uống nhiều và rượu sẽ không bao giờ trở nên một môn thuốc. Người ta thường cho rượu gây béo phì. Nhìn kỹ, 100ml rượu vang tương đương với 10g ethanol cống hiến 70 kcal, một ly rươu khai vị 25ml 60 kcal, một lon bia 250ml 100 kcal, …. đem calo vào cơ thể nhưng những calo nầy chuyển hóa ra nhiệt năng chứ không được tích trử, trừ những loại rượu porto, muscat, …. chứa đựng nhiều đường hay bia nhiều mạch nha thì calo tồn tại: trong các trường hợp nầy, rượu thật gây béo phì. Đấy là chưa nói rượu khai vị có mục đích chính là khích động ăn ngon, ăn nhiều….
Còn có một vấn đề nữa là rượu vang với ung thư. Tháng 9 năm 2009, Viện Quốc gia Ung thư INCA cho phát hành một tập sách mỏng đã gây ra một luận chiến sôi nổi. Dựa lên tổng hợp trên hơn một trăm bài khảo cứu quốc tế về liên quan giữa các thức ăn và bệnh ung thư, trong mục đích giúp các bác sĩ trả lời các bệnh nhân trước những câu hỏi lắm khi mâu thuẩn không có căn cứ khoa học, viện khuyên nên tuyệt đối cấm bỏ mọi loại ruợu, kể cả rượu vang, uống hằng ngày hay chỉ thỉnh thoảng, vì rượu làm tăng gia ung thư, ít nhiều tùy theo cơ quan trong cơ thể. Như vậy viện bất chấp lời dặn dò của một cơ quan rất chính thức là Chương trình Quốc Gia Sức khoẻ Dinh dưởng: đàn bà mỗi ngày 2 ly (10cl) và đàn ông 3 ly. Những chuyên gia của viện ước tính sự tăng gia ấy nằm giữa 2 và 10% tùy theo cơ quan, nhưng có thể tăng lên đến 168% ở vùng “tai, mũi, họng” trong trường hợp kết hợp với thuốc lá. Tập sách của viện INCA gây lên phẩn nộ trong nhiều giới, bị chỉ trích là chỉ nhắm mặt ung thư mà quên những tính chất khác của rượu, chẳng hạn bên phần tim mạch. Đằng khác, cũng dựa lên cùng các bài khảo cứu ấy, Hội Khảo cứu Ung thư Quốc tế WCRF năm 2007 đã cho đăng những kết quả ít cực đoan hơn: hội khuyên nên uống tối cao mỗi ngày đàn bà 10-15g rượu vang và đàn ông 20-30g, nghĩa là tương đương với lời dặn dò của Chương trình Quốc gia Sức khỏe Dinh dưởng. Hội còn xác định không có ngưỡng rượu không được vượt qua trái với lời khuyên của Viện INCA !
Trước cuộc tranh luận nầy, bộ Y tế Pháp cậy Hội đồng tối cao Sức khỏe HCSP làm trọng tài. Hội đồng bảo nếu không thể xác định ngưỡng rượu không được vượt qua, cũng không khuyên số ly rượu có thể uống hằng ngày, tuyên bố không có duyên cớ chính đáng để hoàn toàn cấm uống rượu vang. Dù sao, giới hạn đàn bà 2 ly, đàn ông 3 ly chỉ là một lời khuyên mà thôi, nhắm nhắn nhủ những người muốn rượu nhiều. Hội đồng HCSP đề nghị thực hiện một cuộc khảo cứu đặc thù về tác dụng số lượng nhỏ rượu về mọi mặt tim mạch, ung thư, …. để biết tuờng tận hơn. Theo bác sĩ Dominique Bessette ở Viện INCA thì với một số lượng nhỏ, rượu đã có tác dụng nhưng chưa có những cuộc khảo cứu chính xác, những cuộc thí nghiệm chỉ thực hiện in vitro và trên thú vật, những polyphenol ròng đã dùng không có cùng tính chất với những polyphenol trong rượu. Giáo sư ung thư học David Kjavat ở Bệnh viện Salpêtrière tại Paris chỉ trích kết luận cả hai viện Theo Hội WCRF, kết quả quá nhỏ để có ý nghĩa: nếu rượu mặc dầu uống ít gây ung thư vùng tai mũi họng thì tại sao trong hơn 60 triệu dân Pháp, chỉ có 12.000 bệnh nhân ? Trong 25 cuộc khảo cứu trong tập sách của viện INCA, chỉ có 9 chứng minh uống rượu ít vẫn bị ung thư tăng lên, 11 trung hòa và 5 gạt bỏ tác dụng của ít rượu. Đằng khác, các cuộc khảo cứu được thực hiện năm 2005 mà qua 2006 người ta chứng minh vai trò của papillomavirus trong 60% các ung thư tai mũi họng! Nói chung chưa có một chứng minh nào đích xác đưa đến một kết luận rõ ràng.
Theo Tổ chức Quốc tế Sức khỏe, câu rao các hảng rượu “nên uống vừa phải” không phải do luật lệ bắt buộc mà chỉ là để phản ứng lại câu ghi “lạm dụng rượu có hại cho sứckhỏe“. Chi bằng nghe theo thông điệp của Tổ chức Quốc tế Sức khỏe “nên uống ít thì hơn“. Có lẽ nên nhấm nháp rượu để tìm thích thú hơn uống nhiều đến khi say túy lúy thì rượu hết còn niềm vui mà là một tai hại cho mình đồng thời làm phiền phức cho mọi người xung quanh. Tuy chỉ là dân Pháp nhập tịch, không chút chính cống, lắm lúc tôi thấy thích thú khi nhấm nháp một mẫu phó mát nặng mùi, Camembert, Roquefort hay Bleu d’Auvergne, đồng thời nếm mùi một ly rượu đỏ nồng ấm, bất cứ Côtes du Rhône, Bordeaux hay Beaujolais. Nói chuyện uống rượu, tôi còn nhớ một kỷ niêm thú vị. Hồi ấy công tác ở Trung tâm Khảo cứu Khoa học, tôi còn làm Tổng thư ký nhóm Hóa học hữu cơ của Hội Hóa học Pháp. Trong số các nhiệm vụ, tôi có bổn phận tổ chức những cuộc hội thảo của nhóm và từ đó luôn cả chuyện ăn ở của các giáo sư được mời đến thuyết minh cùng buổi tiệc liên hoan ngày cuối. Mấy tháng trước, tôi đã phải chạy kiếm một quán ăn rộng rãi có thể và nhất là bằng lòng tiếp đón một sốđông khách ăn. Đây tôi mới biết nhiều quán ăn ngon ít thích đón cả một đoàn nhiều người, sợồn ào làm phiền phức khách thường quen. Tôi cũng là người chỉ định loại rượu vang sẽ kèm theo các món ăn : nhãn hiệu Saint-Amour tôi đã từng thưởng thức ở đây. Lúc bắt đầu tiệc, người dọn bàn cần trình bày chai rượu vừa mới khui để được chấp nhận trước khi rót vì rượu có thể có mùi hư hay mùi nút chai. Thường anh ta đưa rượu đến một vị cao niên mà anh cho là người chủ tọa bửa tiệc, nhưng trước mặt biết bao là giáo sư, có ông già lụm khụm, có ông râu ria xồm xoàm, biết ai là người có ưu tiên, cuộc đánh giá rất là tế nhị. Đằng khác anh chỉ biết có một mình tôi là người đã đến đặt hàng, nên không do dự lâu, anh đến mời tôi nếm thử rượu. Thế là tôi đứng dậy, trước mặt tất cả các khách quan các nước, giáo sư, tiến sĩ, kẻ trẻ, người già, hai mắt nhìn về phía tôi, chờ đợi một phán xét, tôi, một người Á Đông giữa những khách phương Tây sành rượu, lại tương đối trẻ, trịnh trọng nâng cốc nhấm nháp, lưỡng lự suy nghĩ rồi mới gật đầu cho phép dọn rượu. Tôi không bao giờ nghĩ mình lại có được một vinh hạnh, dù chỉ chốc lát, bất ngờ như vậy.
Wednesday, September 27, 2017
Những thực phẩm khiến bạn già trước tuổi
Lão hóa là quá trình tự nhiên. Lúc này, collagen và elastin trong da sản xuất chậm lại, làm cho da kém đàn hồi hơn. Sự sinh sản tế bào cũng chậm dần lại, gây ra sự lão hóa da tích lũy dần theo thời gian và biểu hiện nhiều năm sau đó.
Trong thực tế, các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường ... có thể được gây ra để đẩy nhanh quá trình lão hóa. Mặc dù có nhiều yếu tố gây ra sự lão hóa sớm, thói quen ăn uống là một trong những lý do quan trọng nhất đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Hầu hết chúng ta thường quan tâm đến những thực phẩm giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, rất ít người chú ý đến những món ăn hàng ngày khiến quá trình lão hóa tăng nhanh. Những thực phẩm làm gia tăng quá trình lão hóa:
Thực phẩm hỏng
Các loại thực phẩm hỏng có chứa các độc tố được tiết ra bởi vi khuẩn. Nếu chúng ta ăn những thực phẩm này, sự trao đổi chất có thể bị rối loạn và các chức năng bình thường của các mô của con người có thể ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ, patulin chứa trong trái cây hỏng có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh trong cơ thể và làm giảm chức năng của thận gây ra sự lão hóa. Các độc tố như aflatoxin trong một số loại thực phẩm xấu thậm chí có thể gây ra ung thư. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo ăn các loại thực phẩm tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm chứa cồn
Các loại thực phẩm có chứa cồn có thể làm tổn thương gan và hệ thần kinh. Thậm chí nó có thể làm giảm khả năng tình dục nam giới, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục của phụ nữ. Vì vậy, chúng ta không nên uống rượu quá nhiều rượu. Bạn có thể uống rượu vang nho, bia hoặc rượu vang màu vàng với một lượng vừa phải.
Thực phẩm có chứa nhiều nhôm
Các loại thực phẩm có chứa quá nhiều nhôm có thể phá hủy các chức năng của DNA bên trong các tế bào thần kinh và hoạt động của dây thần kinh, có thể ảnh hưởng đến trí thông minh, làm giảm trí nhớ và gây ra bệnh mất trí nhớ. Các thực phẩm có dầu và thức ăn chứa phèn có nhiều nhôm, vì vậy mọi người nên tránh những thức ăn như vậy trong cuộc sống hàng ngày.
Thực phẩm đun nấu ở nhiệt độ cao
Khi chiên đồ ăn ở nhiệt độ cao, các vitamin trong thức ăn dễ bị phân hủy, đồng thời các thành phần trong dầu ăn khi phân hủy tao thành khói bốc lên có chứa butadiene, tương tự khi nướng thức ăn trên bếp lửa mỡ chảy ra rơi xuống tạo mùi thơm nhưng thực chất đó là carbuahydro thơm vòng không tốt cho cơ thể và đó chính là một trong các tác nhân gây ung thư nếu chúng ta thường xuyên hít phải.
Nếu người ta thường ăn các loại thực phẩm có chứa chất gây ung thư trong cuộc sống hàng ngày, có thể được gây ra lão hóa sớm. Vì vậy, mọi người nên giảm việc tiêu thụ các loại thực phẩm có dầu và các loại thực phẩm hun khói. Khi họ ăn những thức ăn như vậy, họ nên ăn một số loại trái cây và rau quả để giảm bớt sự nguy hiểm.
Ngoài ra, có một điều mà ít ai để ý, khói cũng chính là một trong những tác nhân khiến gia tăng các nếp nhăn trên khuôn mặt chúng ta.
Thực phẩm đóng hộp
Trong quá trình bảo quản, để giữ cho thực phẩm được tươi ngon cần một lượng muối lớn, điều này tương đương khi ăn các thực phẩm chứa chất bảo quản như các sản phẩm đóng hộp, cơ thể chúng ta sẽ hấp thu một lượng natri lớn vượt mức quy định. Khi đó hàm lượng natri trong máu sẽ gia tăng và thận phải làm việc “quá công suất” mới lọc máu được.
Khi lượng natri quá cao sẽ làm tổn hại đến niêm mạc đường tiêu hóa, người thường xuyên ăn thực phẩm đóng hộp dù là hoa quả đóng hộp hay thực phẩm thì nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày sẽ cao hơn người bình thường, lượng đường cao cũng làm tăng khả năng béo phì. Và quan trọng nhất đó là khiến phái đẹp lão hóa sớm.
Thực phẩm chế biến sẵn
Chúng ta thường thấy ngon miện khi ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói... nhưng đó chính là nguyên nhân gây bệnh. Nitrat và nitrit được sử dụng để bảo quản các loại thịt như giăm bông và thịt xông khói, nhưng chúng cũng được biết đến với khả năng gây ra bệnh hen suyễn, buồn nôn, nôn, và đau đầu ở một số người. Ngoài ra các loại chất bảo quản, màu thực phẩm làm cho thức ăn có màu sắc bắt mắt và mùi vị thơm ngon lại làm tổn hại đến gan của bạn và làm tăng khả năng ung thư.
Khi ăn nhiều các thực phẩm chiên dầu, hoặc các loại bánh ngọt hàm chứa lượng dầu mỡ, đường, muối cao, các chất tự do sẽ tác dụng với cholesterol tạo thành lipid peroxide, sẽ phá hoại các vitamin và axit trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa của con người.
Các dấu hiệu của sự lão:
- Da mỏng và nếp chân chim.
- Mất lớp mỡ dưới da, làm cho khuôn mặt gầy guộc, lộ xương gò má và mắt lõm sâu.
- Da chảy xệ. - Giảm khả năng tiết mồ hôi để làm mát da, làm da khô hơn, có thể ngứa.
- Mái tóc hoa râm cuối cùng chuyển thành màu trắng.