Cây Hoa Thạch thảo
Aster amellus L.
Asteraceae
Đại cương :
Hoa Thạch Thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người miền Bắc gọi là Thạch Thảo.
Trái ngược với các loài Aster được phổ biến, Cây Thạch thảo Aster amellus chọn mùa hè để trổ hoa, những bông hoa đầy màu sắc. Cây dể trồng, cây Thạch thảo chịu đựng một loại đất thông thường, nhẹ, thoát nước thậm chí với loại đất vôi calcaire và điều cần thiết phơi ra ánh sáng chủ yếu là ánh nắng.
Hoa nở liên tục từ tháng 7 đến tháng 9.
Aster amellus được mệnh danh “ Nữ hoàng màu tím với hoa rất lớn màu xanh dương đậm hơi sáng với một “ trái tim ” rộng ở giữa làm gia tăng cái nhìn sáng chói của hoa. Người ta khuyên nên làm trẻ hoá giống gốc 3 năm một lần để duy trì sự sống của cây và làm cho cây có sức đề kháng đối với sự tấn công của loài nấm bột oïdium ( một loại nấm mốc dài thuộc họ érysiphaceae, một loại bệnh nấm lây lan khủng khiếp cho các loại cây trồng ).
Cây hoa Thạch thảo này nằm trong danh sách Quốc gia ở Pháp “ cây được bảo vệ ”
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ thân thảo, sống lâu năm, lan rộng nhờ hệ thống stolon, một dạng sinh sản vô phái như thân, nằm ngầm dưới đất tại các đốt của stolon sẻ phát triển cho ra một cây mới. Thân cao khoảng 40 đến 70 cm.
Lá của Aster amellus, thường đứng thẳng, có lông trên cả 2 mặt. Vì vậy nên lá ít phơi trực diện dưới ánh mặt trời, ít bị khô. Diện tích lá nhuyễn sợi cũng gớp phần vào sự bảo vệ chống lại sự bốc hơi nước. Mặc dù những sự qui hoặch, cây hoa thạch thảo chịu đựng trong trường hợp hạn hán, những lá và nụ gầy mòn tiều tụy đi….!!!
Lá mọc cách, lá bên dưới với cuống lá, lá bên trên không cuống. Phiến lá hình ellip hay muỗng nhỏ thon dài, bìa lá thường có răng cưa.
Hoa, hoa đầu khoảng 2,5 đến 7,5 cm rộng, hoa đơn, bao chung quanh lá bắc tổng bao. Hoa lưỡng tính, trên hoa đầu có cả 2 hoa đực và cái. Tự thụ phấn hay do trùng môi tức nhờ côn trùng như bướm, ruồi, ong …. .
▪ Hoa con nhỏ chung quanh của hoa đầu capitule màu trắng, xanh dương, hay đỏ, hình tia.
▪ Hoa con nhỏ ở trung tâm màu vàng, hình ống, nhỏ, 5 tiểu nhụy, nhụy cái bao gồm 2 tâm bì dính nhau.
Lá bắc tổng bao xếp thành nhiều hàng. Hoa đầu hợp thành nhóm 5 đến 7 hoa.
Trái, khô, không tự khai, có lông dài không phân nhánh ở cuối, một hạt, phôi thẳng cypsèle.
Thời kỳ trổ hoa vào khoảng tháng 8 đến tháng 9.
Bộ phận sử dụng :
Bộ phận ăn được : Lá.
- Lá, rể, stolon ngầm dưới đất.
Thành phần hóa học và dược chất :
Thành phần dinh dưởng tính bằng grammes (g) hay milligrammes (mg).
Lá ( trọng lượng khô ) .
- Năng lượng : 305 calories pour 100g
- Nước : 0%
- chất đạm protéines: 32.8g,
- chất béo lipides: 5,5 g,
- đường glucides: 50 g,
- chất xơ thực phẩm : 8,6 g,
- tro : 11,7 g;
Minéraux :
- calcium Ca : 328mg,
- phosphore P : 594mg,
- sắt Fe : 31mg,
- Magnésium Mg: 0mg,
- Sodium Na : 0 mg,
- Potassium K : 4164mg,
- kẽm Zn : 0mg;
Vitamine :
- vitamines A: 26 mg,
- Thiamine (B1) 1.41mg,
- riboflavine (B2): 2.81mg,
- niacine: 8.59mg,
- vitamine B6: 0 mg,
- vitamine C: 688mg.
Đặc tính trị liệu :
Dược tính :
Theo y học dân gìan, lá và rể của cây hoa thạch thảo aster amellus có những đặc tính như sau :
▪ chống viêm anti-inflammatoire ( giảm tình trạng viêm ).
▪ chống ho anti-tussive.
▪ thanh lọc purification ( tạo điều kiện dể dàng để loại bỏ những tạp chất élimination des impuretés);
▪ cầm máu hémostatiques ( chận đứng sự rỉ máu trong trường hợp xuất huyết hémorragie);
▪ long đờm expectorant ( thức đẩy trục những chất bài tiết ở phế quản ).
▪ lọc máu dépurative,
Cây thạch thảo aster amellus sử dụng trong :
▪ những bệnh nhiễm phổi affections pulmonaires
▪ bệnh sốt rét paludisme.
Nước ép của rể được sử dụng :
▪ bên trong cơ thể ở Népal để chữa trị chứng :
- khó tiêu indigestion,
▪ và bên ngoài cơ thể để chữa trị :
- nhọt đầu đinh furoncles.
Bộ phận ngầm dưới đất dùng để chống lại những bệnh :
- về mắt yeux
- và viêm yết hầu angines.
Nguyễn thanh Vân
No comments:
Post a Comment