Sunday, April 17, 2016

Tìm hiểu vị thuốc trong rau


Tên Việt: rau răm Tên Hoa:叻沙 (lặc sa) Tên Anh: laksa leaves, Vietnamese coriander Tên Pháp: menthe vietnamienne, renouée odorante Tên khoa học: Polygonum odoratum (Lour.) [P. minus (Lour.), Persicaria odorata (Lour.) Soják] Họ: Rau Răm (Polygonaceae)



  Rau muống bắt cuống rau răm
Làm chi đến nỗi chàng cầm cổ tay...
Rau răm hái ngọn còn tươi,
Lặng nghe anh nói mấy lời mà cay.
Kể chi những chuyện đó đây,
Lòng em tưởng những núi này, non kia...
Rau răm hái ngọn héo rầu,
Những lời em nói mà đau đớn lòng;
Bấy lâu xe sợi chỉ hồng ...
(Ca dao)

Gió đưa bông cải về trời,
Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.

Theo đông y: Rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Rau răm không độc.
Nó đã được ứng dụng trong dân gian ví như những trường hợp sau đây:
1. Bụng đầy trướng tiêu hoá trì trệ Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
2. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
3. Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
5. Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
6. Mụn nhọn đang ở giai đoạn cương Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả những trường hợp mụn nhọt, áp se đang ở giai đoạn đầu. Có tác dụng: Chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.



No comments:

Post a Comment