Nguyễn Thượng Chánh: Khi Nói Xấu Nói Lén Người Khác.
Tây phương có câu: Nếu không nói ra được những điều gì tốt đẹp thì tốt hơn hết là đừng nên nói gì hết. (If you can’t say something nice, don’t say anything at all).
Nói xấu người vắng mặt là một thói quen của rất nhiều người, đàn bà cũng như đàn ông. Ai chưa từng nói xấu, nói lén người khác thì hãy ném hòn đá đầu tiên đi.
Nói lén rất thường hay thấy xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa bà con với nhau, giữa bạn bè, đồng nghiệp….
Trong đời sống hằng ngày, đôi khi bà (hay ông) khai ra hết những thói quen tật xấu của người hôn phối. Đó là đem đồ dơ trong nhà ra giặt trước công chúng! Không đánh mà khai làm chi vậy?
Các nhà tâm lý học nghĩ gì về vấn đề nầy?
Phỏng theo hai tác phẩm dưới đây:
Pourquoi médire nous fait tant plaisir. Psychologies.comhttp://www.psychologies.com/Moi/Moi-et-les-autres/Relationnel/Articles-et-Dossiers/Pourquoi-medire-nous-fait-tant-plaisir
J’adore dire du mal. Psychologies.comhttp://www.psychologies.com/Moi/Se-connaitre/Comportement/Articles-et-Dossiers/J-adore-dire-du-mal#1
Ai cũng muốn nghe chuyện xấu của người khác
Theo tâm lý thì thiên hạ thích nghe, thích biết những điều tiêu cực, xui xẻo, xấu xa của người khác hơn là muốn nghe, muốn biết những thành công, may mắn hay sự sung sướng của người ta.
Mình càng kín đáo, càng giấu giếm chuyện riêng tư bao nhiêu thì thiên hạ càng cố gắng bươi móc để tìm hiểu bấy nhiêu.
Bởi vậy vô số báo lá cải mới sống và mới tồn tại được…
Nói lén sướng miệng gì đâu
Ai cũng biết nói lén là điều không tốt, không nên làm nhưng ngứa miệng quá, dằng lại không được. Nói ra đã lắm và cảm thấy sướng gì đâu. Đồng thời mình muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết là mình đâu phải thuộc loại người ngay ngô bù trất đâu.
Trên bàn tiệc, đôi khi chúng ta thường được nghe thực khách đem chuyện của người vắng mặt ra mà nói mà bàn cho cả bàn đều nghe.
Các thầy trong chùa và các cha cố trong nhà thờ cũng không thoát khỏi vấn nạn bị tín đồ nói lén thế nầy thế nọ. Không có lửa sao có khói?
Tại Canada có câu đố vui. Đố bạn hai bà kia đang to nhỏ chuyện gì vậy? Câu trả lời là họ đang nói lén người thứ ba vắng mặt đó. Hình như câu trả lời nầy có tính kỳ thị người phụ nữ phải không bạn?
Theo người gõ không phải ai cũng đều lẻo mép hết, không phải ai cũng thích nghe chuyện xấu của người khác hết đâu. Vấn đề nầy cũng còn tùy thuộc vào cá tánh của mỗi người mà thôi.
Cùng nhau ghét người kia
Việc nói xấu (médire) người vắng mặt tạo một mối giao tiếp xã hội giữa người nói và người nghe.
Cũng giống như loài khỉ bới lông lẫn nhau, con người cũng có thói quen chem chép (gossip, potiner, commérage).
Theo nhà tâm lý học Laurent Bègue “Cùng nhau ghét cay ghét đắng, nói xấu một người nào đó sẽ làm gắn bó thêm mối giao tiếp giữa người nói và người nghe hơn là chia sẻ nhau những điều tốt về người khác”. Hai người có cảm giác họ gần gũi với nhau hơn, xích lại gần nhau hơn nếu họ cùng nói chuyện xấu hơn là nói việc tốt về một đệ tam nhân nào đó.
Nói xấu là nói ra những điều không tốt lành, tiêu cực hay bất nhã về một người nào đó
Kẻ nói xấu người khác có nguy cơ bị xã hội coi thường, nhưng trong thực tế thì ngược lại: mang một vẻ thành thật, người nói xấu muốn chứng tỏ cho người nghe là mình tin cậy vào anh ta. Cảm động trước nghĩa cử nầy, người nghe sẵn sàng đem chia sẻ những điều bí mật mà anh ta cũng đã được biết.
Nói xấu (médire) là nói ra cho người khác nghe về những điều tiêu cực, những vịệc không mấy tốt đẹp của một người vắng mặt, nhưng người mách lẻo cho rằng tin nầy có căn cứ. Những lời đồn đại như trên giúp cho người loan tin có được cảm giác an tâm.
Tại sao họ phải nói xấu?
1) Bằng mọi giá, hắn ta không từ khước bất cứ cách gì miễn được thành công (ce type serait capable du pire pour réussir)
Thí dụ: “Bạn có biết không, nghe nói ông A có thời đã ngồi tù về tội lường gạt ”
Theo nhà xã hội học Jean Bruno Renard thì người nói xấu cố tình gieo rắc những tìn không tốt về một người nào đó và họ cho rằng đó là tin có cơ sỡ đáng tin cậy.
Cho dù nguồn tin có đúng hay sai đi nữa thì người nói xấu vẫn có thể chứng minh thái độ ngay tình, ý tốt của anh ta (hay chị ta) muốn thông tin, cảnh báo thiên hạ về một mối hiểm nguy.
2) Để tạo mối giao tiếp xã hội (pour créer un lien social)
Kẻ nói xấu cố tạo cho họ một cái vỏ thiện cảm: các lời chỉ trích của hắn ta đều có vẻ có ích lợi. Nó chứng tỏ hắn ta cũng biết được một cái gì đó ở nạn nhân với ngụ ý là hắn ta khá hơn người đó rất nhiều.
Nói xấu người khác, có nghĩa gián tiếp là mình nói điều tốt về mình và cả cho những người chịu nghe mình kể.
Sau những câu nói xấu đều có tiềm ẩn cái ý sau đây: Tôi kể cho bạn nghe chuyện đó vì tôi không phải là hạng người như thế và cũng tại vì tôi biết các bạn cũng không phải như vậy.
3) Vì họ thiếu lòng tự trọng (manque d’estime de soi)
Tại sao không tạo mối giao tiếp xã hội bằng cách kể những chuyện có tính cách tốt và xây dựng? Theo nhà tâm lý học Isabelle Filliozat: «Kẻ nói xấu người khác có cảm giác là hắn ta chẳng có cái gì riêng tư để kể hết». Hắn ta nói chuyện về một người bạn láng giềng, về một người đồng nghiệp vì không còn chuyện nào khác để kể, vì hắn nghĩ rằng nếu đem chuyện mình ra kể thì chả có gì hấp dẫn hết.
Những lời nói xấu nhắm vào người khác là một báo hiệu của một tình trạng tuyệt vọng (détresse) của một người không còn lòng tự tin và tự trọng nữa (confiance et estime de soi).
4) Vì họ thích nói xấu người khác (par envie)
Thiếu lòng tự tin vào chính mình sẽ kéo theo tình trạng họ không dám tự khẳng định (s’affirmer).
Trong đời sống, họ luôn luôn mang tâm trạng tức giận, bực bội và từ đó tạo nên sự giận dữ.
Nếu họ nhìn nhận là họ tức giận thì đó chẳng khác nào họ xác nhận sự yếu hèn của họ hay sao?
Ngưòi ta thường nói sự tức giận là vũ khí của kẻ hèn yếu (la colère est l’arme des faibles).
Vì vậy, từ vô thức họ chĩa mũi dùi vào người khác, đặc biệt là vào những người tài giỏi, những người thành công và may mắn hơn họ. «Thằng đó có tài nghệ gì đâu. Chức giám đốc của nó chẳng qua là do chạy chọt đút lót, nhờ phe đảng, nhờ quen lớn mà thôi… »
5) Vì phóng chiếu (par projection)
Trong nhiều trường hợp khác, họ nói những gì mà họ ghét và khinh tỡm nhất trong chiều sâu của họ. Thí dụ: Bà đó tham lam quá, thằng đó có tính quá tự ngã tung tâm (égocentrique). Nó tưởng nó là trung tâm của vũ trụ.
Theo nhà phân tâm học Philippe Grimbert: «Mình sẽ phịa ra hay chỉ đích danh cho mọi người biết những nét mà mình không ưa, mình không chịu đựng được vì đó chẳng qua là những khía cạnh mình đang mang trong người mà chính mình cũng không có thể nào chấp nhận được.»
Sự nói xấu dựa trên hiện tượng tâm lý học gọi là phóng chiếu: mình gán cho người khác một phần của chính mình mà mình từ chối không chấp nhận hay mình ý thức rằng không thể nào nhận biết nó được.
Kết luận
Tây phương có câu: Nếu không nói ra được những điều gì tốt đẹp thì tốt hơn hết là đừng nên nói gì hết.
(If you can’t say something nice, don’t say anything at all).
Theo Phật giáo, người biết đạọ phải giữ tâm trong Bát chánh đạo, không nghĩ xấu, nói xấu, nói lén người khác.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Nói xấu người vắng mặt là một thói quen của rất nhiều người, đàn bà cũng như đàn ông. Ai chưa từng nói xấu, nói lén người khác thì hãy ném hòn đá đầu tiên đi.
Nói lén rất thường hay thấy xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa bà con với nhau, giữa bạn bè, đồng nghiệp….
Trong đời sống hằng ngày, đôi khi bà (hay ông) khai ra hết những thói quen tật xấu của người hôn phối. Đó là đem đồ dơ trong nhà ra giặt trước công chúng! Không đánh mà khai làm chi vậy?
Các nhà tâm lý học nghĩ gì về vấn đề nầy?
Phỏng theo hai tác phẩm dưới đây:
Pourquoi médire nous fait tant plaisir. Psychologies.comhttp://www.psychologies.com/Moi/Moi-et-les-autres/Relationnel/Articles-et-Dossiers/Pourquoi-medire-nous-fait-tant-plaisir
J’adore dire du mal. Psychologies.comhttp://www.psychologies.com/Moi/Se-connaitre/Comportement/Articles-et-Dossiers/J-adore-dire-du-mal#1
* * *
Mách lẻoAi cũng muốn nghe chuyện xấu của người khác
Theo tâm lý thì thiên hạ thích nghe, thích biết những điều tiêu cực, xui xẻo, xấu xa của người khác hơn là muốn nghe, muốn biết những thành công, may mắn hay sự sung sướng của người ta.
Mình càng kín đáo, càng giấu giếm chuyện riêng tư bao nhiêu thì thiên hạ càng cố gắng bươi móc để tìm hiểu bấy nhiêu.
Bởi vậy vô số báo lá cải mới sống và mới tồn tại được…
Nói lén sướng miệng gì đâu
Ai cũng biết nói lén là điều không tốt, không nên làm nhưng ngứa miệng quá, dằng lại không được. Nói ra đã lắm và cảm thấy sướng gì đâu. Đồng thời mình muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết là mình đâu phải thuộc loại người ngay ngô bù trất đâu.
Trên bàn tiệc, đôi khi chúng ta thường được nghe thực khách đem chuyện của người vắng mặt ra mà nói mà bàn cho cả bàn đều nghe.
Các thầy trong chùa và các cha cố trong nhà thờ cũng không thoát khỏi vấn nạn bị tín đồ nói lén thế nầy thế nọ. Không có lửa sao có khói?
Tại Canada có câu đố vui. Đố bạn hai bà kia đang to nhỏ chuyện gì vậy? Câu trả lời là họ đang nói lén người thứ ba vắng mặt đó. Hình như câu trả lời nầy có tính kỳ thị người phụ nữ phải không bạn?
Theo người gõ không phải ai cũng đều lẻo mép hết, không phải ai cũng thích nghe chuyện xấu của người khác hết đâu. Vấn đề nầy cũng còn tùy thuộc vào cá tánh của mỗi người mà thôi.
Cùng nhau ghét người kia
Việc nói xấu (médire) người vắng mặt tạo một mối giao tiếp xã hội giữa người nói và người nghe.
Cũng giống như loài khỉ bới lông lẫn nhau, con người cũng có thói quen chem chép (gossip, potiner, commérage).
Theo nhà tâm lý học Laurent Bègue “Cùng nhau ghét cay ghét đắng, nói xấu một người nào đó sẽ làm gắn bó thêm mối giao tiếp giữa người nói và người nghe hơn là chia sẻ nhau những điều tốt về người khác”. Hai người có cảm giác họ gần gũi với nhau hơn, xích lại gần nhau hơn nếu họ cùng nói chuyện xấu hơn là nói việc tốt về một đệ tam nhân nào đó.
Nói xấu là nói ra những điều không tốt lành, tiêu cực hay bất nhã về một người nào đó
Kẻ nói xấu người khác có nguy cơ bị xã hội coi thường, nhưng trong thực tế thì ngược lại: mang một vẻ thành thật, người nói xấu muốn chứng tỏ cho người nghe là mình tin cậy vào anh ta. Cảm động trước nghĩa cử nầy, người nghe sẵn sàng đem chia sẻ những điều bí mật mà anh ta cũng đã được biết.
Nói xấu (médire) là nói ra cho người khác nghe về những điều tiêu cực, những vịệc không mấy tốt đẹp của một người vắng mặt, nhưng người mách lẻo cho rằng tin nầy có căn cứ. Những lời đồn đại như trên giúp cho người loan tin có được cảm giác an tâm.
Tại sao họ phải nói xấu?
1) Bằng mọi giá, hắn ta không từ khước bất cứ cách gì miễn được thành công (ce type serait capable du pire pour réussir)
Thí dụ: “Bạn có biết không, nghe nói ông A có thời đã ngồi tù về tội lường gạt ”
Theo nhà xã hội học Jean Bruno Renard thì người nói xấu cố tình gieo rắc những tìn không tốt về một người nào đó và họ cho rằng đó là tin có cơ sỡ đáng tin cậy.
Cho dù nguồn tin có đúng hay sai đi nữa thì người nói xấu vẫn có thể chứng minh thái độ ngay tình, ý tốt của anh ta (hay chị ta) muốn thông tin, cảnh báo thiên hạ về một mối hiểm nguy.
2) Để tạo mối giao tiếp xã hội (pour créer un lien social)
Kẻ nói xấu cố tạo cho họ một cái vỏ thiện cảm: các lời chỉ trích của hắn ta đều có vẻ có ích lợi. Nó chứng tỏ hắn ta cũng biết được một cái gì đó ở nạn nhân với ngụ ý là hắn ta khá hơn người đó rất nhiều.
Nói xấu người khác, có nghĩa gián tiếp là mình nói điều tốt về mình và cả cho những người chịu nghe mình kể.
Sau những câu nói xấu đều có tiềm ẩn cái ý sau đây: Tôi kể cho bạn nghe chuyện đó vì tôi không phải là hạng người như thế và cũng tại vì tôi biết các bạn cũng không phải như vậy.
3) Vì họ thiếu lòng tự trọng (manque d’estime de soi)
Tại sao không tạo mối giao tiếp xã hội bằng cách kể những chuyện có tính cách tốt và xây dựng? Theo nhà tâm lý học Isabelle Filliozat: «Kẻ nói xấu người khác có cảm giác là hắn ta chẳng có cái gì riêng tư để kể hết». Hắn ta nói chuyện về một người bạn láng giềng, về một người đồng nghiệp vì không còn chuyện nào khác để kể, vì hắn nghĩ rằng nếu đem chuyện mình ra kể thì chả có gì hấp dẫn hết.
Những lời nói xấu nhắm vào người khác là một báo hiệu của một tình trạng tuyệt vọng (détresse) của một người không còn lòng tự tin và tự trọng nữa (confiance et estime de soi).
4) Vì họ thích nói xấu người khác (par envie)
Thiếu lòng tự tin vào chính mình sẽ kéo theo tình trạng họ không dám tự khẳng định (s’affirmer).
Trong đời sống, họ luôn luôn mang tâm trạng tức giận, bực bội và từ đó tạo nên sự giận dữ.
Nếu họ nhìn nhận là họ tức giận thì đó chẳng khác nào họ xác nhận sự yếu hèn của họ hay sao?
Ngưòi ta thường nói sự tức giận là vũ khí của kẻ hèn yếu (la colère est l’arme des faibles).
Vì vậy, từ vô thức họ chĩa mũi dùi vào người khác, đặc biệt là vào những người tài giỏi, những người thành công và may mắn hơn họ. «Thằng đó có tài nghệ gì đâu. Chức giám đốc của nó chẳng qua là do chạy chọt đút lót, nhờ phe đảng, nhờ quen lớn mà thôi… »
5) Vì phóng chiếu (par projection)
Trong nhiều trường hợp khác, họ nói những gì mà họ ghét và khinh tỡm nhất trong chiều sâu của họ. Thí dụ: Bà đó tham lam quá, thằng đó có tính quá tự ngã tung tâm (égocentrique). Nó tưởng nó là trung tâm của vũ trụ.
Theo nhà phân tâm học Philippe Grimbert: «Mình sẽ phịa ra hay chỉ đích danh cho mọi người biết những nét mà mình không ưa, mình không chịu đựng được vì đó chẳng qua là những khía cạnh mình đang mang trong người mà chính mình cũng không có thể nào chấp nhận được.»
Sự nói xấu dựa trên hiện tượng tâm lý học gọi là phóng chiếu: mình gán cho người khác một phần của chính mình mà mình từ chối không chấp nhận hay mình ý thức rằng không thể nào nhận biết nó được.
Kết luận
Tây phương có câu: Nếu không nói ra được những điều gì tốt đẹp thì tốt hơn hết là đừng nên nói gì hết.
(If you can’t say something nice, don’t say anything at all).
Theo Phật giáo, người biết đạọ phải giữ tâm trong Bát chánh đạo, không nghĩ xấu, nói xấu, nói lén người khác.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
No comments:
Post a Comment