Wednesday, June 28, 2017

Tiểu đường là gì và làm thế nào để kiểm soát bệnh này?


Image result for diabetes

Đường tiêu hóa của quý vị phân nhỏ carbohydrates mà quý vị ăn vào thành glucose - một loại đường - sẽ được hấp thu vào máu. Insulin là một loại hormone giúp tế bào của cơ thể hấp thu glucose từ máu và sử dụng hoặc tích trữ glucose để tạo ra năng lượng.

Khi quý vị bị bệnh tiểu đường, cơ thể quý vị không sản xuất đủ lượng insulin hoặc không thể sử dụng được insulin của chính cơ thể một cách hiệu quả như đáng ra phải thế, hoặc cả hai trường hợp nêu trên. Điều này khiến cho đường tích tụ quá cao trong máu.

Có những loại bệnh tiểu đường nào?

Có hai loại bệnh tiểu đường chính: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 2 là dạng thường gặp nhất. Khoảng 90% đến 95% người trưởng thành tại Hoa Kỳ được chẩn đoán tiểu đường bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh này thường tiến triển ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh này thường có liên quan đến thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể chất.

Kháng insulin là một cơ chế trong đó cơ thể sản sinh ra insulin nhưng không sử dụng hiệu quả và đường glucose trong máu tăng lên. Nếu không được kiểm soát, kháng insulin có thể dẫn tới tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bắt đầu từ nhỏ, nhưng bệnh cũng có thể phát triển ở người trưởng thành. Nó xuất phát từ việc cơ thể không thể sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh này phải dùng insulin hàng ngày để kiểm soát mức glucose trong máu (đường huyết).

Tôi có nguy cơ bị tiểu đường không?

Số lượng người mắc tiểu đường ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều người bị thừa cân hoặc béo phì, ít vận động thể chất và không theo chế độ ăn uống lành mạnh. Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong khi bệnh tiểu đường tuýp 2 về mặt lịch sử thì phổ biến hơn ở người trưởng thành, ngày càng có nhiều người trẻ hơn lại nhiễm bệnh tiểu đường với tốc độ báo động. 

Người thuộc một số chủng tộc sau đây dường như dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn. Những nhóm này gồm:
  • Người gốc Nam Mỹ/Latinh
  • Người Mỹ gốc Phi
  • Người Mỹ Bản xứ
  • Người Châu Á (đặc biệt là Nam Á)
Tôi làm thế nào để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ?

Tiểu đường là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Những yếu tốc nguy cơ chính khác gồm hút thuốc, cholesterol cao, huyết áp cao, ít hoạt động thể chất hoặc béo phì.

Nếu quý vị bị tiểu đường, thì điều quan trọng là quý vị phải khám bệnh thường xuyên. Hãy liên hệ chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị để kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm các yếu tố nguy cơ khác như:
  • Kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol của quý vị cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho tim chứa ít chất béo bão hòa, ít chất béo chuyển dạng, muối (natri) và đường bổ sung.
  • Hãy năng hoạt động thể chất. Hướng đến hoạt động thể chất với cường độ vừa phải, chẳng hạn đi bộ nhanh, ít nhất 150 phút mỗi tuần, hoặc với cường độ mạnh, chẳng hạn tập aerobic, ít nhất 75 phút mỗi tuần.
  • Nếu quý vị uống rượu bia, đừng uống quá một suất mỗi ngày đối với phụ nữ, hoặc hai suất mỗi ngày đối với nam giới.
  • Giảm huyết áp, nếu huyết áp của quý vị quá cao. Nhắm đến huyết áp bình thường dưới 120 mm Hg cho chỉ số huyết áp tâm thu (trên) hoặc dưới 80 mm Hg cho chỉ số huyết áp tâm trương (dưới).
  • Đừng hút thuốc, và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
  • Nếu quý vị có dùng thuốc, hãy dùng chính xác theo chỉ dẫn. Nếu quý vị có thắc mắc về liều dùng hoặc tác dụng phụ của thuốc, hãy hỏi người chăm sóc sức khỏe hoặc dược sĩ của quý vị.
Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
  1. Hãy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc truy cập heart.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim và đột quỵ.
  2. Đăng ký nhận tạp chíHeat Insight, một tạp chí miễn phí dành cho bệnh nhân tim và gia đình, tại heartinsight.org.
  3. Kết nối với những bệnh nhân khác chia sẻ cùng hành trình điều trị bệnh tim và đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại heart.org/supportnetwork.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin để giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để tìm hiểu thêm.

Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?

Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:

Có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

Chế độ ăn như thế nào là có lợi nhất?


©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)

No comments:

Post a Comment