Sunday, June 18, 2017

Cao Huyết Áp và Bệnh Ngủ Ngáy Nghẹt Thở
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
      

Image result for apnea

Chúng ta thường biết: tăng cao huyết áp liên hệ bệnh ngủ ngáy ngẹt thở. Trong bài tham khảo đăng trong báo Expert Review of Cardiovascular Therapy, tháng Sáu, 2009, các tác giả tóm tắt những nguyên nhân bệnh lý liên hệ cao huyết áp với bệnh ngủ ngáy nghẹt thở. Các tác giả cũng cho biết nếu điều trị bệnh ngủ ngáy nghẹt thở, bệnh nhân có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Chúng ta đọc được những kết luận như sau: 1) Ngủ ngáy nghẹt thở là một trong những yếu tố gây bệnh cao áp xuất máu. 2) Cần phân biệt những cơ nguyên khác nhau trong bệnh lý ngủ ngáy nghẹt thở khi bị thiếu dưỡng khí. Thí dụ, bệnh nhân có thể trong tình trạng bị rối loạn hệ thống thần kinh giao cảm, rối loạn hiện tượng oxýt hoá “oxidative stress”, bị hiện tượng viêm, và bị rối loạn nội mô.
Những hiện tượng kể trên cắt nghĩa hiện tượng ngủ ngáy nghẹt thở đưa tới bệnh cao huyết áp. Khi điều trị bệnh ngủ ngáy nghẹt thở kinh niên bằng dưỡng khí sẽ giúp kiểm soát được hiện tượng cao máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch cho bệnh nhân.
Bs Luciano F. Drager và các cộng sự viên tường trình trong báo Hypertension, tháng Giêng 2009, cho biết kết quả bệnh ngủ ngáy nghẹt thở và cao huyết áp như dấu ấn báo hiệu bệnh xơ cứng động mạch cảnh (carotid) ở cổ.
Độ dầy động mạch cảnh ỏ cổ liên hệ huyết áp tâm thu và chỉ số dưỡng khí thấp ở bệnh nhân bị ngủ ngáy nghẹt thở. Đường kính động mạch cảnh trực tiếp liên hệ chỉ số dưỡng khí thấp trong hơi thở và bệnh ngủ ngáy nghẹt thở. Sớm hiểu biết dấu ấn xơ cứng động mạch cổ giúp tiên đoán những nguy cơ bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não và bệnh nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân bị nghẹt thở kinh niên thở đứt quãng trong khi ngủ. Người Hy Lạp gọi là Apnea. Hơi thở bị đứt đoạn và thỉnh thoảng nhịp thở mất đi, tiếp diễn như vậy cả đêm khi ngủ. Mỗi giờ trung bình có thể bị thở gián đoạn 5 lần trở lên. Cơ nguyên do hệ thần kinh trung ương cố gắng điều chỉnh nhưng hơi thở vẫn không đều. Có thể do luồng không khí bị nghẽn. Hay cả hai trường hợp kể trên.
Triệu chứng bệnh ngủ ngáy nghẹt thở có thể kéo dài cả năm, cả hàng chục năm, mà người bệnh không bao giờ biết. Phần lớn người xung quanh chứng kiến triệu chứng khi bệnh nhân đang ngủ. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám nghiệm xem có những nguyên nhân nào khác làm chặn hơi thở khi ngủ. Một số bác sĩ chuyên khoa thử nghiệm coi tình trạng bệnh nhân khi ngủ như thế nào. Có thể đo hơi thở, đo nhịp thở và đo mức dưỡng khí trong máu, để chuẩn định bệnh ngủ ngáy nghẹt thở.
Bs Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.
Cách chống cao áp huyết giản dị, không cần thuốc
(Tổng hợp) 
I.- Cách hạ cao huyết áp cấp tốc
Cách 1: Thực hiện các động tác đơn giản
Bước 1: Thả lỏng toàn bộ cơ thể, tay phải xòe tự nhiên để trên bàn hoặc buông thỏng.
Bước 2: Nắm chặt tay lại, giữ trong vòng 5 giây rồi thả ra, nếu được, bạn có thể nắm trong tay 1 trái banh da nhỏ.
Bước 3: Thực hiện lặp lại nhiều lần như trên trong 2 phút, sau đó, nghỉ ngơi 2 phút.
Bước 4: Tương tự, đổi sang tay trái và thực hiện như trên trong vòng 2 phút, nghỉ 2 phút.
Bước 5: Tiếp tục đổi bên thực hiện mỗi tay thêm 1 lần. Như vậy, tổng cộng bạn sẽ mất 16 phút cho bài tập này, mỗi tay 8 phút tương đương 2 lần tập.
Hy vọng bài tập này sẽ hiệu quả với bất kỳ đang mang trong mình căn bệnh cao huyết áp, vì sức khỏe, hãy thực hiện ngay hôm nay nhé.
(Theo Healthy and Natural Life)
Cách 2: Bấm huyệt để hạ huyết áp:
- Huyệt Thái dương (nằm ở cuối mi mắt): Dùng phần mềm của ngón tay day vào huyệt Thái dương. Day đi day lại với mức độ mạnh tăng dần. Thực hiện lặp đi lặp lại từ 20-30 lần.
- Huyệt Ủy trung (nằm ở chỗ lỏm giữa phần bên trong bàn chân): Bạn hãy dùng tay phải day bấm huyệt ở chân trái và ngược lại. Thực hiện liên tục mỗi bên 10 lần. Tiếp đó, dùng tay xoa đi xoa lại vùng da xung quanh nóng lên ở cả hai bên chân.
- Huyệt Dũng tuyền (nằm chính giữa gan bàn chân): Dùng ngón tay cái vừa day vừa bấm vào huyệt Dũng tuyền. Lặp đi lặp lại động tác khoảng 20 lần. 
Cách 3.- Nếu áp huyết chưa quá cao, chỉ cần uống từ từ một ly nước lọc rồi nằm nghỉ một lúc, áp huyết sẽ hạ.
II.- Xử dụng thực phẩm hỗ trợ: 
1.- Uống 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt. Loại nước uống này sẽ giúp giãn mạch, điều chỉnh rối loạn lipid trong máu và ổn định huyết áp. Hoặc có thể dùng nhân sen từ 2-3g, hãm với nước sôi cho người bệnh uống sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
2.- Uống rượu vang đỏ: Trong rượu vang đỏ có chứa lượng chất oxy hóa cao. Vì vậy, cho người bệnh uống từ 1 đến 2 ly rượu vang đỏ sẽ giúp các động mạch giãn nở, làm giảm áp suất máu.
3.- Ăn Chocolate đen: Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Mỹ, Chocolate đen chứa lượng Flavonoid cao có thể giúp mạch máu hoạt động tốt, giảm lượng colesteron  trong máu. Vì vậy, đây là phương thuốc đơn giản mà hiệu quả giúp người bệnh hạ huyết áp khi cần thiết.
4.- Coi chừng cà phê: Các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận về tác động của caffeine trên huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy không ảnh hưởng nhiều, nhưng các cuộc nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Duke cho thấy rằng tiêu thụ khoảng 500mg caffeine sẽ làm tăng huyết áp bằng tới 4 mmHg, và có hiệu lực đó kéo dài cho đến khi đi ngủ. Do đó, đừng uống quá nhiều và những người bị bệnh tim không nên uống. 
III.- Có cuộc sống thoải mái 
1.- Nghe một chút nhạc: Nghe nhạc cũng là một cách hay làm giảm huyết áp của bạn một chút hơn so với thuốc hoặc thay đổi lối sống có thể làm được? Theo các nhà nghiên cứu, những giai điệu phù hợp có thể giúp đỡ bạn sảng khoái, giảm thiểu căng thẳng và sãn sinh ra hormone hạ huyết áp.
2.- Đi bộ và thở sâu: Hít khí vào đầy phổi, giữ khí lại, khi hết nín được thì thở ra từ từ. Làm 4 lần như vậy rồi nghỉ. Đây là những cách vô cùng đơn giản nhưng lại giúp điều hòa huyết áp một cách hiệu quả.
3.- Làm việc ít đi một chút: Mỗi tuần làm việc quá 41 giờ tại văn phòng sẽ làm tăng nguy cơ của tăng huyết áp 15%, theo một trường đại học California, Irvine, California. Làm thêm giờ có thể gây cản trở về giờ giấc để bạn tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
4.- Tránh bị Stress hay căng thẳng: Stress hay trình trạng căng thẳng, lo âu quá mức có thể làm tăng huyết áp và gây nên các bệnh tim mạch. Cần bình tĩnh trước các biến cố xảy ra, đừng quan tâm đến những gì không đáng hay không cần quan tâm. Nên bố trí công việc hàng ngày một cách khoa học, hợp lý, vừa phải với sức của mình.

No comments:

Post a Comment