Friday, March 31, 2017

Những loài hoa phong lan đẹp nhất thế giới




[wpsm_titlebox title=”Những loài hoa phong lan đẹp nhất thế giới – Phần 1″ style=”1″] [wpsm_toplist h3] [/wpsm_titlebox] Hoa phong lan gần như là loài hoa đẹp nhất trên thế giới. Những bông hoa được ghi nhận về màu sắc rực rỡ của họ và cấu trúc vô cùng độc đáo. Hãy cùng Hoa Lan Nghi chiêm ngưỡng một số loài hoa phong lan đẹp nhất trên thế giới.

Curled Odontoglossum (Odontoglossum crispum)

Species from Colombia
Là một phong lan cực kỳ đẹp, đặc trưng cánh hoa của nó cuộn tròn và có chấm màu tím đỏ trên đó. Loài phong lan này rất được nhiều người xem là loài phong lan đẹp nhất của tất cả, nhưng cũng là một trong những loài khó phát triển nhất.
Curled-Odontoglossum

Giant Ansellia (Ansellia_gigantea_nilotica)

Ansellia gigantea nilotica
The Giant Ansellia là loài phong lan lớn và đẹp được khoa học đặt tên là Ansellia nilotica gigantean nhưng nó cũng được biết đến dưới cái tên thứ hai là Ansellia Africana. Đây là loài thuộc sở hữu của châu Phi và hiện nay được trồng rộng rãi trong các vườn thực vật. Nó đặc trưng bởi màu sắc độc đáo của 5 cánh hoa.
Giant Ansellia01

Sogo Cherry (Doritaenopsis)

SogoCherry01
Loài hoa phong lan hồ điệp này thường mọc ở các khu rừng hoang dã nhưng lại được biết đến nhiều nhất, là loài hoa cực kỳ đẹp, hiện tại chủ yếu được trồng ở vườn thực vật. Các bức ảnh màu hoa phong lan rực rỡ của Sogo Cherry được lấy từ Phipps Conservatory, Pittsburgh, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Beallara “Marfitch Howards Dream”

BeallaraMarfitchHowardsDream01
Đây là một trong những loài hoa phong lan rực rỡ nhất, kết quả của sự kết hợp giữa các chi odontoglossum và Cochlioda.
File name :DSCN3088.JPG File size :945.6KB(968245Bytes) Shoot date :2004/06/05 09:51:10 Picture size :2048 x 1536 Resolution :72 x 72 dpi Number of bits :8bit/channel Protection attribute :Off Hide Attribute :Off Camera ID :N/A Model name :E995 Quality mode :FINE Metering mode :Multi-pattern Exposure mode :Programmed auto Flash :No Focal length :8.2 mm Shutter speed :1/94.4second Aperture :F3.3 Exposure compensation :0 EV Fixed white balance :Auto Lens :Built-in Flash sync mode :N/A Exposure difference :N/A Flexible program :N/A Sensitivity :Auto Sharpening :Auto Curve mode :N/A Color mode :COLOR Tone compensation :AUTO Latitude(GPS) :N/A Longitude(GPS) :N/A Altitude(GPS) :N/A

Lady’s Slipper Orchid (Cypripedium calceolus)

LadySlipperOrchid02
Hoa phong lan độc đáo và quyến rũ này thường được gọi là Slipper Orchid Lady đã được chụp ở Lithuania. Đây loài phong lan được phân phối rộng rãi trên toàn thế giới từ Thái Bình Dương qua châu Á và châu Âu.
LadySlipperOrchid01

Blood-red Odontoglossum (Odontoglossum cruentum)

Odontoglossum_cruentum_Orchi_01
Đây là một trong những bông hoa phong lan độc đáo nhất. Loài hoa đẹp đặc trưng bởi những cánh hoa bóng loáng của nó. Loài phong lan kì lạ này có thể được tìm thấy ở Nam Mỹ từ Ecuador đến Peru.

Schomburgkia exaltata

Schomburgkiaexaltata02
Là một trong những đẹp nhất của tất cả các loài phong lan nở hoa. Tinh tế trong cả cấu trúc và màu sắc, nó thực sự xứng đáng với bút danh của Snowflake Flower – Hoa Tuyết.
Schomburgkiaexaltata01

Maxillaria tenuifolia

Maxillariatenuifolia01
Hoa màu đỏ là một trong những phổ biến nhất trên thế giới. Các màu sắc rực rỡ  làm cho nó được xem một trong những bông hoa phong lan hấp dẫn nhất và đẹp nhất.

Maxillariatenuifolia02

    

[wpsm_titlebox title=”Những loài hoa phong lan đẹp nhất thế giới – Phần 2″ style=”1″] [wpsm_toplist h3] [/wpsm_titlebox]

Tiếp thep Phần 1, Hoa Lan Nghi xin chia sẻ Phần 2 những loài hoa phong lan đẹp nhất thế giới. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp của những loài hoa này.

Spider Orchid (Miltonia clowesii)

Spider Orchid02
Loài này là một trong những kết hợp màu sắc độc đáo nhất trong số các hoa phong lan. Nếu bạn sẽ nghiên cứu cẩn thận các bức ảnh, bạn sẽ nhận thấy rằng nó trông giống như một con nhện, vì thế nó gắn với cái tên Spider Orchid.
Spider Orchid01

Calypso Orchid (Calypso bulbosa)

CalypsoOrchid01
Là một phong lan tuyệt đẹp với màu hồng nhỏ, hoa màu tím hoặc màu đỏ và môi trắng. Nó có thể được tìm thấy ở các vùng ôn đới trên thế giới như Nhật Bản, Canada, Mỹ, Phần Lan và một số nơi khác.

Maxillaria cucullata

Maxillaria cucullata 3
Màu đen luôn gắn liền với vận xui hay xấu xa nhưng loài hoa này với cánh môi màu đen trông rất hấp dẫn.
Maxillaria cucullata 1

Epidendrum radicans

Epidendrum radicans02
Là một loài phong lan độc đáo và tuyệt đẹp với màu sắc rực rỡ và cấu trúc độc đáo.
Epidendrum radicans01

Oncidium ochmatochilum

Oncidium_ochmatochilum
Hoa phong lan đáng yêu này đã được chụp ở Costa Rica. Nó là một trong những hoa lan đẹp nhất trên thế giới đặc trưng bởi sự kết hợp màu sắc vô cùng độc đáo và sự xuất hiện nổi bật.

Western Prairie Fringed Orchid (Rhynchostele cordatum)

rhynchostelecordatum_1
Thường được gọi là phong lan tua, cũng được khoa học đặt tên Rhynchostele cordatum. Loại phong lan này đáng chú ý ở cánh hoa nhọn và thon dài của mình.
odontoglossum_cordatum

Cymbidiella pardalina

Cymbidiella_pardalina
Cuối cùng nhưng chắc chắn không phải ít nhất là những bông hoa màu sắc tuyệt đẹp của Pardalina Cymbidiella.
Cymbidiella pardalina01

Mực tím năm xưa




Những vạt nắng vàng rực rỡ của ba tháng hè đã tắt. Đám lá trên những cành cây chợt đổi màu. Mấy hôm nay trời bỗng dưng trở lạnh để trong hơi gió lành lạnh, ta nghe như mùa thu sắp về. Thu về cho một niên học mới bắt đầu. Trong tôi vẫn còn dệt nhiều giấc mơ êm đềm với bao kỷ niệm yêu dấu ngày xưa. Màu hoa đào thoáng sau vườn nhà ai cũng khiến tôi khựng lại xao xuyến, hương dạ lý thoảng đâu đó trong đêm hè làm tôi bồi hồi cũng như hôm đưa đứa cháu ngoại -bé Kim- đi học, nhìn những bước chân sáo tung tăng mà lòng hối tiếc, trầm tư tưởng nhớ đến  những tháng ngày xa xưa. Niềm ưu tư sâu xa trong lòng tôi vẫn ở quê nhà, nơi có những người bạn thân nghèo khổ, những mái trường đã thay đổi Thầy Cô. Ngày tháng dần trôi, tuổi đời chồng chất, tre phải tàn để cho măng mọc; vậy mà sao tôi vẫn ngậm ngùi vì bé Kim đã làm sống lại những ngày thơ ấu của tôi!
Tôi vơ vẩn nghĩ mãi về những ngày xa xưa, về tuổi hoa niên của đời mình, về những điều đã tan loãng trong cát bụi mà càng lớn tuổi những đám mây mỏng càng bay xa, xa mãi về phía chân trời. Thời gian như sóng biển vỗ mãi vào bờ, đã xóa mờ biết bao nhiêu là dấu chân in trên cát… dù biết vậy mà mùa thu về vẫn thấy lòng mình chùng hẳn xuống, cây lá như đìu hiu chia xẻ nỗi niềm! Nỗi nhớ như sợi tơ trời lãng đãng, vật vờ bay lượn giữa hư vô, chợt sà xuống vương mắc nơi góc vườn kỷ niệm.
Khi tôi còn là một cô học trò nhỏ bé, tâm hồn trong trẻo, mỗi buổi mai thức dậy trong hơi ấm của tấm chăn, trong tiếng ngân nga không dứt của những hồi chuông Thiên Mụ. Tiếng chuông bồng bềnh dội vào những tầng mây cao, cả thành phố ngủ yên dưới sự che chở của những hồi chuông thu không. Suốt cả thời thơ ấu và niên thiếu, tôi đã ngủ và thức dậy trong tiếng chuông chùa, tôi thường đi học trên những con đường thơm mùi trầm hương vào lúc sáng sớm mờ sương. Đây là những con đường mà ngày xưa tôi đã cùng bạn bè chen vai sát cánh trên những lối mòn xưa cũ, ngày ngày tháng  theo nhau đến cổng trường, chia xẻ những ngày tháng mật ngọt của một thời thơ ấu.
Dòng sông kỷ niệm còn trùng trùng… giờ đây xin ngắt một khúc ngắn của dòng sông đó như một tín hiệu gọi về của tuổi ấu thơ.
Bé Kim là hình ảnh của tôi ngày nào từ cái thuở mà tôi còn mài đũng quần ở trường tiểu học của một tỉnh lỵ xa lắc, chung quanh toàn đồng ruộng mênh mông, chỉ nghe tiếng gió xào xạc qua các ngọn tre. Cái thuở mà tôi còn vòi vĩnh ba tôi mua cho bằng được cục gôm hai màu xanh trắng hay những cây viết chì ruột mềm, nét chữ thật sắc. Mới ngày nào tôi còn nâng niu những quyển tập có hình chiếc xe kéo ngoài bìa, nắn nót viết tên mình với nét chữ cố tình bay bướm; mới ngày nào đi thi Sơ Học Yếu lược, nhìn những chú lính lệ đầu đội nón dấu, vác lưỡi lê đi lui đi tới làm tôi khiếp sợ hãi hùng mà nay đã hơn 60 năm rồi!
Thuở ấy phải dùng cây viết lá tre đến hết năm lớp nhất, mãi đến ngày đậu vào Đệ Thất, ba tôi mới mua cho cây bút máy hiệu „Pilot“ màu xanh ngọc; phải chạy bộ từ nhà qua trường Đồng Khánh để xem kết quả cuộc thi tuyển. Oai làm sao khi cầm được cây bút máy trong tay, lúc đó thấy mình như lớn hẳn lên và quan trọng vô cùng trước những đôi mắt ngắm nhìn của bạn bè, tôi đã mân mê nhìn ngắm suốt ngày không biết chán. Tôi chỉ chờ có thế, hết phải cầm bình mực đi về mỗi ngày, khỏi lo mực đổ ra ngoài khi muốn chạy đua với các bạn, đôi tay không còn lem luốc và cũng không còn xin chấm mực nhờ của đứa bạn bên cạnh khi lỡ quên đem mực của mình theo, đỡ mất công nhờ vả nó.
Ngoài bình mực tím, tôi còn nâng niu trân quý những tờ giấy thấm màu hồng, đầu nghiêng nghiêng nắn nót từng chữ, tay kia không rời tờ giấy thấm làm khô chữ viết. Nhưng về phần các tập vở dù giữ gìn cách mấy, các góc tập cũng bị cong queo một cách tội nghiệp.
Bây giờ, dù thời gian đã vùn vụt trôi qua, dù bao tang thương biến đổi đã chồng chất nhưng mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn còn thương cái thời còn chấm mực mỗi khi viết. Đã bao lần tôi nhờ người quen về thăm nhà tìm mua dùm tôi một cây viết lá tre và vài gói mực từng viên nhỏ, nhưng có lẽ việc mình nhờ không đáng nên họ đã quên và tôi vẫn ngồi mơ cây viết lá tre với một bình mực tím!
Ở đây chỉ toàn bút nguyên tử nên bé Kim không sao hình dung được những cán viết gỗ đủ màu với những ngòi viết lá tre, lá bầu và những bình mực tím, mực xanh của bà Ngoại ngày xưa; Bé Kim vẫn mù tịt về nghệ thuật pha mực bằng nước nóng, bỏ vài viên  mực thêm một trái mồng tơi nghiền nát, đợi cho tan rồi lọc lại bằng miếng vải mùng. Một công trình pha chế mà bà Ngoại đã say sưa và hài lòng với thành quả của mình. Bé Kim vẫn không biết phải hơ nóng ngòi viết mỗi lần thay cái ngòi mới để giấy vở không bị sờn lem chữ khi viết và bé Kim cũng không biết nhựa cây sầu đông bỏ vào lọ chế nước nóng vào để có một lọ keo dán thật đặc biệt.
Ngày xưa… cũng xa thật và cũng như mới hôm qua đây thôi vì kỷ niệm, hồi tưởng có khả năng đem ta về quá khứ, làm cho thời gian và không gian không còn hiện hữu nữa!
Đôi khi nhớ thương ngày tháng cũ, tôi thao thức muốn thoát hồn bay trở về thăm lại mái trường xưa, bơi lội thỏa thuê trên dòng sông cũ, giữa những hình ảnh thân yêu với bao kỷ niệm êm đềm thời niên thiếu.
Vườn Luxemburg những ngày cuối thu nắng vàng, lá vàng rực trên các ngọn cây, đâu rồi cậu bé Anatole France, đôi chân sáo cặp sách trên lưng ngẩn ngơ nhìn lá vàng rơi trên vai những pho tượng?
Thành ra, mỗi năm cứ đến những ngày tựu trường, tôi lại thấy bâng khuâng khó tả, lòng tôi lại ngập đầy những kỷ niệm xưa cho hồn tôi thoáng những men say. Dư hương của những ngày cũ, dư âm của những tiếng trống trường xưa vẫn còn vang vọng mãi để lòng tôi thấy nao nao mỗi độ thu về…
Ai đâu trở lại mùa thu cũ,
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng!“
                         (Thơ: Chế Lan Viên)

Quê Nhà, Quê Người



Phat Tran Nguyen
Một bài cho những người Việt tại hải ngoại…
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi. Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.
Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.
Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.
Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà. Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.
Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.
Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi… nghĩ lại. Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?
Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.
Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình. Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.
Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.
Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.
Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.
Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!
So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê? Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen. Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.
Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.
Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
“Khi về đổi họ thay tên.
“Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng”.

Nghe nhạc phổ từ thơ



Hư Vô


Áo Hạ Vàng - nhạc Phạm Quang Ngọc - Mai Thiên Vân hát


Áo Hạ Vàng

Em qua bóng đổ hiên ngoài
Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn
Giật mình hạ rớt thênh thang
Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa.

Nắng trong veo, thấu lụa là
Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn.

Từ em xõa tóc sang ngang
Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau.
Em mang mùa hạ qua cầu
Ta như khách lạ tìm đâu bóng mình

Bên đời nắng có lung linh
Để em giấu kín chút tình phôi pha
Còn thương góc phố quê nhà
Vàng em áo hạ, buồn ta mưa về...

BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO


tai_bienCuộc sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.
Cuộc sống này đang làm “trẻ hóa” bệnh Tai biến mạch máu não, không còn chỉ những cụ ông, cụ bà 50-60 tuổi phải nhập viện, những bệnh nhân trẻ tuổi hơn rất nhiều cũng lần lượt xuất hiện. Số bệnh nhân nội trú vì bệnh Tai biến mạch máu não tăng 1.7 – 2.5% mỗi năm trong 3 năm trở lại đây.
Tai biến mạch máu não vẫn luôn là vấn đề lớn của ngành Thần kinh học Việt Nam do số lượng tử vong do bệnh này luôn ở mức cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não để cùng phòng và tránh.
1. Tai biến mạch não là gì?
Tai biến mạch não hay đột quỵ (stroke) là bệnh lý có các biểu hiện: Rối loạn về chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nữa người, nói đớ, nuốt bị sặc… xuất hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạn chức năng này thường tồn tại quá 24 giờ.
Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn thương sọ não.
taibien_02

taibien_03
Thuật ngữ tai biến mạch máu não theo chuyên môn dùng chỉ các bệnh mạch máu não như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra. Ở vùng não bị thiếu máu, chảy máu tế bào thần kinh bị thương tổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, mất nói, ỉa đái không tự chủ,v.v…
Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó khoảng 1000 người chết. Số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất cao, với những hệ lụy cho bản thân, gia đìnhxã hội trong sinh sống, chăm nom, chữa trị. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.
Diễn biến của tai biến mạch máu não:
1. Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay coi là yếu tố nguy hiểm, không phải là tai biến mạch máu não thực sự.
2. Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt gọi là thiếu máu não có hồi phục.
3. Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
4. Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
5. Tử vong.
Phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não:
Mục tiêu: chống teo cơ và cứng khớp giúp tăng phần nào sức cơ.
- Trong trường hợp liệt nặng hoàn toàn nên tập thụ động tại giuờng. Tập tất cả các khớp từ khớp ở ngón tay, ngón chân đến các khớp lớn như khớp vai, khớp háng. Tập mỗi lần 15 – 30 phút ngày 2-3 lần.
- Trong trường hợp liệt bán phần người bệnh còn cử động được nhưng khó khăn thì cần tập trợ giúp nghĩa là cho người bệnh tập bình thường khi thấy động tác nào khó khăn thì giúp cho người bệnh cử động hết tầm hoạt động của khớp.
- Còn nếu liệt nhẹ người bệnh còn tự sinh hoạt được có thể tự tập luyện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Các triệu chứng thường thấy khi gặp tai biến
Tai biến mạch máu não có biểu hiện gì:
Rối loạn về tri giác: có nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số là có tri giác giảm sút như: lơ mơ, ngủ gà đôi khi là hôn mê.
Rối loạn về vận động như: liệt nữa người, liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn khi ăn uống dễ bị sặc. Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiêu tiểu cũng có thể không điều khiển được.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG C. N. G.
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên


Nghẽn tắc mạch do xơ vữa động mạch
Là căn nguyên thông thường nhất của đột quỵ (stroke) thường có các triệu chứng: nhìn mờ, mất thị giác tạm thời một mắt, nói khó nói lắp, tê bại, ỉa đái không tự chủ, được quy thành 4 hội chứng sau:
- Tê bại (nhẹ) hoặc liệt nửa người 66%
- Rối loạn ngôn ngữ (nói khó nói lắp), tay chân lóng ngóng 20%
- Chỉ có các rối loạn cảm giác: tê, bỏng…10%
- Hội chứng thất điều nửa người (tay chân một bên rối loạn hiệp điều khi vận động đi lại, cầm nắm) 4%
Chảy máu não (Hemorrhagia)
Đau đầu và đau sau hố mắt dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, co hoặc giãn đồng tử, liệt nửa người và nhanh chóng đi vào hôn mê. Bằng cách thăm khám hệ thống về thần kinh, các thày thuốc lâm sàng chuyên khoa sẽ xác định được vị trí nơi chảy máu.
3. Nguyên nhân gây tai biến
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý của lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ TBMMN, tuổi càng cao thì tỷ lệ TBMMN càng cao, ở nam giới sẽ dễ bị hơn ở nữ giới. Những người có các yếu tố nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn là:
- Người bị huyết áp cao
- Người có các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ
- Người bị đái tháo đường
- Người béo phì tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu
- Nghiện hút (cả thuốc lá, bia rượu)
- Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai
- Làm việc dưới áp lực caotinh thần thể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.

4. Các giải pháp cho TBMMN

Như đối với các bệnh thường gặp theo lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ chưa bị bệnh béo phì thì chủ động dự phòng, nếu có bệnh phải được chẩn đoán điều trị nhanh chóng kịp thời. Các chuyên gia về bệnh học thần kinh đã đề xuất các giải pháp rất cụ thểhiệu quả đối với TBMMN.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách:
Điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.
Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.
Điều trị tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
- Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ.
Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Không uống quá nhiều rượu.
- Tập thể dục chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
- Chống béo phì tăng cân.
Điều trị dự phòng:
Sử dụng các thuốc bảo vệ và dinh dưỡng toàn hệ thần kinh mạch máu:
- Các thuốc bổ sung cơ chất (làm tăng tính đàn hồi thành mạch và lưu thông máu) như các chế phẩm ngân hạnh, bạch quả, đậu tương là tânkan, natopes, cerebrolysin…
- Các thuốc tác động qua cơ chế tuần hoàn (mà y học dân tộc gọi là bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch, tán ứ) như sibelium, caviton, stugeron…
- Các thuốc chống đông máu, chống kết dính tiểu cầu và tiểu sợi huyết như aspirin, clopidogrel. Trong nhóm thuốc này hiện có Panax notoginseng saponin dạng bột pha tiêm và viên nang được tách chiết từ nhân sâm.
- Các thuốc điều hòa lưu thông máu (Haemorrheologicals) như pentoxifylline, naftidrofuryl oxalate, viên bổ khí huyết, viên tỏi nghệ trà dogarlic đã được giới thiệu trong cẩm nang sử dụng thuốc MIMS lưu hành trong những năm gần đây.
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não:
- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay trở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
- Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2 vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
- Đau khớp vai bên bị liệt: khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.


ÐI TÌM HẠNH PHÚC





Tập di cảo của Bùi Giáng nhan đề “Thơ vô tận vui”, trang đầu tập thơ có mấy câu :
“Trước khi tôi chết
Cho gởi chút đá vàng
Của trăm năm buồn tủi …”
Lạ nhỉ? Lòng buồn đến trăm năm mà thơ thì vui vô tận!? Thật ra cũng không khó hiểu. Đó chính là do mâu thuẫn nội tại của con người, có điều chưa diễn đạt được thành thơ. Nói lẩy Kiều: "Bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm" để mô tả tất cả mọi trường hợp trong cõi nhân sinh ở đời này .
Comme la médaille a son revers, thực thể tương phản của thi sĩ họ Bùi cũng chỉ là một dạng trong phạm trù triết lý: "To be or not to be" mà thôi. Phân tích cặn kẽ cũng không bao giờ rốt nghĩa, chỉ tổ thêm nhức đầu, chi bằng nói như Nguyễn Tuân "Đời vui quá không sao buồn được" cho mấy thằng già theo đó mà cười khà khà để tiêu khiển cho qua năm cùng tháng tận của đời mình .
Ở xứ Mỹ này hiếm thấy người ta mở miệng cười . ( Nhân thế hãn phùng khai khẩu tiếu ...) . Người Mỹ sau những trận đánh ác liệt với người da đỏ , rồi lập quốc chọn con chim ó mỏ quặm làm quốc uy thì làm sao dân Mỹ có thế cười được . Cái nước Mỹ nầy được xem nhiều tiền lắm của , nhưng cũng là nơi mà phải làm việc tất bật , mãi mê đi tìm hạnh phúc mà suốt đời chỉ thấy ở cuối đường hầm mơ ước (Ở Việt Nam hiện nay cũng thế - mức độ bon chen càng ngày càng thêm ác liệt). Thế nên có nhiều người muốn lên núi để tìm một cuộc sống thanh thản như thuở xưa - sáng sớm say sưa nhìn một tia nắng đẹp như nhấp một chén trà thơm , ban trưa nghỉ một chút an lành như tới miền lạc thú , buổi tối sống hoà với đêm đen như nghe lời hát ngọt ngào của tạo vật ...
Alain Watts trong Become What You Are thì hình ảnh một người có tiền nhưng vẫn nghèo là vì không cảm thấy thoải mái với người chung quanh . Xã hội Mỹ càng ngày càng giàu có , nhưng niềm vui trong cuộc sống mỗi ngày một nghèo thêm .. Mình là người xa lạ với chính mình ( Albert Camus ) và tha nhân là địa ngục ( J.P. Sartre ) . Ðúng y như vậy , không triết lý chút nào hết.
Kinh Cựu Ước có viết :" Cho mọi sinh hoạt dưới vòm trời nầy , mọi thứ đều có cái mùa , cái thời của nó : Thời để sinh ra và Thời để chết . Thời để trồng và Thời để nhổ , Thời để giết và Thời để chữa lành .Thời để khóc và Thời để cười . Thời quẳng đá đi và Thời nhặt đá về ..." Cái gì cũng có chu kỳ của nó , thuận mệnh trời và thuận lòng người thì mới an bình được . Kinh Dịch là cái chìa khóa của bí mật thời mệnh . Ai biết đuợc nó thì sẽ hiểu được mệnh trời . Bậc hiền triết như Khổng Phu Tử trước khi qua đời cũng phải than rằng, không còn sống được lâu hơn để học hỏi bí ẩn trong Kinh Dịch .
Thời gian thì trôi quá nhanh , mới ngày nào đây còn khoẻ như voi , nhưng nay thì không còn sức để than vãn nữa .Sức khoẻ sụp xuống nhanh chóng y hệt như chiếc xe hơi cũ , tưởng rằng xe tuy cũ nhưng vẫn chạy rất tốt , nhưng khi nó bắt đầu trở chứng thì chỉ còn có cách là bán cho lạt son . Từ Aristote đến Einstein đều cho thời gian chỉ là ảo giác. Nhưng ảo giác sao được khi nhìn lại thằng con, mới hôm nào còn bế trên tay , lúc bước lên phi cơ qua Mỹ nó khóc nhuề nhuệ mà nay thì nó nói tiếng Mỹ như gió , cao lớn gấp đôi tía nó, trông nó cứ tưởng là Mỹ chánh hiệu con nai . Ôi thời gian , ta không đuổi theo kịp ngươi , hãy chậm lại chờ ta . O! temps suspends ton vol !
Và đời sống cũng thế , không có một giây phút tĩnh lặng để thư giản , để cho tâm hồn và thân xác được nghỉ ngơi . Trong ta chỉ còn lại những bận rộn mưu sinh quần quật suốt ngày tháng . Cuộc sống nầy giống như Sisyphe bị Zeus trừng phạt lăn hòn đá từ dưới biển lên núi và khi lên tới đỉnh hòn đá lại lăn xuống và hắn phải chạy xuống đẩy lên .Và cứ thế không ngừng nghỉ , vĩnh viễn và mãi mãi ... Nếu không có một suy nghĩ nào về giá trị của cuộc đời nầy , về hạnh phúc của hiện tại thì chắc không ai chịu nổi cái bản án chung thân nầy .
Trở về xứ Mỹ .Trong cái xã hội với nền văn minh kỹ thuật tân tiến nầy càng làm cho người ta bận rộn, bất an . Nổi lo sợ bệnh tật do mấy lời khuyến cáo của bác sỉ , đi thử nghiệm hết gan đến phổi , hết tim đến phèo ... Rồi các hãng bảo hiểm gửi cho mình không biết bao nhiêu là cái bill càng đọc như đi vào một khu rừng chưa khai phá ... Trong thời đại công nghiệp hiện nay , người nào cũng ngỗn ngang công việc , việc mình , việc nhà , việc công sở, việc ngoài đường , việc thật , việc chơi , việc của lão trượng tiên bữu ...Nhiều việc ngỗn ngang quá nên người ta sinh ra trù trừ , nhiều khi phải để nó ra ngoài trí nhớ . Trong cuộc sống hàng ngày số lượng công việc mới nhiều hơn số việc mà ta thanh toán được .Ðến mức có người còn phải nói :"Hồi ở VN sao mà khoẻ thế ?" Cuối cùng người ta phải lo nhiều quá và trở thành stressfull , depressed... nên trở thành lười và có một trùng hợp lạ kỳ vô cùng giống nhau giữa VN và Mỹ đó là căn bệnh thư thả, tà tà. Có việc mà không làm ngay , làm việc mà không có năng suất thì trong thời buổi cạnh tranh ngày nay từ làng cho đến xã rồi lên đến thành phố ,cạnh tranh ngay từ trong lớp học cho đến kiếm việc làm , việc lập gia đình ( không tranh thủ chiếm người đẹp trước là thằng khác nhảy vô cuỗm ngay )... cứ tà tà nằm dài trước TV xem phim bộ Ðại Hàn hay dán mình trước internet xem chuyện sex thì còn làm nên cơm cháo gì được nữa .
Chuyện ở Mỹ là thế ...Càng ngày người ta càng lo nhiều hơn nên càng lười nhiều hơn rồi càng mập nhiều hơn và càng bị stress nhiều hơn và chết vì bị stroke nhiều hơn . Có nhiều ông bạn già của tôi tuy già nhưng trái tim vẫn còn rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên, da thịt còn cảm giác được hơi ấm của đôi vòng tay người khác phái dù người đó nhỏ hơn mình rất nhiều ... Dans la grâce , le corps apparait comme un psychique en situation ...L'acte gracieux , en tant qu ' il révèle le corps...lui fournit à chaque instant sa justification d'exister . ( J. P. Sartre ).
Ðấy là sách lược của các lão .
"Thưa em tóc đã hai màu
Cái răng cũng rụng làm đau nụ cười
Nhìn quanh tuổi quá bảy mươi
Se se râu bạc cọng đời lung lay
Ðưa bàn tay nắm bàn tay
Thấy đâu chỉ số còn dài cuộc chơi ."
Sống trăm năm ? Chuyện nhỏ .
Sách kỷ lục Guinness đã hài tên một lố tên những cụ sống trên trăm Nhưng Guinness lơ đảng chưa chịu tìm tới VN để gặp nhiều cụ sống trên trăm tuổi .Cụ Giản Chi thọ 102 tuổi .
Thuở nhỏ đã làm thơ :
Gió đông mơ dáng hoa đào
Trà Phương Bối đậm nhớ Sao Trên Rừng
Buổi tứ tuần làm thơ:
Dòng đời khôn đổi làm sông rượu
Bừng giấc quan hà lại muốn say .
Buổi cửu tuần làm thơ:
Cuộc sống đã đành khinh gió bụi
Lòng người ai chẳng có quê hương .
Nhưng già mà còn chung thủy với vợ con thì cũng hiếm . Trong một dịp nào đó tôi có nghe lóm được câu chuyện của hai người vợ chồng già :
Lão Ông nói :
Nếu Ông chết trước thì bà sẽ làm gì ?
Bà đáp không suy nghĩ :
-Thì em sẽ tìm thuê chung một ngôi nhà với vài quả phụ hoặc phụ nữ độc thân khác cho khuây khỏa nỗi buồn .
Rồi bà hỏi lại Ông :
- Lỡ Em chết trước Anh thì sao ?
- Anh cũng sẽ làm như thế .
Ðâu đã hết gân !
Già rồi mới thấy thấm thía mấy chữ " vạn pháp giai không " . Ðược thua gì nơi cỏi tạm này .Sợ chết ư ? Vâng ai cũng tham sống sợ chết . Ðó là truyện Thần Quy trong sách Nam Hoa Kinh . Trang Tử câu trên sông Bộc . Sở Vương sai hai quan đại phu đem lễ vật mời Ông ta ra làm quan . Trang Tử cầm cần câu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói : " Tôi nghe vua Sở có con thần quy chết đã 3000 năm . Vua Sở quý nó và cất trên miếu đường . Con quy ấy , chịu chết để lưu lại cái xương của mình cho người ta quý trọng , hay lại chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi mình trong bùn ?" Hai vị đại phu nói : " Thà sống mà kéo lê cái đuôi trong bùn còn hơn ." Trang Tử nói: "Thôi , về đi . Ta đây cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong bùn..."
Cái chết chỉ tồn tại trong ký ức của con người , dầu là được thờ phụng trong miếu đường cũng không còn là sống . Nhưng phải sống như thế nào cho phải lẻ . Như Saddam Hussein trước khi chết dỏng dạc tuyên bố : " Ta là một chiến sỉ và ta không sợ gì cho ta cả . Ta là một bạo chúa, vâng! Nhưng ta là một kẻ ác cần thiết . Cứ nhìn những gì đang xảy ra sau khi ra đi ! Sau ta là Hồng Thủy . Các ngươi hãy nhớ kỹ điều nầy cho lần tới : Hãy cần cho bạo chúa sống lâu " .
Vâng The King is dead ! Long live the King ! Có điều Saddam Hussein cũng dở, sao không bắt chước Hạng Võ giữa dòng Ô giang, tự cắt lấy đầu, hai tay dâng cho tên đình trưởng chèo thuyền?
Sự tiến bộ kỹ thuật đem lại nhiều tiện nghi cho đời sống , nhưng ngược lại hạnh phúc của con người không vì thế mà tăng thêm , mà trái lại càng đem nhiều khó khăn và đau khổ cho con người . Theo cách suy nghĩ thông thường thì có cơ sở vật chất ( tiền bạc , nhà cửa , danh vọng ...) và tình cảm của những người xung quanh ( cha mẹ, con cái, bạn bè ...) là sự hạnh phúc . Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì người và vật mà mình mong muốn cũng chính là nguyên nhân của sự đau khổ . Những người giàu có và nổi tiếng như : Mike Tyson , O. J. Simpson rồi cũng vào tù . Quyền thế tột đỉnh như Saddam Hussein thì rồi cũng lên giá treo cổ .
Cuối con đường hạnh phúc là sự đau khổ . Phải chăng chúng ta đi tìm hạnh phúc mà không hiểu hạnh phúc là gì . Hạnh phúc không phải là điểm đến mà chính là cuộc hành trình đi đến đó . Ngay lúc hạnh phúc nằm trong tay mà vẫn đi tìm . Ðối với Tây Phương , khi đi tìm hạnh phúc là tạo ra thật nhiều hoàn cảnh để vui và thoải mái ( của cải vật chất , xe hơi , ti vi ,tủ lạnh ...du lịch , rong chơi , ca hát ...) Người Á Ðông tạo cái vui bằng cách gói ghém , che phủ nỗi buồn , tiếng khóc ...
Ngày bà cụ tôi mất ( mà mình biết trước sẽ đến ngày nầy ) , một Ông sư nói với tôi là bà cụ đi về Ði về cõi xa nơi đó không có đau khổ và buồn . Ôi , chuyện này tôi biết từ lâu rồi... Mình phải nhìn sự chết như là đưa một người ra ga xe lửa . Ðầu ga nầy mất một người thì ở đầu ga kia đón nhận thêm một người . Không biết có đúng vậy không? Nhưng cứ tin như vậy đi để có cái nhìn tích cực về cái chết , có mất mát gì đâu mà không tin .
Hành trình của chúng ta là hành trình trong một giai đoạn . Trong một vở kịch vai trò phải đóng theo câu chuyện chứ không có câu chuyện phải theo người đóng kịch . Vở kịch dài đóng dài , vở kịch ngắn đóng ngắn . Người đóng kịch phải cố gắng đóng trọn vai trò của mình . Những gì có trong tầm tay của mình thì cứ hưởng lấy chứ đừng kiêu hảnh coi là quan trọng .
Không hiểu sao tôi lại bổng thích triết lý cuộc đời . Thôi thì dầu có triết lý ba xu đi nữa cũng xin đừng chúc nhau theo kiểu formula nữa ( An khang - Thịnh vượng - Hạnh Phúc ...) mà chỉ mong chúng ta mùa nào cũng vui . Mùa xuân thì vui tươi mát mẻ , mùa hạ thì nồng ấm chói chan , mùa thu mây bay heo hút , mùa đông tuyết trắng mơn man ...Mùa nào cũng thú . Không cần tiền , không cần danh vọng , không can dự vào những chuyện nằm ngoài tầm tay thì chúng ta đã có hạnh phúc rồi đó !

Lê Tấn Tài

Kẻ tiểu nhân trách người, quân tử trách mình!





  
Ở một làng nọ, có hai gia đình sống cạnh nhau nhưng lại rất trái ngược. Gia đình ông Vương sống ở phía Đông thường xuyên xảy ra cãi vã, lâu lâu hàng xóm lại nghe thấy tiếng khóc lóc, quát tháo inh ỏi, cuộc sống rất đau khổ; còn ở phía tây, gia đình ông Lý thì ngược lại, rất đoàn kết và hòa ái, trên khuôn mặt họ lúc nào cũng nở một cười tươi, cuộc sống vui vẻ, an lạc không gì bằng.
Một ngày nọ, ông Vương do không chịu nổi những trận chiến liên miên không dứt trong gia đình, liền đi sang nhà ông Lý xin thỉnh giáo.
“Gia đình ông làm thế nào mà lúc nào cũng có thể luôn được vui vẻ dễ chịu như thế?” Ông Vương hỏi.
“Bởi vì chúng tôi thường xuyên để xảy ra những việc sai sót”, ông Lý cười trả lời.
Trong lúc ông Vương còn đang cảm thấy ngơ ngác, khó hiểu thì bỗng dưng thấy cô con dâu của gia đình ông Lý đang vội vàng đi từ ngoài vào, vào tới phòng khách do sơ ý không cẩn thận nên bị ngã nhào.
Mẹ chồng cô đang lau nhà thấy vậy vội vàng chạy lại, đỡ con dâu lên và nói: “Đều là mẹ làm sai, mẹ lau nhà ướt quá đấy mà!”
Anh con trai đang đứng ngoài cửa phòng khách, thấy vợ ngã nhào, cũng vội vàng chạy lại: “Đều là lỗi của anh, anh đã không nói với em là phòng khách đang được lau, hại em bị ngã!”
Người con dâu sau khi được đỡ dậy cũng tự trách mình và nói: “Không! Không! Là lỗi của con, là do bản thân con không cẩn thận ạ!”
Sau khi chứng kiến hết sự việc ông Vương bỗng ngẩn người như hiểu ra gì đó.
Nếu ngay lúc đầu, người mẹ chồng trách mắng con dâu khi bị ngã là: “Sao đi đứng không có mắt à, thật đáng đời!” Những người khác trong gia đình nếu cũng không để ý tới cảm nhận của cô ấy mà cười nhạo cô ấy, vậy thì gia đình ông Lý có thể có được không khí nhẹ nhàng, ấm áp hay không?
Có rất nhiều người luôn mang trong lòng tâm lý “đều do người khác làm sai” nên tự nhiên sinh ra một cảm giác khó có thể tiếp xúc với người xung quanh. Cổ nhân xưa có câu: “kẻ tiểu nhân trách người, người quân tử tự trách mình”, thật vậy, nếu như sau khi tự xem xét lại chính mình, nhận thấy mình có chỗ thiếu sót, cần phải thay đổi, đề cao thì không chỉ có thể “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”, mà còn có thể càng ngày càng giành được sự tôn trọng từ người khác.

CHÙA THIÊN MỤ



Chùa Thiên Mụ là một danh lam thắng cảnh vào bậc nhất của cố đô Huế. Chùa được xây trên đỉnh một ngọn đồi cao ngay bên bờ sông Hương đối diện vùng đất Long Thọ.
Trước cửa chùa có tháp kiến trúc theo hình bát giác, một kiểu bố cục theo hình bát quái. Tháp nầy gồm có 6 tầng đều nhau nhưng càng lên cao thì diện tích lại được thu nhỏ lại. Mỗi tầng có một mái nhỏ chìa ra với những đường nét trang trí khá tinh vi, đều đặn và sinh động lạ thường. Mỗi mặt có một cửa cuốn khá lớn hình chữ nhật nhưng chung quanh có nhiều mô hình long nguyệt. Trên cùng là một mái nhỏ 8 cạnh. Chính giữa có trang trí một hình nậm rượu có mũi nhọn. Chung quanh có những mô hình vân vũ.
Nhiều vị cao tăng từng được mời về làm trụ trì từ trước đến nay cho nên chùa trở thành nơi quần tụ nhiều thiện nam tín nữ đến nghe thuyết pháp. Có nhiều huyền thoại chung quanh lai lịch của chùa Thiên Mụ được nhiều sách báo xưa nay đề cập đến.
Một trong những mẫu chuyện đó đã kể lại như sau: Từ những năm tháng trước đó, dân chúng trong vùng nầy đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên một ngọn đồi mà chùa toạ lạc hiện nay. Bà cho biết như sau: Sau nầy sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa trong vùng nầy để tụ long khí để cho long mạch được bền vững. Sau khi nói xong thì bà ta biến mất.
Từ đó ngọn đồi nầy được gọi là Thiên Mụ Sơn (tức là ngọn núi của bà Trời). Sau khi vào trấn thủ đất Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) thường đi tìm những vùng địa thế đặc biệt có đến vùng nầy và được dân chúng kể lại như thế. Chúa Nguyễn tự nghĩ chân chúa đó chính là mình, chonên đã khuyên dân nên xây chùa tại đây và đặt tên là Thiên Mụ Tự.
Nhưng nhiều giả thuyết đã không xác định như thời điểm đó. Theo các giả thuyết nầy thì nhiều chứng tích cho rằng chùa đã được xây lên vào năm 1555, tức là khi chúa Nguyễn chưa ra đời.
Trong sách Ô Châu Cận Lục của Dương văn An viết trong thời điểm đó cũng định cả đến tên của ngôi chùa này rồi. Cũng có thể thời đó ngôi chùa tuy được dựng lên, nhưng chỉ là một thảo am nhỏ, kiến trúc chưa có gì là quy mô, rộng lớn như sau nầy. Thời điểm chúa Nguyễn cho dựng lại chùa vào năm 1601 và quy mô rộng lớn khang trang hơn trước.
Những triều Nguyễn đã cho xây dựng liên tiếp những phần còn lại trong quần thể chùa nầy. Năm 1665, ngôi chùa nầy cũng đã được chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu với những kiến tạo quy mô hơn. Cuối năm 1695, Hoà thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) ở Quảng Đông được chúa Nguyễn Phúc Chu mời qua hoằng dương Phật Pháp tại ngôi chùa nầy. Tín đồ đến tham dự ngày càng đông đúc và chùa được nổi tiếng vang khắp nơi từ đó.
Năm 1710, chúa Nguyễn cũng cho đúc một đại hồng chung và cũng đã viết một bài Ký để khắc trên chuông nầy. Năm 1714, Chúa sai Chưởng Cơ Tống Đức Đại đứng ra trông coi việc trùng tu và cũng đã mở rộng thêm ngôi chùa nầy. Trong dịp nầy, một chương trình trùng tu khá quy mô: chùa được xây thêm điện đài, nhiều đình viện chung quanh, nhà Tăng, nhà Tổ, vọng chuông.
Theo những tài liệu ghi chép lại đã có 22 công trình xây dựng trong dịp nầy. Công tác chỉnh trang nầy kéo dài trên một năm trời vàcó đến 1012 người thợ và dân phu tham gia trong cuộc xây dựng lần nầy. Tất cả được mô tả là công trình khá hoành tráng. Sau khi sửa chữa xong, một lễ kỳ an kéo dài đến 3 ngày và chúa Nguyễn cũng cho khắc một bài Ký do chính mình soạn thảo để làm kỷ niệm.
Nhà vua cũng nhờ 3 vị thiền sư Việt Nam sang Trung Hoa thỉnh hơn 1000 bộ kinh Phật Giáo nổi tiếng về tàng trữ tại ngôi chùa nầy để phát triển thêm tư tưởng Phật Giáo. Cho đến đời Tây Sơn nắm quyền hành (1786-1801) thì chùa Thiên Mụ đã bị nạn binh đao tàn phá rất nặng nề. Có đến 3/4 công trình đã bị hủy hoại.
Theo tài liệu của Phan huy Ich, đã có thời kỳ triều đình Tây Sơn đã dùng ngôi chùa nầy làm đàn Xã Tắc để cúng tế cầu đảo hằng năm. Đời nhà Nguyễn, vào những năm 1815 và 1831, vua Gia Long và vua Minh Mạng đã sai quan Lễ Bộ Tham Tri đứng ra điều khiển việc tu sửa lại ngôi chùa danh tiếng nầy.
Năm 1844, để kỷ niệm bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ của vua Gia Long) thọ 80 tuổi (Bát tuần Thánh Thọ), vua Thiệu Trị đã cử Thống Chế Hoàng Văn Hậu đứng ra điều khiển việc kiến trúc lại ngôi chùa nầy trên một quy mô rộng lớn: xây thêm tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện, dựng lại hai tấm bia ghi lại thơ văn nhà vua.
Chùa Thiên Mụ cũng được chọn làm một trong 20 thắng cảnh nổi tiếng của đất Thần Kinh, qua bài Thiên Mụ Chung Thanh:
Cao cương cổ sát trấn tiền xuyên, Nguyệt tướng thường viên tự tại nhiên. Bách bát hồng thanh tiêu bách kết, Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên. Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm, Liêu lượng dẫn tiêu đạo vị huyền. Phân tích Thánh công thùy hải vũ, Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
Nghĩa là:
Gò cao chùa cổ bên sông, An nhiên nguyệt tướng, mặt vòng tròn gương. Niệm tan phiền no sầu thương, Ba ngàn thế giới, tỉnh đường ba sinh. Chuông rền cảm giới u minh, Ban mai tiếng tụng, hiển linh đạo huyền. Thánh công Phật Tích lưu truyền Nhân lành, quả tốt, khắp miền nước non. (Bản dịch của Nguyễn Quảng Tuân)
Năm 1899, để đóng góp công đức cho chùa nhân dịp lễ Cửu Tuần Đại Tiết của bà Từ Dũ (vợ của vua Thiệu Trị), vua Thành Thái đã ra lệnh cho bộ Công tu bổ lại tháp Phước Duyên và dựng bia để kỷ niệm. Năm năm sau đó (1904) một trận bão dữ dội đã gây cho ngôi chùa nầy nhiều thiệt hại nặng nề, mà trong đó, đình Hương Nguyện đã bị sụp đổ. Mùa thu năm 1907 thì chùa được trùng tu lại.
Tháng ba năm 1920, vua Khải Định lại cho dựng bia đá gần tháp Phước Duyên, để khắc một bài thơ ngự chế nội dung ca ngợi cảnh chùa. Đợt sau cùng, chùa Thiên Mụ đã được đại tu bổ vào cuối năm 1957. Trong đợt nầy, phần lớn những bộ phận kiến trúc trong điện Đại Hùng đều được thay thế bằng bê tông cốt sắt. Thiên Mụ trở thành một trong những danh lam nổi tiếng nhất của đất Thần Kinh.
Thiên Mụ được nhắc nhở nhiều trong thi ca âm nhạc, hội họa nhiếp ảnh, để lôi cuốn du khách bốn phương cảngười nước ngoài.
Không một tập Kỷ Yếu nào viết về Huế mà không có hình tháp của Thiên Mụ. Cơ quan UNESCO trong chương trình trùng tu Huế đã đưa Thiên Mụ lên hàng cao. Đại hồng chung Thiên Mụ là được liệt vào một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của vùng đất Thần Kinh. Căn cứ theo những tài liệu lịch sử và kiến trúc đất Thần kinh thì công trình đúc chuông nầy là do chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1727) đề xướng.
Năm 1710 việc đúc đại hồng chung nầy hoàn tất. Một đại trai đàn được tổ chức vô cùng trọng thể sau khi chùa xây xong. Tính rathì chuông nặng trên 2000kg và chiều cao đến 2,5 mét đường kính của chuông là 1,4 mét. Trên mặt của chuông có khắc 8 chữ Thọ theo lối chữ triện; ở giữa thân chuông chia làm 4 khoảng, có khắc bài Minh của chúa Nguyễn Phúc Chu.
Những hình long,vân, nhật, tinh được chạm nổi; phía dưới khắc hình bát quái và sóng nước. Chuông có chiếc quai rất lớn đúc bằng đồng, hình sóng nước. Thân chuông được phân chia ra nhiều phần trang trí khác nhau.
Nhiều vòng song song được bố trí đều từ quai đến đáy chuông. Vòng thứ 1: Vòng trang trí hoa dây. Vòng thứ 2: Bốn đôi rồng chầu mặt nguyệt. Vòng thứ 3: Tám chữ Phúc. Vòng thứ 4- Vòng trang trí kỹ hà. Vòng thứ 5- Bài thơ của chúa Nguyễn. Vòng thứ 6 – Những đường song song trên có 4 vòng cao. Vòng thứ 7 – Hình hậu thiên bát quái. Vòng thứ 8 – Hình bát bửu. Vòng thứ 9- Hình sóng nước.

Trang thơ



Nhớ cơn mưa quê hương
Tác giả:

Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc…
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người biết mấy yêu thương.

Thursday, March 30, 2017

BIẾT ƠN MÌNH
Đổ Hồng Ngọc




Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình. Nhiều người lớn tuổi nhìn vào gương mỗi ngày thấy mình già đi với những dấu chân chim ở đuôi mắt, vết hằn ở khóe miệng, nếp nhăn nhúm ở bàn tay…đã không thể chấp nhận được mình, đã âu sầu buồn bã, có người phải căng da mặt, bơm xóa vết nhăn hy vọng giữ mãi vẻ trẻ trung nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi cũng “hiện nguyên hình”, có khi tệ hơn!
Xây dựng hình ảnh về chính mình (self image) rất quan trọng. Nếu đó là một hình ảnh tích cực, nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường”xung quanh, còn nếu là một hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.
Có món đồ nào mà xài vĩnh viễn đâu, ngay cả những máy móc tinh xảo được làm bằng những thứ kim loại tốt nhất. Gần đây thấy trên báo quảng cáo một cái tủ lạnh cũ của Thụy Sĩ rằng đã được xài đến 20 năm mà vẫn còn chạytốt. Như vậy nhiều người trong chúng ta có thể vỗ ngực nói rằng mình đã “xài”đến sáu bảy chục năm mà hãy còn ngon đó chư! Vậy ta phải biết ơn mình nhiều hơn.
Hãy thử xem bộ xương. Cơ thể ta có trên hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp, cũng đã xài được hằng mấy chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ, chỉ khi ta tích tuổi, lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi! Nhiều khi chỉ vì từ nhỏ ta đã không biết chăm sóc bộ xương đã làm cho nó bị lệch lạc đi như bị vẹo cột sông ở tuổi học đường, hoặc ăn những thức ăn làm cho các chất hoạt dịch giữa các khớp bị đơ cứng lại. Ngay ở giai đoạn chấm dứt tuổi dậy thì, bộ xương đã hình thành với khối lượng xương cố định, chủ yếu là do di truyền nhưng cũng một phần do dinh dưỡng. Nếu biết quan tâm, thì ngay từ nhỏ đã phải được bồi dưỡng tốt để xương phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi dễ bị loãng xương, dễ bị té ngã, đưa đến gãy xương, trật khớp. Nhìn một cành khô và một cành tươi thì biết. Cành tươi khó gãy vì vỏ dày, gỗ dai, nếu gãy cũng thường gãy dập; còn cành khô thì vỏ mỏng, gỗ giòn, khi gãy dễ gãy lọi. Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi, sau tuổi 65, rất dễ bị té ngã. Nữ dễ bị hơn nam. Ngoài những chuyện gãy xương, trật khớp, rách cơ, dập phần mềm…còn có những biến chứng gần xa khác như viêm phổi, loét da, do phải nằm bất động trong một thời gian lâu dài. Để giảm bớt nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, cần quan tâm tới môi trường sống của họ. Chẳng hạn các cầu thang trong nhà sao cho dễ đi, không trơn trợt, bậc thang đều, ánh sáng đầy đủ. Tuổi gia mắt kém, cảm giác về độ chênh không còn chính xác, phản xạ chậm, cơ thể điều hòa vận động giảm nên rất dễ té. Người lớn tuổi vẫn cần phải tích cực vận động – tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao chẳng hạn – để tăng tính linh hoạt của các khớp và giúp cho cơ duy trì sự dẻo dai. Người ít vận động hoặc phải nằm một chỗ, tình trạng loãng xương càng xảy ra nhanh. Thuốc lá và rượu góp phần tăng tốc. Việc sử dụng estrogen để bù đắp phải được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều đáng để ý là một người khi lớn tuổi bị té ngã một lần thì về sau thì sợ hãi, ít dám vận động, do vậy mà sự phối hợp giữa thần kinh cơ càng kém, lại càng dễ bị té ngã những lần sau. Sự bảo bọc quá đáng của người thân trong gia đình càng làm cho người già thêm mau suy yếu.
Rồi thử xem bộ máy tuần hoàn của ta. Nếu biết rằng mỗi ngày trái tim ta phải co bóp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu khoảng 7.000kg không ngừng nghỉ, kể cả lúc ta ngủ, đi vào một hệ thống mạch máu giăng mắc mà chỉ riêng hệ thống vi mạch nếu nối lại đã dài hàng trăm ngàn cây số (hơn gấp đôi chu vi trái đất) để nuôi cơ thể, ta mới thấy sức hoạt động của bộ máy tuần hoàn tuyệt vời đến thế nào! Có cái máy bơm nào làm việc liên tục với khối lượng như vậy hằng bảy tám chục năm trời mà không phải thay pin, không phải chùi rửa gì cả? Vậy mà chẳng những ta không nhớ, không biết ơn nó, nhiều khi ta còn hành hạ nó, đầu độc nó, buộc nó nhảy tưng lên với những chất như rượu, trà, cà phê, thuốc lá…Chất nicotine trong thuốc lá chẳng hạn, chẳng những buộc nó phải làm việc nhanh lên mà còn lại co thắt các mạch máu nuôi dưỡng nó, làm cho nó bị thiếu dưỡng khí. Ta lại còn đầu độc tinh thần nó bằng cách luôn rên rỉ “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông” hay hất hủi nó: “ngày rời Paris anh đã để quên con tim”…Thật ra một trái tim bình thường làm việc âm thầm bền bỉ đến nỗi ta tưởng như không có nó. Lúc nó lên tiếng “nhắc nhở”thì đã rắc rối rồi! Cho nên có một trái tim lành mạnh thật hạnh phúc mà nhiều khi ta không biết!
Còn mạch máu của ta cũng giống như những ống nước vậy. Khi ống nước còn mới thì nó dẻo dai, co giản dễ dàng, không có chuyện gì xảy ra, còn ống nước đã cũ thì khô cứng lại, độ thun giãn kém đi. Ở người cao tuổi, các mạch máu cũng dễ cứng hơn nên huyết áp dễ bị tăng cao. Huyết áp cao quá có thể gây ra những tai biến. Tăng huyết áp phải được theo dõi chữa trị đến nơi đến chốn. Bệnh tiểu đường càng làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn mạch. Do vậy, các nhà chuyên môn đều khuyên ta bớt ăn đường, bớt uống rượu, bớt ăn muối, bớt ăn mỡ, không hút thuốc…
Rồi thử xem buồng phổi của ta. Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống. Người ta có thể nhịn đoi vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút. Thiếu oxy (dưỡng khí) chừng năm phút thì các tế bào não sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được nữa. Có lẽ vì không khí không phải mất tiền mua nên ta thường coi như không hề có nó. Ta vẫn thở mỗi phút giây mà không nhận thấy không khí là cần! Có một buồng phổi hoạt động tốt ta chẳng hề quan tâm, thậm chí chẳng hề biết đến nó, cho đến lúc nó khò khè có cử thì lúc đó ta mới thật sự hốt hoảng. Nói chung chúng ta thường không biết thở, không thèm thở, nhất là những lúc làm việc hăng say gần như quên thở hoặc những lúc có những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ ta cũng thường quên thở, nín thở. Thở là một phản xạ tự động nhưng ta lại có thể kiểm soát được hơi thở, nhịp thở, khác hẳn với các cơ chế tự động khác như của quả tim, mạch máu, dạ dày, gan ruột…hoạt động hoàn toàn ngoài ý muốn của ta. Cho nên ta có thể luyện thở được. Buồng phổi của ta có khoảng 300 triệu phế nang, trải rộng ra ta có một diện tích rộng hơn 80m2, lớn hơn một phòng học. Mỗi khi ta hít phải không khí ô nhiễm bụi khói, vi khuẩn, thì lớp không khí ô nhiễm đó sẽ tràn ngập lên toàn bộ diện tích của phế nang. Khi còn là những lá phôi thì phổi và da có cùng nguồn gốc, do vậy mà sau này khi gặp lạnh tự nhiên ta sinh ra ho hen, đặc biệt người cao tuổi dễ bị viêm phổi do lạnh. Hệ thống hô hấp không chỉ có phổi mà còn có mũi, họng, thanh quản, khí quản cùng các cơ hô hấp mà cơ hoành là cơ trọng yếu nhất. Ở mũi chúng ta chẳng hạn có một hệ thống mao mạch dày đặc để sưởi không khí, làm cho không khí ấm lại trước khi vào phổi. Gặp lạnh, ta sẽ bị ách xì, sổ mũi, nghẹt mũi vì các mao mạch trương nở. Không phải vô cớ mà người lớn tuổi thường khoác một chiếc khăn quàng cổ khi ra đường vì khi gặp lạnh chiếc khăn quàng sẽ giúp làm ấm mũi.
Những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sáng suốt, làm việc không biết mệt là những người biết…thở. Họ có những phương pháp “bì truyền”thường được gọi là dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga…Có khi ta còn nghe được những câu có vẻ huyền bí như “đưa hơi xuống huyệt đan điền…”Thực ra không có gì là bí hiểm cả mà hoàn toàn có cơ sở sinh học. Ta biết cơ hoành là cơ hô hấp chính nằm vắt ngang giữa bụng và ngực, “phụ trách” 80% khối lượng hoạt động hô hấp. Cơ hoành di chuyển lên xuống như một cái piston trong lồng ngực làm cho buồng phổi nở rộng hoặc thu hẹp thể tích. Do vậy khi ta hít sâu thì cơ hoành bị đẩy xuống đến tận…dưới rún, nơi được gọi là huyệt đan điền hay khí hải. Như vậy “đưa hơi xuống huyệt đan điền”thực chất là hít sâu đẩy cơ hoành lên xuống mạnh hơn, cơ hoành di chuyển rộng hơn, nhờ đó sự thông khí sẽ tốt hơn. Càng lớn tuổi cơ hoành càng làm biếng, nên người lớn tuổi cần luyện thở, tập dưỡng sinh, thì cơ hoành mới làm việc tốt hơn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho họ dễ mệt mỏi, hụt hơi, cũng như bệnh giãn phế quản làm cho họ khạc rất nhiều mỗi sáng. Ngày càng có nhiều người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Nhiều người già bị lao là nguồn lây bệnh trong gia đình mà không biết. Giữ môi trường trong sạch, tạo nhiều cây xanh bóng mát, gần gũi với thiên nhiên, tập thở đúng phương pháp, tránh thuốc lá..là những cách tốt nhất để biết ơn buồng phổi của ta vậy.
Lý Lập Ông,thế kỷ XVI, viết trong Nhàn tình ngẫu hứng: “Xét cơ thể con người, tai mắt mũi, tay chân, thân thể hết thảy đều cần thiết…chỉ có hai cái không cần thiết mà trời phú cho ta là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của loài người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá, mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”. Lâm Ngữ Đường có lẽ cũng đống ý như thế nên ông cũng viết: “Chúng ta có một cái bao không đáy gọi là bao tử…Nó ảnh hưởng đến văn mình của nhân loại…Các hội nghị quốc tế căng thẳng đến thế nào, tới giờ cũng dừng lại để ăn….”. Rồi ao ươc: “Nếu con người có được cái diều như diều chim, có cái dạ dày của loài nhai lại chắc là không có tình trạng hiếu chiến, tàn ác vì loài ăn cỏ, ăn hạt đều hiền lành, loài ăn thịt đều hiếu sát”. Ông cũng đưa ra một nhận xét thú vị: “Gà trống cũng thường đá nhau nhưng không phải vì thức ăn mà vì gà mái. Con người mà có cái diều như gà thì chỉ còn những cuộc chiến nho nhỏ chứ không phải cần đến chiến tranh lớn để xuất cảng đồ hôp” . (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê). Thật tội nghiệp cho cái “bao không đáy” còn gọi là bao tử hay dạ dày của chúng ta! Đó là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, đảm nhận việc “nạp năng lượng”để ta duy trì sự tồn tạihoạt động suốt cả cuộc đời. Cái bao không đáy đó thực ra nó đã phải làm việc căng thẳng vất vả, co bóp, nhào nặn thức ăn thức uống suốt ngày đêm để cung cấp cho ta những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống. Nó làm việc âm thầm không hề kể công, hoàn toàn ở ngoài ý thức của ta vì khi nó nhào nặn co bóp như vậy ta không hề hay biết. Để tiêu hóa được thức ăn, dạ dày phải tiết ra một chất acid mạnh mà nếu không khéo tự bảo vệ mình thì acid này sẽ tiêu hóa ngay chính bản thân nó, làm cho nó lở loét tùm lum mà ta gọi là loét bao tử (loét dạ dày). Thường nếu có lở loét thì dạ dày cũng âm thầm tự băng bó lấy cho mình, đến khi quá lắm thì mới kêu ca, lên tiếng, lúc đó ta có cái gọi là đau bao tử. Nói chung ít khi ta thượng hại cái dạ dày của mình đừng nói chuyện biết ơn nó, trái lại ta sẵn sàng nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt từ thịt cá voi đến rắn mối, thằn lằn, tác kè, chuột bọ, cào cào, châu chấu, nghêu sò ốc hến…Ta cũng sẵn sàng đổ vào hằng lít rượu đế, whisky, hằng két bia và vô số những chất độc hại khác như…thuốc trừsâu, giun đầu gai v.v..Để ý một chút, ta thấy hệ tiêu hóa là một cái ống cơ dài từ miệng đến hậu môn, phình ra chỗ này, thắt lại chỗ kia để trở thành thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…Thức ăn thức uống đi xuyên qua cái ống đó là đã đi bên ngoài cơ thể, mà các bộ phận được phân công cắt xé, nghiền, nhồi trộn, nhào nặn, chuyển hóa, hấp thu..để đưa vào cơ thể sử dụng. Cả một bộ máy làm việc quần quật liên tục không mệt mỏi như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể hằng ngày. Ta không thể tưởng tượng rằng mỗi ngày có hơn cả lít nước bọt đượctiết ra là nhằm giúp cho miệng không bị khô, hôivà giúp tiêu một phần thức ăn. Ở người lớn tuổi, nước bọt tiết ra ít đi nên dễ bị đắng miệng, khô miệng, ăn không ngon. Hệ thống nhung mao ở ruột non ngoằn nghoèo nhiều lớp có tổng diện tích lên đến 250m2, bằngcả cái sân quần vợt, để hấp thu các dưỡng trấp nuôi cơ thể trôi qua, với các tế bào hùng hục hoạt động ngày đêm để trao đổi chất, với vô số vi sinh vật li ti sản sinh ra các men tiêu hóa, các vitamin. Gan đổ mật vào ruột, tụy tạng tiết men và insulin mà nếu thiếu nó ta sẽ bị bệnh đái đường. Bất cứ có một trục trặc gì trên cái ống đó đều gây ra những rắc rối đáng tiếc như bị tắc nghẽn đâu đó chẳng hạn. Một người bị bón thường xuyên cũng làm cho cái ống bị nghẹt, dẫn đến hôi miệng, ăn mất ngon, ngủ không yên.
Lâm Ngữ Đường có một nhận xét khá thú vị: “Đối với tôi, hạnh phúc trước hết là vấn đề tiêu hóa. Ruột ta mà vận động điều hòa thì ta hạnh phúc, không thì ta khổ sở. Sự tình chỉ có vậy thôi!”. Mà thật, cứ thấy người nào mặt mày lúc nào cũng cau có, nhăn nhó, khó chịu đăm đăm…thì chắc là đã bị bón hoặc trĩ kinh niên rồi! Người lớn tuổi cũng cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ, cần tránh béo bệu nhưng cũng phải tránh cả suy dinh dưỡng – chủ yếu là do thiếu chất đạm. Cũng không nên quá sợ Cholesterol vì có loại cholesterol tốt cần cho cơ thể. Nên dùng dầu thực vật. Các vitamin được cung cấp từ thức ăn như rau quả, trứng, đậu, cà rốt, rau muống, gấc…Để giữ khẩu vị được ngon vừa ý, cần thêm những gia vị mà người có tuổi vẫn quen dùng như tỏi, tiêu, ớt. Không nên kiêng cử quá đáng làm cho ăn mất ngon. Đậu nành có lẽ là một thứ thức ăn lý tưởng vừa cung cấp đạm thực vật lại có chất phytoestrogen là một loại kích thích tố nữ rất tốt để làm giảm tốc độ lão hóa. Một bữa ăn gia đình đông vui có con cháu sum vầy thì dù là rau muống, kho quẹt, đậu hủ…cũng đem lại nhiều chất bổdưỡng cả về tinh thần lẫn năng lượng cho người lớn tuổi. “Hãy cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Lâm Ngữ Đường nói loài người có hai hạng, hạng ăn rau và hạng ăn thịt. Hạng ăn rau càng đông thì càng dễ có…hòa bình trên thế giới.
Rồi cái bọng đái nữa chứ. Phải bí đái một lần mới biết “giá trị”của cái bọng đái, mới biết ơn vô cùng khi có một cái bọng đái hoạt động bình thường, biết lúc nào thì phải chứa đựng, lúc nào thì phải co bóp, lúc nào thì mở cơ vòng và lúc nào phải đóng chặt lại. Thật là tai hại khi ở tuổi cao, cơ vòng bắt đầu hoạt động không tốt nữa, lúc cần đóng chặt thì nó lại mở ra, đặc biệtphụ nữ có tuổi. Ở đàn ông, tuyến tiền liệt có thể phình to thành bướu chặn nghẹt đường lưu thông của nước tiểu, lúc cần tiểu lại tiểu không ra. Lại phải mổ, phải nong. Một kích thích quá mạnh như cười to, ho tràng dài hoặc vận động nhiều quá, cũng dễ bị đái són. Thuốc an thần, thuốc lợi tiểu sẽ làm cho đái són xảy ra thường xuyên hơn. Nói chung nếu tìm được nguyên nhân thì chữa trị không khó, đừng lúc nào cũng cholà tâm thần rồi bỏ mặc. Nên tập đi tiểu có giờ giấc, đừng đợi quá căng. Các loại tả lót thấm hút có thể dùng rất tiện cho người già khi đi lại tàu xe. Cũng cần chú ý sắp xếp chỗ đi đại tiểu tiện sao cho thuận lợi, dễ đi, có đủ ánh sáng. Người mình thường coi chỗ tiểu tiện (toilet) như là một chỗ dơ bẩn xấu xí nên thường đặt ra phía sau nhà, xa nhà, trong khi đó thực ra toilet là một nhu cầu quan trọng của con người nên ở những khách sạn lớn, người ta bố trí toilet ngay trước phòng khách, sạch sẽ và thơm tho.
Mắt là giác quan quan trọng nhất của con người. Chăm sóc mắt là biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống. Có một quyển sách mà tác giả là một người mù, viết với lời tựa là “Nếu tôi được một ngày sáng mắt”! Những người bình thường có đôi mắt sáng nhiều khi không biết quý. Thử sống một ngày bịt kín hai mắt lại thì mới đánh giá được chất lượng cuộc sống nhờ đôi mắt. Già thì mắt phải yếu đi, cảm giác về độ đậm cũng kém, thích nghi với bóng tối chậm và nhìn cố định không nét. Thủy tinh thể diều tiết kém nên không nhìn gần được, điều này ảnh hưởng chất lượng cuộcsống rất rõ, vì làm gì cũng phải đeo kiếng. Những nguyên nhân gây mù thường gặp là mắt hột, quáng gà, đục thủy tinh thể (cườm khô), và cườm nước (glaucoma). Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO), người mù vì cườm khô đã chiếm hơn 40% số người già bị mù. Chín phần mười các trường hợpcườm khô là do tuổi già, cơ thể suy yếu; số còn lại là do các bệnh tiểu đường, chấn thương, suy dinh dưỡng…Khi thấy mắt bị mờ dần, có đốm đen bay bay rồi cố định lại một chỗ, không đau nhức, không đỏ, tưởng là kính không đúng độ mà đo kính nào cũng không vừa thì phải nghĩ đến cườm khô. Hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa được cườm khô, chỉ có cách là phải mổ để thay thủy tinh thể đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo hoặc đeo kính để điều tiết. Hiện nay có những kỹ thuật mới để mổ cườm khô, đặt thủy tinh thể nhân tạo rất tiện lợi. Sau mổ, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường ngay. Riêng cườm nước là một bệnh hết sức nguy hiểm vì dẫn đến mù lòa. Nếu được phát hiện sớm thì có thể tránh được mù. Bệnh cườm nước cấp tính gây nhức đầu dữ dội, có khi nhức nửa đầu kèm theo ói mửa, mắt đỏ, căng cứng, con ngươi nở lớn. Trường hợp này phải đến ngay bệnh viện có chuyên khoa mắt. Dạng cườm nước mạn tinh tiến triển âm thầm, chỉ thấy hơi đau mắt, xốn mắt, mỏi mắt và mờ dần. Nhiều người tưởng tại mình có tuổi nên mắt kém, không đo nhãn áp để chẩn đoán kịp thời.
Người lớn tuổi cũng thường nghe kém, lãng tai. Lãng tai một chút cũng hay, khỏi phải nghe những lời nói xấu mình! Cái gì khoái thì nghe không thì thôi. Từ 65 tuổi trở đi có hơn một phần ba số người bị lãng tai. Nghe kém sẽ làm cho việc truyền thông khó khăn hơn, có thể gây nguy hiểm trong giao thông, đi lại. Ngày nay có những dụng cụ trợ thính dễ sử dụng và rẻ. Ở các nước phát triển cứ ba người có tuổi thì một người mang máy điếc, nhờ đó họ có thể giao tiếp tốt hơntham gia vào các hoạt động xả hội, giúp họ cảm thấy sảng khoái, không bị coi là tàn phế nữa. Ở ta, nhiều người không ưa máy điếc vì nó ồn ào lại làm cho ta nghe rõ những “sự thật đau lòng”. Một vở kịch kể chuyện hai vợ chồng già, ông nói gà bà nói vịt nhưng rất hạnh phúc bên nhau, đến khi các con hiếu thảo gởi về cho mỗi người một cái máy điếc thì bắt đầu cãi vã nhau suốt ngày. Cuối cùng cả hai phải liệng cái máy điếc vào sọt rác!
Chúng ta không chăm sóc bản thân mình mà để cho cơ thể làm việc đến hao mòn, vì vậy nó dễ bị hư hỏng sớm. Khi chúng ta còn khỏe mạnh, còn sung sức, thì chúng ta bóc lột ngay chính bản thân mình, bóc lột các bộ phận trong cơ thể, bóc lột những khả năng của mình mà không hề cân nhắc, không hề nghĩ tới hậu quả. Ở lứa tuổi 50 tôi vẫn chưa chú ý lắm đến sức khỏe của mình…” Viện sĩ Miculin 90 tuổi viết như thế. Hiện nay mỗi sáng ông chạy bộ, tập thể dục đều đặn, chơi quần vợt, ăn uống điều độ. Ông nói “Tôi cảm thấy 30 năm trước đây tôi đã già yếu hơn nhiều so với bây giờ”!
(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 104)