Cây HOÀN NGỌC
(Pseuderanthemum Palatiferum Radik)
::: Thái Thụy Vy :::
Thời buổi này mà nói có loại dược thảo trị được ung thư chắc chắn sẽ bị cười vào mặt vì ai cũng biết ung thư là một bịnh nan y.
Nhưng trên thực tế đã có người khỏi bệnh như nhà báo Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong ở Virginia và Trung Tá KQ Bùi Hoàng Khải.
Trước đây, tôi có nghe nói tới cây Xạ Đen (Celastrus Hindubenth), còn gọi là cây Dây Gối Ấn Độ hay Thanh Giang Đằng của người Mường ở miền Thượng Du Bắc Việt trị được Ung Thư tôi đã nghĩ ngay đến những vụ bốc thổi quá đáng về mặt thương mại vì số người chết nhiều thứ nhì về bịnh nan y trên thế giới ngày nay là bệnh Ung Thư sau bệnh về tim mạch .
Tác giả bài nầy chỉ đề nghị một phương pháp trị liệu thay thế (alternative) . Phước chủ may thầy. Các bệnh nhân mà bác sĩ chê. Còn nước còn tát. Trời ngó lại . Biết đâu ???.
Có nhiều bệnh mà chúng ta chỉ có cách dùng phẩu thuật ngoại khoa (surgery) để giải quyết cấp bách như bệnh sưng ruột dư ( appendicite) hay có thai ngoài tử cung (grossesse extra)Nhưng có nhiều bệnh phải cần tới đầu óc cởi mở (open mind) nhất là khi Tây Y đã bó tay.
Trong bài Kim Thất Tai trước tôi có đề cập tới cây Hoàn Ngọc. Mới đây tôi nhận được tài liệu cây này từ Thụy Sĩ. Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.
Bài vỡ lòng ở trường Dược là:”Khi ta đem một chất hóa học vào cơ thể, nó là một chất ngoại lai có độc tính mục đích là để đánh đổi với một bệnh trạng nào đó”. (Tây Y gọi là side effects).
Ngày nay, ai lại không có một lần bỏ vô miệng chất độc với một mục đích dễ hiểu.
Dược thảo cũng có nhiều thứ có độc tố. Ví như nhựa cây Curaré mà thổ dân Nam Mỹ dùng để tẩm tên độc săn bắn. Nếu dùng liều lượng nhỏ nó sẽ là thuốc tê. Đồng bào Thượng ở Việt Nam biết dùng một loại dây leo để thuốc cá…
Cây Hoàn Ngọc thuộc họ Acanthaceae, còn có tên là cây Tù Lình, cây Nhật Nguyệt hay cây Con Khỉ, cây Xuân Hoa , cây Thần dưỡng sinh, cây Trắc Mã, cây Điền Tích, cây Lan Điều . Tên khoa học là Pseuderanthemum Palatiferum Radik (Nees) .
Như chúng ta đã biết Đông Y xuất xứ từ các thầy võ qua sự bắt chước các thú vật biết tự tìm lấy cây lá mà chữa bệnh hoặc chữa thương. Nên cây nầy có tên Con Khỉ vì khỉ đã ăn để chữa bịnh thủng ruột. Sau đổi tên Hoàn Ngọc vì nó có hiệu quả trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do chơi nghịch lỡ đá vào háng của nhau.
Theo Giáo Sư Bác sĩ Phạm Khuê chuyên gia bệnh học tuổi già, hội trưởng những người cao niên toàn quốc thì cây Hoàn Ngọc là một món quà của thiên nhiên tặng cho con người. Nó có tác dụng thật đa năng từ phục hồi sức khỏe đến chữa bịnh thông thường cũng như bệnh hiểm nghèo.
Đây là một loại thuốc cứu tinh trong nhiều trường hợp cấp bách, kể cả khi không rõ căn bệnh. Khi dùng có tác dụng tự điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu thì điều trị chỗ đó.
Theo Đông Y, đó là tác dụng cân bằng Âm Dương. Vì vậy còn có tên là cây Nhật Nguyệt.
Theo GS Phạm Khuê dùng chữ thần dược với cây thuốc này cũng không quá đáng. Câu hỏi ở đây là : “Tôi là một nhà nghiên cứu, tôi phải tự hỏi tại sao ăn lá cây thuốc nầy lại có tác dụng hiệu chỉnh cho cơ thể ổn định ? Vì kinh nghiệm dân gian chứng minh nó đã trị liệu thành công nhanh chóng các bệnh về suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, tiểu ra máu, tiểu rát… Đặc biệt là có những bệnh xem như đối nghịch nhau, cho một loại thuốc, vậy mà vẫn chữa khỏi cả.”
“Dùng lá tươi là chủ yếu. Lá tươi không có mùi vị gì như lá Kim Thất Tai. Nấu lá chín dùng như canh cũng được. Vỏ hay rễ cây Hoàn Ngọc, có thể chiết suất bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Liều lượng nhiều hay ít thuộc vào từng bệnh, từng tạng người. Thông thường nên ăn 1-4 lá, không nên quá 7-9 lá. Nếu quá liều có thể gây phản ứng nhẹ như choáng váng, nhưng chỉ sau 15 phút là khỏi. Gián cách giữa hai đợt ăn từ 7 giờ trở lên. Thường dùng ngày hai lần, trước khi ăn cơm. Không phải kiêng cử .”
Lá Hoàn Ngọc già thì đắng, có bột, lá non thì nhớt, không mùi, không có độc tố, vỏ và rễ có mùi như lá già, lá cây tươi có tác dụng kích thích thần kinh. Dùng nhiều có cảm giác say nhẹ trong thời gian ngắn. Nấu chín ăn như rau, không phản ứng gì, nếu dùng không đủ liều lượng thì không có tác dụng. Tăng giảm liều lượng tùy từng người.
Liều lượng: Dùng lá tươi, nam 7 lá , nữ 9 lá, rửa sạch, nhai nuốt, có thể nhấm nháp với tí muối. Tùy bệnh nặng nhẹ, và người bệnh già trẻ, lớn nhỏ khác nhau mà dùng từ 2-3 lần trong ngày. Theo dõi kết quả hoặc phản ứng sau khi ăn và sau một đến hai ngày mà thay đổi liều lượng và số lần ăn trong ngày cho thích hợp. Ăn lá vào buổi sáng khi bụng đói khi chưa ăn gì, các bữa ăn cách nhau 60-90 phút. Chú ý sau khi ăn xong, nằm yên tỉnh 15 phút duỗi thẳng chân tay, mắt nhắm không lo lắng, nghĩ ngợi lung tung.
Đó là thời gian tự điều chỉnh. Không thực hiện thời gian này thì kém hiệu quả.
Công dụng:
1- Bệnh Ung thư thời kỳ mới phát. Ngày ăn 2 lần hoặc hơn, tùy mức độ giảm đau, ăn thường xuyên người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, giảm đau rõ rệt.
2- Bệnh về gan thận: Viêm gan, xơ gan, cổ trướng ăn ngày 2 lần khi đói, hoặc dùng lá khô tán bột, hòa với cây tam thất, 1 liều lượng hai vị bằng nhau, đây là thuốc đặc trị xơ gan cổ trướng, các bệnh viêm thận cấp hoặc mãn tính như suy thận, đi đục, đái ra máu, ăn ngày 2 lần. Sau 15 ngày bệnh thuyên giảm rõ rệt.
3- Các bệnh về tiêu hóa: Như tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi…ăn ngày từ 2-3 lần đến khi khỏi. Có thể nấu canh nhạt mà ăn, khi đau ruột thừa cần ăn liều lượng cao 15 lá, sau hai tiếng cơn đau dứt. Sau đó nên đem vào bệnh viện để kiểm tra .
4- Bệnh có kèm chảy máu: Đái ra máu, chảy máu dạ dày, chảy máu mũi, thổ huyết…ăn từ 2-4 lần trong ngày, có thể sắc thuốc uống hoặc nấu canh ăn, tác dụng như Vitamine K.
5- Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, đường tiết niệu, đái gắt, đái buốt, đái đục, bị ngã, đánh thót hòn dái (nên gọi là Hoàn Ngọc), viêm sưng, ra máu bộ phận sinh dục.
6- Các u bướu, u phổi, u sơ phì nhiếp hộ tuyến: Cũng dùng như trên sẽ ăn ngủ tốt, riêng u sơ nhiếp hộ tuyến, điều trị đúng 10 ngày của hạ tuần trăng (từ ngày 20-30 âm lịch) phải chữa trong 3 tuần trăng ( 30 ngày trong 3 tháng ).
7- Các bệnh viêm, loét: Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội, trĩ ngoại, ăn liền một tuần, nếu uống rượu bệnh tái phát. Đau răng, sâu răng, viêm lợi, nhai lá với tí muối ngậm 5-10 phút.
8- Điều chỉnh huyết áp: ổn định thần kinh, ăn xong chợp mắt ngủ một lúc, liên tục ăn 5-7 ngày huyết áp cao hoặc thấp sẽ trở lại bình thường; khi rối loạn thần kinh thực vật, ăn lá vào buổi sáng, nằm yên tỉnh 15 phút, chiều tối hoặc hôm sau sẽ ổn định.
9- Trị cảm cúm: chấn thương, nâng cao sức đề kháng. Cảm cúm đau đầu, sốt, cứ 2 giờ là ăn một lần sau khi sốt, ăn cháo nấu với lá người khỏe trở lại. Vết thương kín thì nhai lá đắp, vết thương hở thì giã lá đắp và băng chặt, hoặc uống hoặc ăn cầm máu vết thương, chống viêm nhiễm, lá có tác dụng như kháng sinh và Vitamine K. Khi người cảm thấy mệt mỏi hoặc muốn nâng cao sức chịu đựng trong tập luyện nặng nhọc, nên ăn 5-7 lá trước 30 phút.
10- Trị cho súc vật: Trâu bò, chó mèo, gà vịt, chim bồ câu… bị ỉa chảy, động kinh dùng lá cho ăn, chữa được bệnh, kích thích tiêu hoá và làm tăng trưởng .
11- Điều trị bệnh phụ nữ: Không có ảnh hưởng đến tuyến sữa. Trẻ em thì phải giã lấy nước uống.
Cây Hoàn Ngọc được lưu truyền trong nhân dân. Ở Hà Nội thì các dược sĩ, bác sĩ, luơng y đã kịp thời trồng cây và ứng dụng để rút kinh nghiệm và phổ biến trong các hội nghị, trên báo “Thuốc và Sức khỏe” số 101 ngày 1/2/1997.
Tiến sĩ Trần Công Khanh viết:” Cho đến cuối năm 1996 tác dụng công nghiệp của cây Hoàn Ngọc chưa được nghiên cứu. Gần đây chúng tôi đã hướng dẫn sinh viên Dược Khoa nghiên cứu cây này để làm luận án Tiến Sĩ (xem website http://www.phuochiep.bravepages.com). Các phản ứng định tính sơ bộ xác định trong lá có chứa Coumarin, Sterol, Đường khử, Carotenoid và các Acid hữu cơ.
Phân tích dịch chiết của lá bằng Cột sắc ký, đã trích tinh được ba chất Sitoaterol B (khoảng 0.1% trong lá khô)â. Kiểm định tác dụng kháng vi sinh vật các cây trồng trổ hoa cho thấy nó có tính kháng Gram (-) và cả Gram(+) ở đường tiêu hoá.
Cây Hoàn Ngọc còn có tác dụng kháng Nấm ( đặc biệt loại E Scheri Chin Coli là một trong những vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá).
Bác sĩ Nguyễn Văn Ích viết:” Ở khu tập thể Nam Đòâng tôi đã dùng lá Hoàn Ngọc trị bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày, viêm họng, điều chỉnh huyết áp cao, viêm thần kinh tọa, và đau lưng tất cả đều có kết quả tốt.
Tôi dùng lá để trị u sơ nhiếp hộ tuyến (prostate), mỗi tháng uống 10 ngày cuối tháng âm lịch, mỗi ngày 9 lá. Uống được 3 tháng, tiểu tiện bình thường.
Chỉ cần một số bệnh ở Trại tập thể Nam Đồng đã được chữa trị bằng lá Hoàn Ngọc đủ cho tôi tự tin để khuyên mỗi người nên trồng một chậu vừa làm kiểng vưà làm thuốc trong gia đình “
“Tôi được biết ở vài nơi có người thực nghiệm chưã cai nghiện ma túy có kết quả tốt. Họ dùng một nửa lá khô và một nửa lá tươi sắc đặc uống trước khi lên cơn nghiện từ 60-90 phút. Ngày uống 2 lần, uống liên tục một tuần, sau đó ngửi thấy ma túy là kinh sợ nên cai nghiện rất triệt để.
Tuy nhiên trong thực tế có bệnh nhân dùng thì thấy khỏi, có bệnh nhân thì không khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau.”
Vì vậy ta nên trồng như chơi cây cảnh, rồi ứng dụng chữa bệnh giúp người trong nhà trước rồi mới xác định được tác dụng, hiệu quả một cách thực tế.
Hiện nay, chưa có cơ quan nào công nhận các loại dược thảo mới lạ ngoài các dược thảo thông dụng đã được FDA công nhận.
Tốt nhất là chúng ta nên dè dặt đợi những công trình nghiên cứu đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nếu bị Vô Phương Trị Liệu viếng thăm (terminally ill) thì cứ thử thời vận vì lá Hoàn Ngọc không bị coi là độc dược.
Theo psychosomatic (tự kỷ ám thị) nếu các bạn có suy nghĩ tích cực (positive) nó cũng giúp cho các bạn rất nhiều về sự đề kháng .
Với hình thức một bài viết tổng quát mà không được tiếp xúc từng bệnh nhân, với sự dè dặt thường lệ của nghề nghiệp, bài viết chỉ nêu lên các đề nghị (suggestions) mà chưa dám khẳng định khi chưa được biết các yếu tố khác như di truyền, dị ứng chẳng hạn .
Tôi muốn nhân bài này để giới thiệu các bạn vài môn thuốc gia truyền vừa rẻ tiền vừa công hiệu đã được chứng nghiệm để khỏi bị thất truyền với thời gian: (tôi đang gom góp để viết thành sách cùng với các loại thực phẫm bổ âm và bổ dương :Yin and Yang, thực phẫm nào có lợi cho sức khỏe v.v…)
1- Bị lên đàm khi ngủ: Dùng thịt ếch nấu với đậu đỏ ăn chừng ba con hết thì ngưng . Không nên nêm nếm gia vị sợ mất dược tính .
2- Bịnh Nấm Mồng Gà Hoa khế: Dùng phèn chua hơ trên ngọn lửa đừng để bị cháy, nghiền thành bột bóp dưới gốc Nấm Mồng Gà vài lần sẽ khỏi .
3- Bị bí đái: Lấy đọt tre khô nấu với Tim bấc uống như trà sẽ chảy re.
4- Bị Lát đồng tiền: (tiếng Miền Bắc còn gọi là Hắc Lào) . Lấy lá Kiến Cò phơi khô trộn với dầu hôi (kerosene) thoa vài lần là khỏi .
5- Thối tai: (nghiã đen chứ không phải nghiã bóng) Dùng sáp ong bào mỏng cuốn giấy thổi vào tai để hút mủ cho khô. Có thể lập lại nếu còn chảy mủ.
6- Thuốc an thần: Có rất nhiều người chưa bao giờ thấy được dược thảo hiếm có này tuy rất quen thuộc vì chu kỳ (cycle) nở hoa cuả nó là 60 năm: đó là bông tre . Hồi 1975 là năm tôi được thấy bông tre. Nó chùm lớn bông nhỏ không có gì đẹp. Giống bông Thiết Mộc Lan nhưng không thơm. Sau 75 một ông thầy Tàu ghé bác bên vợ tôi bảo:” Đất mộ nhà ông có của quý mà ông không biết”. Theo lời chỉ dẫn ông ra đất mộ thấy lủy tre nở bông . Ông nghe lời thầy Tàu đem về phơi khô để dành. Sau 75, nhiều cảnh đổi đời, ông Chánh Án Gia Định vì lo âu đã bị bịnh mất ngủ trầm trọng. Ông bác tôi cho ông dùng thử bông tre ông ngủ lại được bình thường .
Nó là thuốc an thần hiếm qúy vì thế mà có một sự trùng hợp khá kỳ thú là cũng năm đó con gấu đốm đen trắêng Panda bên Trung Hoa xém bị tuyệt chủng vì cây tre rừng đồng loạt trổ bông và chết sau đó khiến con Panda thiếu thức ăn ưa thích và cần thiết nên chết vô số, trong thiên nhiên chỉ còn hơn trăm con. ( Sở thú Washington D.C. phải mướn hai con Panda mỗi năm hai triệu đô la cho công chúng xem) Mãi mấy tháng sau măng mới mọc và có lá tre cứu giống Panda khỏi tuyệt chủng.
Bổ túc (17-08-2011):
Môt khám phá mới là cây Hoàn Ngọc chữa trị đươc 2 bệnh thông thường nhưng rất khó chữa:
- Bệnh vảy nến 1 (psoriasis) : nhai hoặc giả nhuyễn rồi đắp lên chỗ da bị vảy nến vài lần là khỏi
- Bệnh loét bao tử (ulcer): ăn lá Hoàn Ngọc vài tuần là hết loét.
No comments:
Post a Comment